Gương sáng bảo vệ môi trường

​MTXD - Nhận thức sâu sắc về tác động, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đối với môi trường sống, sinh hoạt có rất nhiều tấm gương sáng về bảo vệ môi trường đáng được tôn vinh.

MTXD - Nhận thức sâu sắc về tác động, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đối với môi trường sống, sinh hoạt có rất nhiều tấm gương sáng về bảo vệ môi trường đáng được tôn vinh.

Đi đầu là các cơ quan, đơn vị

Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị ô nhiễm, khí hậu biến đổi, thời tiết diễn biến bất thường thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành, địa phương.

Hồ Chủ tịch – một tấm gương đạo đức vĩ đại trong suy nghĩ của người dân Việt Nam, luôn đề cao vấn đề bảo vệ môi trường. Ngay từ những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã có nhiều bài viết đăng trên các báo về việc bảo vệ môi trường, phê phán chủ nghĩa thực dân khai thác tài nguyên hủy hoại môi trường ở các nước thuộc địa. Ngoài ra, đi đến bất kỳ nơi nào, Bác cũng có những hành động cụ thể để cải thiện môi trường sống ở đó. Những tư tưởng và việc làm của Bác đã ảnh hưởng rất nhiều đến thế hệ sau này.

Tại nhiều cơ quan, vấn đề giữ gìn môi trường làm việc sạch sẽ luôn được đặt lên hàng đầu. “Tôi thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng trong việc bảo vệ môi trường. Những tư tưởng và việc làm của Bác giúp tôi hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, nhất là trong thời điểm môi trường đang ô nhiễm như hiện nay. Bản thân tôi cũng biết hạn chế sử dụng túi nilong và chai nhựa để thay thế bằng chai thủy tinh, trồng các chậu cây nhỏ tại nơi làm việc để góp phần cải thiện môi trường”- chị H cho biết.

Về công tác phối hợp bảo vệ môi trường ngoài sự chỉ đạo của  lãnh đạo đơn vị mà còn xác định đây cũng là nhiệm vụ chính trị, là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác dân vận. Mặt khác, lãnh đạo đơn vị phải nhận thức sâu sắc rằng, khái niệm và tiêu chí về “địa bàn an toàn” phải bao gồm cả môi trường sống trong sạch, không bị ô nhiễm. Để thu được kết quả quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng đời sống, sinh hoạt của bộ đội và nhân dân trên địa bàn thì phải luôn coi đây là nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ mục tiêu hàng đầu, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và khắc phục sự cố môi trường. Khéo léo vận dụng linh hoạt công tác dân vận chung tay, phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, và quần chúng nhân dân.

Một số việc làm tiêu biểu của các cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường

Bà cụ tự nguyện dọn rác ngót cả thập kỷ

Đã hơn chục năm qua, mỗi buổi sáng thức dậy là người dân tổ dân phố số 24, phường Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) lại thấy đường ngõ mình đi qua sạch sẽ, thông thoáng như có một "phép màu". Thế nhưng, "phép màu" đó lại đến từ tấm lòng của một cụ bà năm nay đã ở tuổi bát thập, đó là cụ Đinh Thị Quý (sinh năm 1938).

 

Cụ Đinh Thị Qúy bên "đồ nghề" của mình. (Ảnh baotainguyenmoitruong.vn)

Với 11 năm làm vệ sinh không công cho khu phố, năm 2017 cụ Đinh Thị Quý đã vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai tặng bằng khen với danh hiệu “Người tốt, việc tốt”.

Chị Nguyễn Thị Hào - chi Hội trưởng thôn Xuân Quý, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là cán bộ Hội nhiệt tình, trách nhiệm với hơn 13 năm gắn bó với công tác Hội. Hoạt động nổi bật trong công tác của chị phải kể đến đó là công tác vận động chị em trong chi Hội tham gia xây dựng nông thôn mới. Chị Hào xác định người “đầu tàu” làm gương phải là bản thân chị. 

Trong “tiêu chí môi trường”, chị đã đi đầu trong công tác vận động bà con tham gia xây dựng đoạn đường phụ nữ tự quản, xây dựng mô hình thu gom rác thải thành công với 100% hộ tham gia.Thôn của chị cũng là thôn điểm xây dựng nhà chứa rác tập trung với kinh phí hơn 5 triệu đồng từ nguồn đóng góp của chị em phụ nữ trong thôn; chị vận động chị em duy trì quét dọn vệ sinh đường làng mỗi tháng/lần để đảm bảo cảnh quang môi trường sạch sẽ.

