Cần bảo vệ màu xanh đô thị

MTXD - Hà Nội là một trong hai đô thị lớn nhất mà vẫn không quá ồn ã, náo nhiệt. Đó là vì những cây xanh, nếu thành phố này ít cây xanh thì có thể nó sẽ thành một đô thị khô cằn và thiếu sự sống.

MTXD - Hà Nội là một trong hai đô thị lớn nhất mà vẫn không quá ồn ã, náo nhiệt. Đó là vì những cây xanh, nếu thành phố này ít cây xanh thì có thể nó sẽ thành một đô thị khô cằn và thiếu sự sống.

Hà Nội có một vẻ thanh lịch dịu hiền, một chút mộng mơ lãng mạn mà phần lớn do cây xanh mang lại. Và khi đi quanh hồ Hoàn Kiếm nhiều người tự hỏi, điều gì đã khiến cho hồ trở nên thơ mộng, quyến rũ? Vì lịch sử nghìn năm, vì câu chuyện “cụ rùa”, hay vì vị trí trung tâm? Tất nhiên rồi và một điều quan trọng ít ai để ý, đó là vì một quần thể cây xanh đa dạng, phong phú đã làm cho hồ thêm huyền thoại.

Hà Nội có nhiều cây xanh, có lẽ là một trong những thành phố nhiều cây xanh nhất nước. Cây xanh có nhiều nhưng tập trung vào một số loài. Đặc trưng nhất có lẽ là loài sấu. Sấu được trồng nhiều trong thành phố, dù có thể không phải là loài cây có số lượng nhiều nhất nhưng khó có thể hình dung được Hà Nội sẽ ra sao, nếu thiếu những hàng sấu cổ thụ gốc xù xì nhưng xanh ngắt, cho bóng mát quanh năm. Những cây sấu lớn nhất của Hà Nội nằm chủ yếu trên những con đường chính và ở trung tâm Thủ đô. Nổi tiếng nhất có lẽ là hàng sấu cổ thụ trên phố Phan Đình Phùng được người Pháp trồng. Hàng sấu này đã trở thành kiểu mẫu cho cây xanh Hà Nội, tán lá dày xanh mướt, thân cây dai chắc, ít gãy. Và mỗi độ cuối hè, khi sấu bắt đầu thay lá thì cả con phố trở thành khung cảnh đầy lãng mạn như trong các bộ phim tình yêu thi vị.

Ngoài phố Phan Đình Phùng, sấu còn được trồng trên phố Trần Phú, Trần Hưng Đạo và nhiều nơi khác. Tuy vẻ kiêu kỳ ở những con phố đó chưa bằng hàng sấu Phan Đình Phùng nhưng cũng đủ mang một vẻ đặc trưng quyến rũ của đường phố Hà Nội.

Sau sấu có lẽ đến xà cừ. Dù loài cây này không mấy lãng mạn nhưng được trồng ở Hà Nội khá nhiều. Những cây xà cừ đầu tiên cũng được người Pháp trồng, nhưng sau thấy không thật phù hợp với đường phố Hà Nội vì nhiều rễ ngang, thân cây quá lớn nên đã dừng lại. Sau năm 1954, không hiểu sao xà cừ được trồng trở lại và nếu tính đến những cây có thân to nhất thì có lẽ không loài nào vượt được. Xà cừ có mặt ở nhiều tuyến phố lớn và mang bóng mát quanh năm. Những hàng xà cừ nổi tiếng nhất có thể kể đến phố Hoàng Diệu, đường Láng, Bưởi, Hoàng Hoa Thám…     

Một loài cây cũng nổi tiếng, dù số lượng không nhiều, lại trồng ở phạm vi khá hẹp, chủ yếu ở phố Lò Đúc là sao đen. Gọi là sao đen vì thân cây xù xì, đen tuyền, rất dễ nhận ra khi đứng cạnh các loài cây khác. Cây có vẻ "cường tráng", thân cây thẳng, cao cả mấy chục mét, vượt cả những nhà cao tầng chênh vênh.

Một loài cây cũng làm phố phường thêm thơ mộng vào mỗi mùa hè là những cây điệp vàng. Điệp được trồng nhiều trên các phố Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Khánh Toàn, đường bờ hồ Tây… và mỗi khi loài cây này nở hoa, phố lại vàng rực rỡ...

Một loài cây nữa, tuy không nhiều nhưng cũng góp phần làm nên sự đặc sắc của cây xanh Hà Nội. Đó là cây sưa. Cứ mỗi độ tháng ba, trên phố Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trần Huy Liệu hay trong Công viên Bách Thảo, Thống Nhất… những cây sưa lại nở những bông hoa li ti, trắng muốt đến nao lòng. Đặc biệt, một phân chi của loài là sưa đỏ có giá trị kinh tế cao cũng được trồng nhiều ở Hà Nội. Nổi tiếng nhất có lẽ là quần thể sưa đỏ trên núi Nùng trong Công viên Bách Thảo. Nhưng cũng thương sao khi người ta phải quấn dây thép gai để bảo vệ và những cây sưa đỏ trồng rải rác trên các phố cũng luôn phải canh chừng cẩn mật vì sợ kẻ gian chặt trộm.

