Không gian mở - xu hướng trong thiết kế kiến trúc
MTXD - Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu thực trạng bố trí công năng kiến trúc truyền thống trong nhà ở, ưu, nhược điểm của kiến trúc không gian mở. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp thiết kế giúp tận dụng tối đa công năng sử dụng, tối ưu diện tích không gian, tạo nhiều không gian sống xanh, tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Từ khóa: Kiến trúc truyền thống, không gian mở, không gian sống xanh.
1.Đặ t vấn đề
Ngày xưa ngôi nhà chủ yếu được bố trí các công năng đủ để sinh hoạt của gia đình, mục đích chính là có chỗ ăn, chỗ ngủ, với kinh tế hạn chế, nhiều người sử dụng chung một ngôi nhà nên nhu cầu có nhiều phòng là điều tất yếu, do vậy các công trình được bố trí với không gian chật hẹp.
Ngày nay nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, ngôi nhà không những là nơi để ăn và ngủ mà còn được xem là chỗ nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả, là nơi sinh hoạt vui vẻ của gia đình, điều đó đòi hỏi các kiến trúc sư phải có những giải pháp mới để đáp ứng yêu cầu. Trong các xu hướng thiết kế nhà hiện nay, thiết kế nhà theo phong cách không gian mở đang được nhiều người ưa thích và lựa chọn. Kiến trúc không gian mở tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ và giúp tiết kiệm không gian sống với lối thiết kế đơn giản.
2. Không gian kiến trúc truyền thống và không gian mở
2.1. Không gian kiến trúc truyền thống
Trước đây các ngôi nhà thường có sơ đồ mặt bằng khá đơn giản. Các phòng đều tách riêng biệt, được ngăn cách bởi tường, vách ngăn. Bên cạnh đó, vị trí bếp, bàn ăn thường được đưa ra phía sau nhà, một chiếc cửa phụ sẽ được lắp đặt bên ngoài nhà bếp để giao thức ăn hoặc làm lối vào. Hành lang chính sẽ được thiết kế mở lối vào các phòng nhánh. Việc bố trí như vậy rất bất tiện trong việc sinh hoạt, quản lý con cái, tính thẩm mỹ không cao và khó bố trí không gian xanh cho ngôi nhà.
Ngoài ra, một số khu vực thường bố trí nhà 3 gian, 5 gian điểm nhấn chính của không gian này là ban thờ tổ tiên ở chính giữa, hai bên ban thờ thường bố trí giường/phản - nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt vào ban ngày và ngủ nghỉ của đàn ông vào ban đêm. Ban thờ chi phối các không gian còn lại và cả ứng xử của mọi người trong không gian chính, từ lời ăn tiếng nói đến tư thế ngồi, hướng nằm ngủ và các hoạt động thường ngày khác...
Chính trong không gian này, ta có thể cảm nhận được sự giao hòa âm dương bởi sự tồn tại của các cặp lưỡng phân và lưỡng hợp, trong đó điểm nhấn chính là cặp thiêng - tục, “cõi chết” - “cõi sống” với sự hòa nhập trọn vẹn của không gian dành cho người sống và không gian dành cho người đã khuất. [4]
Hình 1. Không gian truyền thống xưa
2.2. Không gian mở là gì?
Không gian mở là khái niệm đặc trưng được sử dụng trong thiết kế nội thất. Kiến trúc không gian mở là thuật ngữ trong ngành kiến trúc, là một trong những phong cách đặc trưng được ứng dụng trong thiết kế nội thất. Không gian mở đóng vai trò như một liên kết trực quan giữa các phần khác nhau của một ngôi nhà. Ngoài ra, nói đến không gian mở còn được hiểu đó là không gian thiết kế và thi công nội thất hướng ra bên ngoài, hoà quyện với môi trường tự nhiên. [2,3].
Với những công trình được thiết kế theo kiến trúc không gian mở sẽ mang đến không gian sống rộng rãi và thoáng đãng khi sinh hoạt. Khi sử dụng thiết kế không gian mở trong kiến trúc nhà, gia chủ sẽ có không gian chung chứa nhiều không gian chức năng khác nhau được ngăn chia bằng hệ thống vách ngăn, các đồ nội thất. Với kiến trúc không gian mở, được đặc biệt ưu ái sử dụng cho những không gian căn hộ nhỏ khi chúng giúp tiết kiệm tối đa diện tích, cũng như giúp cho việc giao lưu giữa các thành viên trong gia đình được diễn ra thoải mái nhất.
