Khai thác đa dạng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu ngành gạo

​MTXD - Đây là mục tiêu chính của Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề “Đánh giá tình hình xuất khẩu và định hướng công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường gạo năm 2024” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức vào ngày 29/2 tại Hà Nội.

MTXD - Đây là mục tiêu chính của Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề “Đánh giá tình hình xuất khẩu và định hướng công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường gạo năm 2024” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức vào ngày 29/2 tại Hà Nội.

Lúa gạo là hàng hóa thiết yếu với trên 50% dân số trên thế giới tiêu thụ hàng ngày và được xếp vào mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh tình hình thương mại gạo toàn cầu chịu tác động bởi nhiều yếu tố (lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số quốc gia như Ấn Độ, Nga, UAE; Nga tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen; hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng lương thực tại nhiều quốc gia;…) đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo của các nước trên thế giới.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng

Việt Nam là một trong 03 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, nên tất cả sự thay đổi về chính sách, biến động về cung cầu và khuynh hướng giá cả của các quốc gia tiêu thụ gạo trên thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến ngành gạo Việt Nam.

Báo cáo về tình hình xuất khẩu gạo năm 2023, ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã xuất khẩu 8,13 triệu tấn gạo với trị giá 4,67 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 575 USD/tấn, tăng 18,26% so với mức bình quân năm 2022.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng

Về thị trường, khu vực thị trường châu Á tiếp tục là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất trong năm 2023, đạt hơn 6 triệu tấn, chiếm 75% tổng lượng xuất khẩu, tăng 22,8% so với năm 2022; tiếp đến là châu Phi với kết quả xuất khẩu đạt gần 1,34 triệu tấn, chiếm 16,5% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng gần 7,2%. Khu vực thị trường châu Âu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 1,6%) nhưng vẫn đạt 132,6 nghìn tấn.

Năm 2024, trong bối cảnh theo nhiều chuyên gia dự báo tình hình thế giới vẫn sẽ có nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gạo đã có những tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm. Ước tính sơ bộ đến hết tháng 01 năm 2024, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 27 thị trường với khối lượng trên 512 nghìn tấn, trị giá 362 triệu USD, tăng 42,8% về lượng và tăng 94,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, theo nhiều dự báo, giá gạo sẽ còn tăng trong năm 2024 do nguồn cung bị thắt chặt, trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia có xu hướng gia tăng, cụ thể, thương mại gạo toàn cầu tiếp tục chịu tác động từ việc Ấn Độ thực hiện chính sách tạm ngừng xuất khẩu gạo, cùng với đó, nguồn cung gạo toàn cầu được dự báo sẽ không còn dồi dào khi nguồn cung chính chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu là Ấn Độ sẽ giảm 4 triệu tấn so với niên vụ trước, chỉ còn 132 triệu tấn; các thị trường khác như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia,… cũng được dự báo giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu.

Tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2023-2024 được dự báo ở mức 167,2 triệu tấn, giảm 8,6 triệu tấn so với niên vụ trước và là lượng tồn kho thấp nhất trong 6 niên vụ trở lại đây.

Tuy nhiên, tín hiệu khả quan trong dự báo nhập khẩu vẫn xuất hiện tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Indonesia, Philippines; các thị trường Việt Nam có lợi thế với các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết như khối EU, Hàn Quốc, Nhật Bản; hay các thị trường phát triển có nhiều tiềm năng như Hoa Kỳ hay các quốc gia Trung Đông.

Trước bối cảnh thị trường với cơ hội và thách thức đan xen, để tiếp tục triển khai thực hiện những nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đảm bảo mục tiêu điều hành, tận dụng tốt cơ hội để tiếp tục xuất khẩu tốt sang các thị trường truyền thống và tiếp cận, gia tăng thị phần tại các quốc gia còn nhiều tiềm năng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu gạo, đồng thời cập nhật thông tin thị trường, kiến nghị thực tiễn từ nhu cầu xúc tiến xuất khẩu của các địa phương, doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp, kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển thị trường gạo trong năm 2024, Bộ Công thương tổ chức chương trình Hội nghị giao ban với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 02/2024 với chủ đề: "Đánh giá tình hình xuất khẩu và định hướng công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường Gạo năm 2024".

Hội nghị không chỉ là nơi để đánh giḠnhận định những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo, mà còn là cơ hội để các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp ngành gạo chia sẻ thông tin, đề xuất các giải pháp trong công tác phát triển thị trường, xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành gạo khai thác đa dạng các thị trường xuất khẩu cũng như xây dựng, nâng cao vị thế thương hiệu ngành gạo.

Thanh Tùng – Văn Trì

 

Các tin khác

Bắc Giang tập trung đổi mới, nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư
Bắc Giang tập trung đổi mới, nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư

MTXD - Dưới sự sát sao và tập trung của các cấp, ban ngành, các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) tại tỉnh Bắc Giang đã và đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Dự báo thị trường bất động sản Đà Nằng và vùng phụ cận sẽ phục hồi rõ nét ở từng phân khúc trong Quý 3/2024
Dự báo thị trường bất động sản Đà Nằng và vùng phụ cận sẽ phục hồi rõ nét ở từng phân khúc trong Quý 3/2024

MTXD - Trong Quý 2/2024, phần lớn nguồn cung bất động sản nhà ở tại thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận đến từ hàng tồn kho của những dự án cũ, thị trường chưa ghi nhận sự ra hàng sôi động ở các dự án mới.

TP.HCM: Marina Central Tower chính thức cho thuê văn phòng và mặt bằng bán lẻ tại quận 1
TP.HCM: Marina Central Tower chính thức cho thuê văn phòng và mặt bằng bán lẻ tại quận 1

Ngày 19/7, Masterise Homes chính thức ra mắt và bắt đầu cho thuê tòa nhà Marina Central Tower – tòa nhà thương mại đẳng cấp thế giới tọa lạc tại số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

TP.HCM: UBND xã Vĩnh Lộc A phản hồi báo chí liên quan đến dự án Sen Vàng Town
TP.HCM: UBND xã Vĩnh Lộc A phản hồi báo chí liên quan đến dự án Sen Vàng Town

MTXD – Mới đây, phóng viên Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng đã nhận được nội dung phản hồi của UBND xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh, TP.HCM) liên quan đến dự án “ma” Sen Vàng Town.

Hà Tĩnh: Vinhomes IZ bỏ hơn nửa tỷ USD làm khu công nghiệp ô tô tại Vũng Áng
Hà Tĩnh: Vinhomes IZ bỏ hơn nửa tỷ USD làm khu công nghiệp ô tô tại Vũng Áng

​MTXD - Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 639/QĐ-TTg ngày 13/7/2024 chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinhomes Vũng Áng cho Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes (Vinhomes IZ)