Những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phổ biến trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

​MTXD - Xây dựng cơ bản là xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội, bằng nguồn vốn của Nhà nước, nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như phục vụ lợi ích của mọi người, mọi ngành trong xã hội.

MTXD - Xây dựng cơ bản là xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội, bằng nguồn vốn của Nhà nước, nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như phục vụ lợi ích của mọi người, mọi ngành trong xã hội.

Theo đó, xây dựng cơ bản có những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Về lĩnh vực đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên

Xây dựng cơ bản có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, như: lĩnh vực dân dụng, lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, lĩnh vực giao thông... Mỗi một lĩnh vực gồm nhiều nội dung khác nhau.

Chẳng hạn, lĩnh vực dân dụng gồm: công trình nhà chung cư, trường học, cơ sở khám chữa bệnh…; các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình xử lý rác thải, xử lý bùn; các nhà máy nước, trạm bơm, bể chứa…

Ảnh minh họa 

Hiện nay, xây dựng cơ bản ở Việt Nam vẫn xác định là một trong các ngành kinh tế chủ chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Để tạo ra các điều kiện cơ sở vật chất cơ bản cho sự phát triển, xây dựng cơ bản cũng là một trong những ngành kinh tế khai thác, sử dụng rất nhiều tài nguyên, bao gồm tài nguyên không thể tái tạo được như: đất, khoáng sản, cát, đá, sỏi; tài nguyên có thể tái tạo được như: thực vật (khai thác gỗ của rừng), tài nguyên nước…

- Về nguồn vốn đầu tư xây dựng

Nguồn vốn sử dụng trong xây dựng cơ bản rất đa dạng. Các công trình xây dựng cơ bản có thể sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, nguồn vốn của khu vực tư nhân hoặc nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Một công trình xây dựng được xác định thuộc danh mục công trình xây dựng cơ bản khi công trình đó có sử dụng vốn của Nhà nước (có thể một phần hoặc 100% vốn của Nhà nước). Ngoài ra, các công trình xây dựng thuộc danh mục công trình xây dựng cơ bản thường sử dụng nguồn vốn lớn và dài hạn.

- Về thủ hưởng sản phẩn (kết quả) từ hoạt động xây dựng cơ bản

Sản phẩm hoặc kết quả từ hoạt động xây dựng cơ bản thường là các công trình có quy mô lớn, có giá trị sử dụng lâu dài và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: các quốc lộ, tỉnh lộ, các cầu, cảng, hồ, đập phục vụ giao thông, thủy lợi, thủy điện; các công sở, nhà máy, khu công nghiệp phục vụ sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế - xã hội; các công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa, công viên, sân vận động, nhà hát…

Các sản phẩm được tạo ra từ hoạt động xây dựng cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như phục vụ lợi ích của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.

 

Hội thảo khoa học "Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản" tại Học viện CSND

Như trên đã đề cập, xây dựng cơ bản được tiến hành trên phạm vi rộng lớn. Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành, các công trình thuộc danh mục công trình xây dựng cơ bản được phân loại thành 05 nhóm sau đây:

- Nhóm các công trình dân dụng như: nhà (chung cư, trụ sở làm việc); trường học (nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường phổ thông các cấp, trường đại học và cao đẳng…); cơ sở khám, chữa bệnh (bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, nhà điều dưỡng…); các công trình thể thao (sân vận động, nhà thi đấu); các công trình văn hóa (trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện, công trình di tích, công trình phục vụ tín ngưỡng…); các công trình thương mại và dịch vụ (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…);

- Nhóm các công trình công nghiệp như: Các công trình sản xuất vật liệu xây dựng; các công trình khai thác than, quặng; các công trình công nghiệp dầu khí; các công trình công nghiệp nặng; các công trình công nghiệp nhẹ; các công trình công nghiệp hóa chất và hóa dầu; các công trình công nghiệp chế biến thủy hải sản và đồ hộp…;

- Nhóm các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Các công trình cấp nước (Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch, trạm bơm, bể chứa nước, hồ điều hoà …); các công trình thoát nước (cống thoát nước mưa, cống chung…); các công trình xử lý chất thải (công trình xử lý bùn thải, chất thải rắn đô thị, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn độc hại; bãi chôn lấp rác; nhà máy đốt, xử lý chế biến rác…); các công trình khác (công trình chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh, nghĩa trang, bãi đỗ xe ô tô, xe máy…);

- Nhóm các công trình giao thông như: Đường bộ (đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn, cầu, hầm…); đường sắt (đường sắt đô thị, đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm (Metro), nhà ga…); các công trình chỉnh trị (đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ,...); các công trình hàng hải khác (bến phà, cảng ngoài đảo,bến cảng chuyên dụng, công trình trên biển, nhà ga, sân bay…;

- Nhóm các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Các công trình thủy lợi (công trình cấp nước tưới hoặc tiêu thoát, hồ chứa nước, đập đất, đất-đá, đê điều…).

Xây dựng cơ bản thực chất là xây dựng các công trình công, tạo nền móng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo đó, quá trình triển khai các công trình xây dựng cơ bản thường trải qua các giai đoạn chính như: Giai đoạn khảo sát, di dời, giải tỏa mặt bằng; giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật; giai đoạn đưa công trình hoàn thiện vào khai thác, sử dụng. Không chỉ tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh và quốc phòng… của một quốc gia, một dân tộc, xây dựng cơ bản còn tạo ra các điều kiện để các tổ chức và cá nhân lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về hình sự, kinh tế…các tổ chức và cá nhân còn lợi dụng các sơ hở, thiếu sót do hoạt động xây dựng cơ bản tạo ra để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường. Trên thực tế, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thường xảy ra trong cả ba giai đoạn.

- Giai đoạn khảo sát, di dời, giải tỏa mặt bằng.

Những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thường xảy ra trong giai đoạn khảo sát, di dời, giải tỏa mặt bằng tại các công trình xây dựng cơ bản gồm: Không có đề án bảo vệ môi trường, thực hiện không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường…

- Giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (giai đoạn tổ chức thi công công trình xây dựng cơ bản).

Trong giai đoạn này, thường xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phổ biến như sau: Thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; không xây dựng hoặc không vận hành các công trình bảo vệ môi trường theo cam kết đã được phê duyệt; vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại trong quá trình thi công xây dựng; không che chắn công trình khi xây dựng; đổ phế thải, chất thải xây dựng không đúng nơi quy định; vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải xây dựng không che chắn hoặc làm rơi vãi ra môi trường…

- Giai đoạn đưa công trình hoàn thiện vào khai thác, sử dụng.

Công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu và đưa vào khai thác, sử dụng. Trong giai đoạn này, những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chủ yếu là: Thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; không vận hành các công trình bảo vệ môi trường theo cam kết; vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại…

Ngoài những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như đã nêu trên, hoạt động xây dựng cơ bản còn ảnh hưởng đến các vấn đề khác như: Làm thay đổi hoàn cảnh và điều kiện sống dân sinh; phá vỡ cảnh quan; ảnh hưởng đến hệ sinh thái (chặt phá rừng, di cư biến động của muôn loài, tắc nghẽn dòng chảy, úng ngập, sạt lở..); thay đổi chất lượng nước (nước thải, dầu thải..); gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm kim loại nặng…

HOÀNG TRUNG THỰC

Trung tá, TS. Phó Trưởng khoa NV CSMTr, T32

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn

Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.

MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân

MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.