2.3. Ưu điểm và nhược điểm không gian mở Ưu điểm không gian mở
+ Không gian mở giúp tối ưu diện tích không gian sống
Đặc trưng của kiến trúc không gian mở vốn là sự liên kết giữa các khu vực trong một công trình, không có vách ngăn của những bức tường. Kính chính là chất liệu được ưu tiên sử dụng khi xây dựng không gian mở. Có thể phân chia các phòng bằng vách ngăn kính, không gian vẫn mang đến cảm giác rộng mở nhưng không bị che khuất tầm nhìn. Ngoài ra, những ô hắt sáng, cửa sổ đều sử dụng chất liệu kính để tạo không gian mở cho ngôi nhà.
+ Tạo không gian sống xanh
Sống xanh hiện đang là xu hướng được nhiều nơi trên thế giới lựa chọn. Với thiết kế nội thất không gian mở, sẽ giúp gia chủ có cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Không gian mở có thiết kế đơn giản đó là những ngôi nhà ngập tràn ánh sáng tự nhiên. Hoặc những không gian sống biệt thự cao cấp với hệ thống bể bơi, ánh sáng tự nhiên, cũng như hệ thống cây xanh cho không gian sống cực hoàn hảo. Không gian mở lấy ánh sáng và không khí tự nhiên vào không gian sống khiến cuộc sống gia đình lúc nào cũng như được thư giãn.
+ Không gian mở tạo giá trị thẩm mỹ
Kiến trúc không gian mở: Những bức tường bí bách được xóa bỏ, chi tiết rườm rà được giản lược, thay vào đó là không gian rộng mở, thoáng đãng. Điều này giúp căn nhà trở nên trẻ trung, hiện đại và mới mẻ hơn rất nhiều. Những căn nhà được thiết kế theo kiến trúckhông gian mở luôn là sự sáng tạo vô tận, cách bố trí nội thất linh hoạt hơn và các chi tiết trang trí cũng trở nên thời thượng hơn rất nhiều, thể hiện gu thẩm mỹ tuyệt vời của gia chủ.
+ Không gian mở mang đến không gian sống ấn tượng
Khi chọn nội thất cho ngôi nhà có kiến trúc không gian mở hãy ưu tiên những đồ bằng gỗ cứng với thiết kế đơn giản và đa dụng.
Để tạo ấn tượng cho không gian rộng hơn đặc biệt tạo lối đi thông thoáng qua nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ và sắp xếp đồ đạc phù hợp và tạo không khí ấm áp trong những ngôi nhà nhỏ. Ngoài ra, những gam màu trung tính có màu sắc tươi sáng sẽ được ưu tiên lựa chọn làm màu chủ đạo trong thiết kế nhà không gian mở.
Chúng tạo ra cảm giác không gian được mở rộng hơn về nhiều chiều. Một lưu ý là nên lựa chọn những tông màu tương đồng với nhau để nội thất bên trong trở nên hiện đại và sang trọng hơn, đồng thời sự liền mạch của không gian cũng được duy trì.
Nhược điểm không gian mở
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì không gian mở cũng có những hạn chế nhất định.
Thiếu sự riêng tư: Thiết kế không gian mở là khi các phòng nối liền với nhau đồng nghĩa sẽ ảnh hưởng đến tính riêng tư.
Bố trí nội thất không phù hợp sẽ thiếu sự đồng nhất và trở nên lộn xộn hơn và thiếu thẩm mỹ cho ngôi nhà.
3. Nghiên cứu giải pháp thiết kế không gian mở cho công trình
3.1. Lựa chọn loại công trình nghiên cứu
Hầu hết tất cả các loại nhà đều có thể thiết kế một hay nhiều không gian mở, tuy nhiên để có cái nhìn tổng thể tác giả lựa chọn một công trình có kích thước 15x16m, 2 tầng, một mặt tiền, ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại, có nhiều không gian mở kết hợp với nhau.