Người phụ nữ nghị lực khởi nghiệp từ rác

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở làng chài ven biển, lại mồ côi từ nhỏ, người phụ nữ ấy hoàn toàn không biết gì về công nghệ sinh học (CNSH) nhưng lại thành công với chế phẩm đặc biệt từ… rác thải. Bà là Trịnh Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH MTV CNSH Minh Hồng (Đà Nẵng).

Bà Trịnh Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH MTV CNSH Minh Hồng (Đà Nẵng). (ẢnhDanviet.vn)

30 năm làm sạch kênh ô nhiễm

Giữa TP. Hồ Chí Minh - đô thị sầm uất bậc nhất cả nước, có một cụ ông suốt 30 năm nay vẫn hàng ngày lặn lội, cần mẫn vớt rác dưới dòng kênh hôi thối Cầu Mé (quận 11). Đó là ông Phạm Văn Tân (77 tuổi), ngụ đường Lạc Long Quân, phương 3, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Văn Tân đang cần mẫn vớt rác dưới dòng kênh Cầu Mé

à người gắn bó từ bé với dòng kênh này, ông cho biết, ngày xưa, khi dân cư thưa thớt, dòng kênh sạch đến mức có thể tắm được. Nhưng từ ngày đô thị hóa, nhiều hộ dân chuyển đến đây sinh sống đã xả thẳng rác thải xuống, bịt kín dòng kênh, nước tù đọng hôi thối nồng nặc...

Thấy con kênh bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nhiều đến người già và trẻ nhỏ, từ những năm 1980 ông Tân tình nguyện đi vớt rác khai thông dòng kênh đen.

Đồ nghề vớt rác của ông Tân rất đơn giản, chỉ có chiếc gậy tự chế có móc sắt ở đầu để kéo rác lên bờ, chờ xe chở rác tới lấy. Nhưng xe rác chỉ một tuần lấy một lần, nên rác ông dọn lên bờ nhiều lúc nằm chất đống.

Dù phải dùng tay móc rác nhưng ông Tân không dùng bao tay, khẩu trang, bởi “dùng bao tay không thể móc được rác nằm bám dưới đất”. Có hôm, tay ông cứa phải mảnh kim loại chảy máu, cũng có lúc bị chiếc kim tiêm đâm vào tay. Dù công việc nguy hiểm nhưng suốt 30 ông vẫn miệt mài với hy vọng làm sạch dòng kênh gắn bó với mình.

                                                                                                                        VŨ LAM (t/h)

 

 

 

Các tin khác

Đà Nẵng phấn đấu 90% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả tại địa bàn khu dân cư
Đà Nẵng phấn đấu 90% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả tại địa bàn khu dân cư

MTXD - Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một tăng dẫn đến lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của thành phố tăng nhanh qua từng năm. Việc tổ chức thực hiện phân loại tại nguồn sẽ tăng cường công tác quản lý chất thải rắn của thành phố, phù hợp với chiến lược quốc

Lâm Đồng: Kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP Đà Lạt và Bảo Lộc
Lâm Đồng: Kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP Đà Lạt và Bảo Lộc

MTXD – UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản giao các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các dự án kinh doanh bất động sản tại TP.Đà Lạt và TP.Bảo Lộc.

Hưng Yên – Vùng đất bình yên và hưng thịnh
Hưng Yên – Vùng đất bình yên và hưng thịnh

MTXD - Hưng Yên là nơi bồi lắng, hội tụ và lan tỏa sự phong phú, độc đáo của vùng văn hoá châu thổ sông Hồng. Đây là những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của Hưng Yên.

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon
Tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Chiến thắng Điện Biên Phủ từ hiệu lệnh trên đồi A1
Chiến thắng Điện Biên Phủ từ hiệu lệnh trên đồi A1

MTXD - Tiếng bộc phá ngàn cân nổ trong đường hầm dưới đồi A1 (Điện Biên Phủ) như tiếng chuông báo hiệu giờ tàn cho tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Nếu chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, thì tiếng nổ trên đồi A1 thực sự là âm thanh đầu tiên của sự kiện ấy.