Và nhắc đến cây Hà Nội sẽ là thiếu sót nếu không nói đến hoa sữa. Người thích hoa sữa vì màu hoa trắng đục như sữa và hương thơm nồng nàn; nhưng cũng có người không ưa loài cây này bởi hương hoa quá đậm đặc, nhất là vào ban đêm. Hoa sữa được trồng nhiều ven hồ Thiền Quang, phố Quang Trung, đường Nguyến Du, Trần Duy Hưng…       

Nói đến cây xanh, không thể không nhắc đến quần thể cây xanh quanh hồ Hoàn Kiếm. Vì vị trí địa lý, lịch sử đặc biệt của mình, cây xanh ở hồ Hoàn Kiếm thơ mộng và được nhiều người chú ý hơn. Quanh hồ Hoàn Kiếm là một quần thể cây đặc hữu của Hà Nội: Sấu, xà cừ, phượng vĩ, đa, si, liễu, muồng, cơm nguội, chẹo, bàng, bằng lăng… Trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến cây gạo trên phố Đinh Tiên Hoàng, cây lộc vừng đại thụ, cây mõ chĩa cành ra mặt hồ… Cái điều lạ lùng ở đây cũng có thể kể đến sự tồn tại của cây gạo.

Ít ai ngờ rằng loài cây điển hình cho nông thôn Việt Nam lại được trồng ở khu trung tâm thành phố và ở nơi linh thiêng này. Tháng ba hoa gạo đỏ rực, cũng là lúc lộc vừng thay lá vàng cả một mảng hồ; mùa xuân hoa mõ tím phất phơ, bằng lăng, phượng vĩ lại đợi hè nở hoa, cơm nguội thay lá cuối thu... Quanh hồ Hoàn Kiếm gần như lúc nào cũng đủ màu sắc, dư vị của lá, của hoa…

Nói không quá rằng, nếu ít cây xanh thì Hà Nội chỉ còn một nửa vẻ đẹp nên mỗi khi có sự thay đổi, dịch chuyển cây xanh ở thành phố, người dân đều quan tâm. Âu cũng phải thôi, bởi cây xanh đã trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Cây xanh Hà Nội là hơi thở, là bầu trời và không gian sinh tồn sống và phát triển.

                                                                                                                                                                                 VL t/h

 

Các tin khác

Đà Nẵng: Huy động 200 người và phương tiện tham gia dập lửa vụ cháy rừng.
Đà Nẵng: Huy động 200 người và phương tiện tham gia dập lửa vụ cháy rừng.

Dưới thời tiết nắng nóng tại khu vực chân núi Bà Nà, thuộc xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang đã xảy ra vụ cháy rừng tự nhiên. Lực lượng chức năng đã huy động 200 người cùng phương tiện tham gia chữa cháy, khống chế dập tắt ngọn lửa.

TP.HCM: Ban hành Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu
TP.HCM: Ban hành Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu

MTXD - UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 22/2024/QĐ-UBND về việc Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu trên địa bàn TP.HCM.

Đề xuất giải pháp phục hồi hệ sinh thái sông Tô Lịch trong khát vọng biến thành công viên lịch sử - văn hóa- tâm linh trên đất Thăng Long- Hà Nội
Đề xuất giải pháp phục hồi hệ sinh thái sông Tô Lịch trong khát vọng biến thành công viên lịch sử - văn hóa- tâm linh trên đất Thăng Long- Hà Nội

​MTXD - Sông Tô Lịch trước đây vốn là một dòng sông trong xanh, mát mẻ, cùng với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp ở hai bên bờ tạo thành một lưu vực sông sầm uất đã gắn bó lâu đời cùng với người dân Hà Nội, đặc biệt là với người dân sinh ra và lớn lên hai bên bờ sông.

Long An: Thực hiện nhiều giải pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt mùa khô 2023-2024
Long An: Thực hiện nhiều giải pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt mùa khô 2023-2024

MTXD – Để kịp thời khắc phục tình trạng thiếu nước sạch cho sinh hoạt của người dân trong mùa khô năm 2023-2024, UBND tỉnh Long An yêu cầu các đơn vị liên quan theo dõi sát tình hình, tăng cường triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả với tình trạng thiếu nước do hạn, mặn.

Những mảng màu của rác tái sinh
Những mảng màu của rác tái sinh

MTXD - Có những gam màu nơi mà rác thải không chỉ được tạo vòng đời mới, mà còn kể nên câu chuyện về sự sống, môi trường và văn hóa. Sự tái sinh ấy được tạo tác lại bằng niềm đam mê, kỹ thuật tài hoa và một tấm lòng nhiệt thành của người họa sỹ.