Hình 2. Mặt đứng và mặt cắt ngôi nhà
01. Gate/ Cổng
02. Garage/ Để xe
03. Garden/ Vườn
04 Terrace/ Hiên
05. Dining &Living room/ Phòng Khách + ăn
06. Bedroom/ Phòng ngủ
07. Kitchen/ Bếp
08. WC/ Vệ sinh
09. Wash floor/ Sàn rửa
Hình 3. Mặt bằng tầng 1
10. Altar/ Phòng thờ
11. Void/ Ô trống
12. Balcony/ Ban công
13. Wash machine/ Giặt phơi
14. Workplace/ Chỗ làm việc
Hình 4. Mặt bằng tầng 2
3.2. Giải pháp thiết kế không gian mở hiên nhà
Hình 5. Hiên nhà được thiết kế theo không gian mở
Hiên nhà được thiết kế không có các bức tường ngăn cách giữa nhà và hiên làm tăng không gian chiếu sáng, thông thoáng cho ngôi nhà, mái được lợp ra che phủ hiên, vừa mát mẻ thông thoáng vừa đảm bảo thời tiết khi trời mưa, bên cạnh đó phía trước nhà làm sân vườn tạo không khí trong lành, yên bình cho ngôi nhà.
3.3. Giải pháp thiết kế không gian mở phòng khách và phòng ăn, bếp
Hình 6. Giải pháp không gian mở cho phòng khách, phòng ăn
Phòng khách thông với phòng ăn kết hợp giếng trời với khung cảnh tự nhiên, nhiều cây cối, ngăn cách với bên ngoài bằng cửa nhôm kính tạo ra không gian mở giúp tận dụng tối đa công năng sử dụng của một căn nhà ở, đặc biệt là khả năng tận dụng ánh sáng tự nhiên, ánh sáng không bị hạn chế giữa các không gian mà truyền từ khu vực này sang khu vực khác. Ngoài ra, giải pháp còn tạo ra sự sang trọng, thông gió, thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Hình 7. Giải pháp không gian mở cho phòng bếp
Phòng bếp được thiết kế lấy sáng tự nhiên, điều hoà, thông gió tốt, ngăn cách với phòng ăn bằng một chiếu tủ đựng rượu và các vật dụng khác nhằm tránh mùi nấu ăn cho ngôi nhà.
3.4. Không gian mở cho phòng ngủ
Hình 8. Giải pháp không gian cho phòng ngủ
Phòng ngủ được thiết kế với hiên kết hợp sân vườn bên ngoài, có cảm giác yên bình, trong lành, tạo không gian sống xanh cho gia chủ, thẩm mỹ cho ngôi nhà.
3.5. Không gian mở cho phòng tắm, WC và lavabo
Hình 9. Giải pháp không gian cho chậu rửa lavabo, WC kết hợp tắm
Chậu rửa lavabo được thiết kế riêng biệt với không gian thông ra sân vườn, làm cho công năng hướng đến tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái mỗi khi sử dụng.
Nhà WC và tắm được tách riêng biệt bằng một lớp kính cường lực, thông với bên ngoài bằng một của nhôm kính loại lớn, đủ lấy sáng và gió, tạo cảm giác tuyệt vời cho người sử dụng.
3.6. Không gian mở hành lang
Hình 10. Giải pháp không gian cho hành lang
Hành lang được thiết kế kết hợp thông tầng và các cửa sổ nhôm kính, tạo ánh sáng tự nhiên, ngoài ra còn có các cửa đối lưu gió, làm cho không khí trong nhà luôn được trao đổi giữa không khí trong và ngoài nhà.
4. Kết luận
Trong bài báo này, tác giả đã nghiên cứu về thực trạng cách bố trí kiến trúc đã có, ưu và nhược điểm của kiến trúc không gian mở, từ đó đưa ra các giải pháp thiết kế không gian mở, giúp tận dụng tối đa công năng sử dụng, tăng giá trị thẩm mỹ, tối ưu diện tích không gian và tạo nhiều không gian sống xanh cho ngôi nhà.
Ths. TRẦN VĂN BÌNH
Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Trường Đại học Hà T ĩnh
Email: binh.tranvan@htu.edu.vn
Tài liệu tham khảo
[1]. TCVN 4451:2012, Nhà ở - nguyên tắc cơ bản để thiết kế, 2012.
[2]. Phạm Trọng Thuật, Lý thuyết thiết kế kiến trúc nhà ở, NXB Xây dựng, 2022.
[3]. Nguyễn Đức Thiềm, Kế kiến trúc nhà ở, NXB Xây dựng, 2022.
[4]. Khuất Tân Hưng, Không gian truyền thống trong kiến trúc nhà ở nông thôn đương đại vùng Bắc Trung Bộ, Tạp chí kiến trúc, 2022.
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.