Quảng Nam: di sản văn hóa Mỹ Sơn có tân Giám đốc Ban Quản lý

Ban Quản lý tập trung đổi mới chất lượng dịch vụ, xây dựng các chương trình bảo tồn hợp tác quốc tế, làm tốt nhiệm vụ bảo tồn, thu hút khách, phát triển Di sản văn hóa Mỹ Sơn xứng tầm di sản thế giới.

MTXD – Ban Quản lý tập trung đổi mới chất lượng dịch vụ, xây dựng các chương trình bảo tồn hợp tác quốc tế, làm tốt nhiệm vụ bảo tồn, thu hút khách, phát triển Di sản văn hóa Mỹ Sơn xứng tầm di sản thế giới.

Tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, khu du lịch Thánh địa Mỹ Sơn cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 69km mất một tiếng đi xe máy, cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20km và cách phố cổ Hội An khoảng 35km là một tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, e ấp nép mình trong một thung lũng có bán kính 2km, được bao quanh bởi núi đồi và cây cối hoang dã, Thánh địa Mỹ Sơn luôn ẩn chứa trong mình một vẻ đẹp huyền bí cuốn hút các nhà thám hiểm muốn khám phá và chinh phục. Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 ngôi đền được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ mang nhiều dòng chữ quan trọng bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. Di tích này đã bị quên lãng cho đến năm 1898, một người Pháp cùng đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra khu di tích nằm ẩn mình trong rừng, giữa lòng thung lũng xung quanh được 2 ngọn núi hùng vĩ che chở.

Thánh địa Mỹ Sơn luôn ẩn chứa trong mình một vẻ đẹp huyền bí cuốn hút các nhà thám hiểm muốn khám phá và chinh phục. 

Theo Ban Quản Lý (BQL) Di sản Văn hóa Mỹ Sơn cho biết, toàn bộ di tích Mỹ Sơn được chia thành 4 khu vực: A, B, C. Trong đó Khu vực A: Là nơi du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ quần thể đền tháp. Phần lớn các công trình ở khu vực này đang trong quá trình trùng tu; Khu vực B: Là nơi có 1 tháp chính và 3 tháp phụ. Khu vực này tọa lạc tại đồi phía tây; Khu vực C: Nơi đây tập hợp rất nhiều đền, tháp, bia ký, các bức phù điêu, những tác phẩm điêu khắc ấn tượng, độc đáo nhất tại Thánh địa Mỹ Sơn. Khu C nằm ở đồi phía nam và là địa điểm mà khách du lịch chắc chắn không nên bỏ lỡ khi tham quan quần thể di tích này.

Sau 6 năm triển khai (2016-2022), di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã được gia cố, trùng tu, tôn tạo hoàn chỉnh các nhóm tháp K, H, A, trả lại dáng vẻ ban đầu như khi người Pháp phát hiện. Trong quá trình phát lộ trùng tu đã phát hiện hàng trăm hiện vật có giá trị, nhiều hiện vật lần đầu mới phát hiện tại Mỹ Sơn. Trong đó có tượng thần bằng đá phát hiện ở khu tháp A, bức phù điêu trong lòng tháp A13 tương đối khác lạ so với các công trình kiến trúc được điêu khắc trong lòng tháp của kiến trúc Champa. Đối với Khu tháp K, các chuyên gia đã phát lộ, khai quật với diện tích hơn 400 m2. Trong quá trình bóc tách, di chuyển lớp đất sâu 60-80 cm đã phát hiện tháp K có hai cửa ở 2 hướng Đông - Tây và 2 bức tường thấp chạy song song, kéo dài về hướng khu E, F…. BQL Di Sản Văn hóa Mỹ Sơn cho biết thêm.

Sau 6 năm triển khai (2016-2022), di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã được gia cố, trùng tu, tôn tạo hoàn chỉnh các nhóm tháp K, H, A, trả lại dáng vẻ ban đầu như khi người Pháp phát hiện. 

Trong quá trình trùng tu và phục chế các đền tháp, một chuyên gia người Ấn Độ đã phát hiện ra con đường này. Đây là con đường cổ dẫn thẳng tới trung tâm khu Thánh địa Mỹ Sơn với chiều rộng 8m, hai bên là hai bờ tường song song được chạm khắc tinh tế và chôn trong lòng đất ở độ sâu 1m. Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, đây là con đường dẫn thẳng tới vùng trung tâm di sản, nơi có tòa tháp cổng lớn dùng để cúng tế mà chỉ có vua chúa và các thành viên hoàng tộc, các chức sắc cao quý của Chăm Pa cổ mới được phép đi vào. Hệ thống tường bao 2 bên con đường được chạm khắc tinh tế và khéo léo. Sự phát hiện quan trọng này đã góp phần tăng thêm các giá trị lịch sử lâu đời mà di sản thánh địa Mỹ Sơn đem lại.

