10 Toà nhà Đại học độc đáo và kỳ lạ nhất thế giới
MTXD - Khi nói về các trường đại học nổi tiếng thế giới, chúng ta thường nghĩ tới những tòa nhà cổ kính hay những thư viện cũ thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, trong các khu học xá ở khắp các quốc gia, nhiều tòa nhà hiện đại, độc đáo, gây ấn tượng mạnh, giống như 10 công trình kiến trúc biểu tượng độc đáo dưới đây:
1. Viện Khoa học phân tử La Trobe, Đại học La Trobe (Australia)
Tòa nhà Viện Khoa học phân tử La Trobe được khánh thành năm 2013, nằm trong khuôn viên Melbourne của Đại học La Trobe. Nó gây ấn tượng bởi lấy cảm hứng từ cấu trúc phân tử, liên quan đến những gì được nghiên cứu bên trong tòa nhà. Chẳng hạn, các cửa sổ trông giống như các nguyên tử được liên kết. Các trụ của tòa nhà có hình dạng giống chữ X, Y thể hiện nhiễm sắc thể.
2. The Hive, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore)
Các cấu trúc hình tròn của trung tâm học tập tại Đại học Công nghệ Nanyang được lấy cảm hứng từ hình dạng của tổ ong. Vì vậy, nó được đặt tên là The Hive. Tòa nhà được thiết kế bởi Thomas Heatherwick và được tạo ra để phục vụ phương pháp giảng dạy “lớp học đảo ngược”. Theo phương pháp này, sinh viên sẽ xem trước các bài giảng trực tuyến, sau đó đến trường để nghiên cứu sâu hơn về các chủ đề trong bài học dựa vào việc thảo luận.
3. Bảo tàng nghệ thuật Weissman, Đại học Minnesota (Mỹ)
Frank Gehry, người nổi tiếng với việc thiết kế bảo tàng Guggenheim ở Bilbao và cung hòa nhạc Walt Disney ở Los Angeles, là nhà thiết kế công trình này. Tòa nhà có hai mặt. Một bên là mặt tiền bằng gạch, giúp bảo tàng có sự hòa quyện với những công trình kiến trúc lịch sử xung quanh. Mặt còn lại được ốp bằng các tấm thép không gỉ, góc cạnh, uốn lượn.
4. Trung tâm Thiết kế Sharp, Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Ontario (Canada)
Được xây dựng vào năm 2004, Trung tâm Thiết kế Sharp là một trong những tòa nhà dễ nhận biết nhất của Toronto. Tòa nhà được ốp gạch đen trắng, giống như một chiếc bàn nổi bật nằm trên 12 trụ thép sáng màu, nằm cạnh tòa nhà lâu đời nhất trong khuôn viên trường. Điều này tạo ra sự tương phản rất rõ ràng giữa hai phong cách xây dựng.
5. Tòa nhà Kuggen, Đại học Gothenburg (Thuỵ Điển)
Tòa nhà hình trụ màu đỏ tại Đại học Gothenburg sử dụng công nghệ xây dựng xanh mới nhất, là nơi đào tạo chương trình thạc sĩ về thiết kế game của trường. Từ “Kuggen” trong tiếng Thụy Điển có nghĩa tương đương từ “cog” (răng cưa) trong tiếng Anh. Nó đại diện cho mối liên hệ giữa thế giới học thuật và các lĩnh vực truyền thông, phương tiện kỹ thuật số được nghiên cứu trong tòa nhà.
6. West Campus Union, Đại học Duke (Mỹ)
Khi West Campus Union của Đại học Duke ở Bắc Carolina cần cải tạo, các kiến trúc sư đã không chỉ khôi phục thiết kế ban đầu của những năm 1920 mà còn làm nhiều hơn thế. Thiết kế hộp kính kết nối những cái cũ và mới, đóng vai trò như một cửa ngõ hiện đại giữa kiến trúc tân Gothic của các tòa nhà trong khuôn viên trường ban đầu và không gian xã hội của sinh viên.
7. The Diamond, Đại học Bangkok (Thái Lan)
Lấy cảm hứng từ những viên kim cương chưa qua tinh luyện, tòa nhà The Diamond ở Đại học Bangkok được thiết kế để thể hiện sứ mệnh của trường trong việc khơi dậy khả năng sáng tạo vốn có của sinh viên. Tòa nhà này đóng vai trò là cửa ngõ dẫn vào khuôn viên trường. Bên trong có nhiều không gian thoáng đãng để học tập cùng các phòng học, studio và trung tâm ươm tạo phần mềm.
8. Tòa nhà C13, Đại học Khoa học và Công nghệ Wrocław (Ba Lan)
Trung tâm sinh viên C13 tại Đại học Khoa học và Công nghệ Wrocław ở Ba Lan có các cửa sổ hình tròn dường như được đặt ngẫu nhiên, khiến nó nổi bật so với các tòa nhà cổ điển xung quanh. Đó là một ví dụ về kiến trúc hiện đại của Ba Lan và là nơi yêu thích của sinh viên.
9. Tòa nhà Arts West, Đại học Melbourne (Australia)
Trung tâm sinh viên C13 tại Đại học Khoa học và Công nghệ Wrocław ở Ba Lan có các cửa sổ hình tròn dường như được đặt ngẫu nhiên, khiến nó nổi bật so với các tòa nhà cổ điển xung quanh. Đó là một ví dụ về kiến trúc hiện đại của Ba Lan và là nơi yêu thích của sinh viên.
10. Trường Kinh doanh UTS, Đại học Công nghệ Sydney (Australia)
Trường Kinh doanh UTS tại Đại học Công nghệ Sydney được mở cửa vào năm 2015, là một công trình khác được thiết kế bởi Frank Gehry. Các nhà phê bình nhanh chóng so sánh nó với một chiếc túi giấy màu nâu bẹp dúm, khiến Toàn quyền Australia Peter Cosgrove tuyên bố đây là “chiếc túi giấy màu nâu bẹp dúm đẹp nhất mà tôi từng thấy”.
KN
(Theo Times Higher Education)
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.