Thiếu hụt nguồn cát xây dựng tại Quảng Nam - Đà Nẵng Bài 2: Tìm giải pháp giải quyết thiếu hụt nguồn cát

​MTXD - Việc thiếu hụt nguồn cát xây dựng khiến nhiều dự án, công trình xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công, các công trình dân sinh tại tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng phải dừng thi công vì khan hiếm cát xây dựng

MTXD - Việc thiếu hụt nguồn cát xây dựng khiến nhiều dự án, công trình xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công, các công trình dân sinh tại tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng phải dừng thi công vì khan hiếm cát xây dựng

Doanh nghiệp kinh doanh và xây dựng điêu đứng vì thiếu cát xây dựng

Nhiều cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, trong đó có nguồn cát xây dựng vốn được nhập từ các mỏ ở sông Thu Bồn, Vu Gia. Sau Tết, các mỏ đồng loạt tạm dừng khai thác khiến nguồn cung đứt gãy. Các mỏ cát quy mô lớn trên hai con sông này đồng loạt dừng hoạt động gây tình “cầu vượt cung”, cát xây dựng khan hiếm.

Nhiều tàu chở cát từ Quảng Nam ra Đà Nẵng dừng hoạt động vì không có nguồn cát để chuyển chở.

Với tình trạng cát khan hiếm như hiện nay, nhà thầu lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan, dừng không được, làm không xong. Doanh nghiệp xây dựng “càng làm càng lỗ”, thi công cầm chừng. Theo chia sẻ của nhiều đơn vị xây dựng, thì giá cát nhập từ nơi khác đang cao hơn 40% so với bình thường. Nếu vấn đề này kéo dài thì các nhà thầu sẽ gặp khó, dự án không đạt khối lượng, ảnh hưởng tiến độ, vi phạm hợp đồng đã ký với chủ đầu tư…

Bên cạnh những dự án tư nhân gặp khó, nhiều dự án công trên địa bàn tỉnh cũng đang có nguy cơ chậm tiến độ do tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng xây dựng. Chưa xác định được bao nhiêu dự án, công trình xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công tại tỉnh Quảng Nam phải dừng thi công vì khan hiếm cát xây dựng, nhưng thực tế là nhiều doanh nghiệp xây dựng tại tỉnh này đang điêu đứng khi kế hoạch xây dựng bị ngưng trệ. Nhiều dự án có vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng nhưng không thể tìm nổi nguồn cung ứng 3 m3 cát/ ngày khiến hàng trăm nhân công, máy móc thiết bị không thể hoạt động. Một số dự án phải tạm dừng hoạt động một thời gian ngắn. Nếu tình trạng này kéo dài thì các nhà thầu sẽ gặp khó khăn vì vượt dự toán, quá trình vận hành dự án không đạt khối lượng đề ra, kéo theo ảnh hưởng giải ngân đầu tư công, vỡ tiến độ.

Ông Đỗ Xuân Tân, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và Xây dựng Huy Khoa (Quảng Nam), cho biết nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tình trạng khan hiếm cát như hiện nay chưa từng xảy ra. So với trước Tết, doanh nghiệp ở Đà Nẵng nhập cát từ Đại Lộc với giá 250.000-280.000 đồng/khối (bao gồm phí vận chuyển – PV), bây giờ phải nhập từ Quảng Ngãi với giá trên dưới 500.000 đồng/khối thì lỗ nặng.

 Máy móc dừng hoạt động tại nhiều điểm khai thác cát.

Đại lý cung ứng vật liệu xây dựng và cả các công ty, đơn vị xây dựng đều bị động với nguồn cát xây dựng. Nhiều đơn vị phải tạm dừng hoạt động, đồng thời không có tiền trả lương buộc nhân viên, công nhân phải nghỉ việc, cùng với đó là lãi vay ngân hàng phải trả từng ngày khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng lao đao. chịu thiệt hại nặng nề nhất là TP Đà Nẵng vì lệ thuộc vào nguồn cung ứng vật liệu xây dựng từ Quảng Nam, Quảng Ngãi…Do vậy, nhiều chủ đầu tư chưa dám phát lệnh khởi công công trình hoặc phải lùi thời gian khởi công, còn nhà thầu thì chưa dám huy động nhân lực, thiết bị thi công vì sợ trượt giá vật liệu kéo dài sẽ bị thua lỗ nặng.

Tìm giải pháp giải quyết thiếu hụt nguồn cát

Sau thời gian tiến hành thanh tra việc khai thác khoáng sản tại các mỏ khoáng sản của Quảng Nam, mấy tháng trước hoạt động khai thác cát vẫn rầm rộ. Nhưng rồi cách đây chừng một tháng, khi các mỏ đóng cửa nghỉ Tết thì từ đó đến nay chưa hoạt động trở lại. Đồng thời, vào đầu tháng 2/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo cơ quan chức năng thanh tra, làm rõ những sai phạm kéo dài của các doanh nghiệp khai thác cát, một số chủ mỏ dừng hoạt động và không loại trừ việc ghìm hàng, tăng giá bất thường.

 Thiếu hụt nguồn cát, nhiều công trình phải hoạt động cầm chừng hoặc tạm dừng.

Cùng với đó, khi Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc thực hiện pháp luật trong công tác quản lý, cấp phép, khai thác các mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Đại Lộc đã phối hợp cung cấp thông tin về các dự án liên quan. Các doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn nếu đủ các điều kiện, thủ tục thì sẽ trở lại hoạt động bình thường.

Ngày 20/2, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cũng đã có văn bản báo cáo, tham mưu UBND tỉnh này việc cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông. Theo báo cáo của Sở này, số giấy phép khai thác cát giảm mỗi năm, tỉnh Quảng Nam hiện còn 13 mỏ cát có giấy phép khai thác.

Theo tìm hiểu của PV, hiện tại 4 mỏ cát được cấp phép trên hai sông Thu Bồn và Vu Gia nắm giữ nguồn cung cát rất lớn ở Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Khi các mỏ này đồng loạt dừng hoạt động, ngành xây dựng hai địa phương lao đao, điều chưa từng có tiền lệ. Ngày 20/2/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh ký công văn về việc tăng cường công tác quy hoạch và quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh này. Trong công văn, ông Thanh yêu cầu UBND các huyện khẩn trương tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong vùng dự án để đấu giá quyền khai thác đối với 39 điểm mỏ.

Nhiều điểm buôn bán cát đã cạn kiệt. 

 Theo bảng số liệu tổng hợp về giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực của Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn hiện có 13 đơn vị, cá nhân đang khai thác cát, sỏi, riêng Đại Lộc có 3 mỏ, Duy Xuyên có 1 mỏ, còn lại chủ yếu ở các địa phương miền núi như Bắc Trà My, Tiên Phước, Đông Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức… Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi các huyện, thị như thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Bắc Trà My, Tiên Phước, Phú Ninh yêu cầu khẩn trương tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các điểm mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát, sỏi) và đất san lấp, xây dựng công trình đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương và UBND tỉnh phê duyệt Danh mục dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị trúng đấu giá lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định, trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để triển khai thực hiện. Theo đó, cần khẩn trương thực hiện các hồ sơ, thủ tục sớm tổ chức đấu giá quyền khai thác cát, sỏi lòng sông tại những khu vực đã được phê duyệt quy hoạch và đảm bảo điều kiện để cấp giấy phép thăm dò.Tỉnh sẽ có những biện pháp cứng rắn để thiết lập lại trật tự việc khai thác khoáng sản tại địa phương.

Hy vọng với động thái trên, thị trường cát trong khu vực nhanh chóng được bình ổn; đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình, các DA đầu tư công và công trình nhỏ lẻ của nhân dân.

Huấn Trương – Nhuận Mẫn

Các tin khác

Yên Bái: Duy trì tăng trưởng, tạo tiền đề bứt phá trong năm 2024
Yên Bái: Duy trì tăng trưởng, tạo tiền đề bứt phá trong năm 2024

​MTXD - Dưới sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương; sự chia sẻ, ủng...

Nhiều tín hiệu khả quan với dòng chảy tài chính trên thị trường bất động sản
Nhiều tín hiệu khả quan với dòng chảy tài chính trên thị trường bất động sản

MTXD - Trong bối cảnh tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua, đang thu hút sự...

Long An: Kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện 167 dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh năm 2024
Long An: Kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện 167 dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh năm 2024

MTXD - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An vừa có Thông báo số 471/KH-SKHĐT về kế hoạch kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Mở ra cơ hội hợp tác, giao thương quốc tế cho ngành khai khoáng và xây dựng
Mở ra cơ hội hợp tác, giao thương quốc tế cho ngành khai khoáng và xây dựng

​MTXD - Ngày 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên Khoáng sản và Xây dựng Việt Nam – Mining Vietnam 2024, chính thức khai mạc tại Hà Nội.

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu
Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

​MTXD - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.