Mới đây, UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vừa công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn đối với ông Nguyễn Công Khiết, thời gian bổ nhiệm 5 năm (2024 - 2029). Được biết, ông Nguyễn Công Khiết là một trong những người đầu tiên đến làm việc tại khu đền tháp Mỹ Sơn. Tính đến nay, ông đã gắn bó với khu di tích này gần 30 năm. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, ông Nguyễn Công Khiết là Phó Giám đốc của đơn vị này. Ông Khiết sinh ngày 10/9/1972, quê quán thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên. Trình độ chuyên môn: Cử nhân văn hóa, ngành Bảo tồn bảo tàng; Cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ tiếng Anh; Thạc sỹ ngành Quản lý công.

UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vừa công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn đối với ông Nguyễn Công Khiết, thời gian bổ nhiệm 5 năm (2024 - 2029).

Dự và trao quyết định bổ nhiệm, ông Phan Xuân Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên bày tỏ mong muốn trên cương vị mới, ông Nguyễn Công Khiết phát huy năng lực, trí tuệ, cùng tập thể Ban Quản lý tập trung đổi mới chất lượng dịch vụ, xây dựng các chương trình bảo tồn hợp tác quốc tế, làm tốt nhiệm vụ bảo tồn, thu hút khách, phát triển Di sản văn hóa Mỹ Sơn xứng tầm di sản thế giới. Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Công Khiết cho biết, sẽ tiếp tục phát huy các thành quả các thế hệ đạt được, tập trung vào công tác thực hiện nhiệm vụ hoàn thành quy hoạch Mỹ Sơn, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu du khách.

Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang đậm nét kiến trúc riêng biệt mà nơi đây còn mang đậm nét văn hóa của người Chăm với những vũ điệu Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển. Độc đáo với những vũ điệu dâng lễ chính là điệu múa thiêng hướng vọng thần linh ở các ngôi đền tháp. Dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, Thánh địa Mỹ Sơn đón số lượng du khách tới tham quan nghỉ lễ, 100% khách tới tham quan là khách quốc tế từ Ấn Độ, Úc, Đài Loan… Theo đó, ngày 27/4 có 1.793 khách tham quan, tương đương với gần 190 triệu đồng tiền vé. Ngày 28/4 có 1.440 khách, tiền vé thu được (gồm cả vé tham quan và vé dịch vụ) là trên 200 triệu đồng. Số khách nội địa tham quan Mỹ Sơn mỗi ngày chỉ loanh quanh chừng 100 lượt.

Khu đền tháp Mỹ Sơn gần đây đã ghi nhận sự phục hồi du lịch mạnh mẽ. Nhiều hạng mục, chương trình phục vụ tham quan được đầu tư khiến điểm đến này ngày càng hấp dẫn. 

Về số lượng khách tham quan hai ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ dài ngày dịp 30/4 và 1/5, ông Nguyễn Công Khiết – Giám đốc Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn cho biết; “Lượng du khách tới với Di tich văn hóa Mỹ Sơn có tăng nhưng không nhiều. Thậm chí con số này tương đương với một vài ngày trong tháng 4. Do tính chất đặc thù của di sản Mỹ Sơn nên khách đến đa phần là khách quốc tế. Dịp lễ 30/4, 1/5 này chủ yếu là kỳ nghỉ của khách nội địa. Cho nên lượng vé bán ra ở Mỹ Sơn không có nhiều thay đổi” ông Khiết nói.

Khu đền tháp Mỹ Sơn gần đây đã ghi nhận sự phục hồi du lịch mạnh mẽ. Nhiều hạng mục, chương trình phục vụ tham quan được đầu tư khiến điểm đến này ngày càng hấp dẫn. Trong quý 1 vừa qua, khu đền tháp Mỹ Sơn đón gần 123.000 lượt khách, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế ước đạt gần 110.000 lượt, khách Việt khoảng hơn 12.400 lượt.

Hữu Văn

Các tin khác

Đắk Nông: Tổ chức Lễ phát động “ Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán năm 2024
Đắk Nông: Tổ chức Lễ phát động “ Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán năm 2024

MTXD - Ngày 17/5, tại TP.Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán năm 2024.

Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 98 của Quốc hội về lĩnh vực quy hoạch xây dựng trên địa bàn TP.HCM
Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 98 của Quốc hội về lĩnh vực quy hoạch xây dựng trên địa bàn TP.HCM

MTXD - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội là việc làm có ý nghĩa rất lớn, liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của TP.HCM. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp một số khó khăn vướng mắc về xác định vị trí, quy mô diện tích quỹ đất bố trí nhà ở xã hội…

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

MTXD - Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (kỳ cuối)
Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (kỳ cuối)

​MTXD - Thủ đô Bangkok Thái Lan đã và đang xây dựng năm giếng ngầm lớn có sức chứa lên...

Việt Nam – Trung Quốc “bắt tay” phát triển ngành công nghiệp Điện và Năng lượng
Việt Nam – Trung Quốc “bắt tay” phát triển ngành công nghiệp Điện và Năng lượng

MTXD - Chiều 16/5, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Phát triển ngành điện lực Trung Quốc – ASEAN Kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc.