8 ý kiến kiến trúc trong năm 2023 về nâng cao hiệu quả sinh thái trong môi trường xây dựng

MTXD - Sau đây là 8 ý kiến kiến trúc về nâng cao hiệu quả sinh thái trong môi trường xây dựng trong năm 2023 được thu thập từ độc giả và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng.

MTXD - Sau đây là 8 ý kiến kiến trúc về nâng cao hiệu quả sinh thái trong môi trường xây dựng trong năm 2023 được thu thập từ độc giả và các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng.

Taisugar Circular Village / Bio-architecture Formosana. Ảnh © Studio Millspace

Nếu như những năm trước là một thời điểm đẹp để suy ngẫm và tranh luận về phúc lợi, số hóa và dân chủ hóa trong thiết kế kiến trúc thì năm 2023 lại là dịp để nghiên cứu sâu hơn và bình luận về các chủ đề cấp bách khác, đó là: Khủng hoảng khí hậu và môi trường tự nhiên đã tham gia vào chương trình nghị sự toàn cầu về kiến trúc và xây dựng, bên cạnh tính tuần hoàn, hiệu quả năng lượng và khử cacbon. Đây là lúc chúng ta cần tham gia đối thoại về những vấn đề này để tận tâm xây dựng cho tương lai.

Sau đây là bản tóm tắt các 8 quan điểm chính về kiến trúc đã thu thập từ ý kiến độc giả một năm vừa qua. Những quan điểm được trình bày tích cực đóng góp bằng kiến thức và kinh nghiệm từ các chuyên gia xây dựng đến sinh viên và những người đam mê kiến trúc chủ yếu về vấn đề nâng cao hiệu quả sinh thái trong môi trường xây dựng.

Taisugar Circular Village / Bio-architecture Formosana. Ảnh © Studio Millspace

1. Kinh tế tuần hoàn: Hướng tới thích ứng hiệu quả cho tất cả các bên liên quan ở đô thị

Nếu như nền kinh tế tuần hoàn ngày càng hiện diện trong các cuộc tranh luận về kiến trúc và quy hoạch đô thị thì đó là vì một lý do: Dân số thế giới sống ở các thành phố sẽ tăng 68% vào năm 2050. Môi trường sẽ gặp thách thức lớn do nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên tăng lên như vật liệu hay năng lượng và tính tuần hoàn dường như mang lại cơ hội để giảm thiểu những tác động này.

Làm thế nào chúng ta có thể tiến tới mô hình bền vững hơn này ở các thành phố của mình? Thật ngạc nhiên khi bạn có thể tìm thấy những quan điểm và góc nhìn chung về các chính sách và chương trình thực sự thúc đẩy tiêu dùng có trách nhiệm và hợp tác giữa các lĩnh vực khác nhau. Đó đều là những hiểu biết sâu sắc, bộc lộ những quan điểm về khả năng thích ứng và hợp tác hiệu quả, trải dài từ sự thờ ơ hiện có trong giới học thuật đến nhu cầu thúc đẩy kết nối hiệu quả giữa các bên liên quan khác nhau của thành phố.

Rombo IV / Miguel Angel Aragonés. Ảnh: © Joe Fletcher

2. Ánh sáng và Kiến trúc: Ánh sáng của tương lai là một thách thức liên quan đến tất cả sinh vật sống

Từ lửa trong hang động đến hệ thống chiếu sáng công cộng ở thành phố, hệ thống chiếu sáng đã liên tục phát triển cùng với những tiến bộ công nghệ và trong những năm gần đây, hệ thống chiếu sáng đã có sự thay đổi đáng kể hơn do nhận thức ngày càng tăng về tác động của ánh sáng đối với môi trường và sức khỏe con người. Ngày nay, không có gì lạ khi tìm thấy một đèn LED chiếu sáng tự động ở nơi làm việc và gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và sức khỏe. Đồng thời, các quảng trường và đường phố công cộng ngày càng được tích hợp nhiều cảm biến và cấu hình phần mềm nhằm nâng cao tính an toàn và tính di động.

Nhưng để tận dụng tối đa những cơ hội này, chúng ta phải coi ánh sáng như một phần của tầm nhìn toàn diện và cùng nhau hợp tác để tạo ra những giải pháp tốt hơn. Trước câu hỏi “Tương lai của chiếu sáng sẽ là gì?”, các ý kiến cho rằng cần phải tiến một bước xa hơn mà không cần phải bổ sung thêm (ánh sáng) đồng thời giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng. Bên cạnh đó, còn có những ý kiến cho rằng ánh sáng cần thân thiện hơn với mọi sinh vật, bao gồm cả động vật và thực vật.

House in Pomar do Cafezal / Coletivo LEVANTE. Ảnh © Leonardo Finotti

3. Nhà ở đương đại: Sự thực như thế nào và chúng ta có thể cải thiện vấn đề nhà ở ra sao

Nhà ở không chỉ là nơi chúng ta ở. Nó phản ánh xã hội, văn hóa và khát vọng của mỗi chúng ta. Đó là không gian ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của mỗi người. Trong một thế giới đang thay đổi với tốc độ chưa từng thấy, là nơi mà công nghệ tiến bộ nhanh chóng, dân số ngày càng tăng và nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm thì điều quan trọng cần làm là phải suy nghĩ về cách chúng ta sinh sống trong nhà và làm thế nào để chúng ta có thể cải thiện nhà ở của mình.

Ở đây, các ý kiến đồng quy về ý tưởng rằng nhà ở đương đại nói lên nhiều điều – cả về khả năng thích ứng, sự đổi mới và tính đa dạng cũng như về vấn đề đầu cơ bất động sản, thiếu chính sách công phù hợp và bất bình đẳng kinh tế. Điều này liên quan đến nhiều quan điểm khác nhau, từ nhà ở đương đại được thiết kế để hỗ trợ công việc trong tương lai đến nhà ở đương đại hiện đang rơi vào tình trạng tê liệt.

Cava Arcari / David Chipperfield Architects. Ảnh: © Edmund Sumner

4. Nước và kiến trúc: Cuộc tranh luận về nước và nước mưa như một vật liệu mới

Dữ liệu sử dụng nước toàn cầu không đáng khích lệ và quá trình xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ nước thúc đẩy việc xem xét làm thế nào để giảm tác động đó. Việc thiết kế các công trình không cần đến nước mang lại cơ hội khám phá các giải pháp thay thế sáng tạo và bền vững nhằm loại bỏ việc sử dụng nước trong xây dựng.

Thách thức đầu tiên cần chúng ta xử lý là: đo lường và thực sự hiểu rõ mức tiêu thụ nước thực tế của từng dự án kiến trúc từ đó tìm ra cách thức giải quyết vấn đề từ cả góc độ xây dựng và vật liệu.

TOVA, nguyên mẫu mặt đất đầu tiên bằng công nghệ sản xuất bồi đắp ở Châu Mỹ Latinh, là một dự án nghiên cứu ứng dụng được phát triển bởi một nhóm sinh viên và chuyên gia từ chương trình sau đại học về Kiến trúc In 3D tại Viện Kiến trúc Tiên tiến của Catalonia (IAAC). Ảnh © Gregori Civera, Mehdi Harrak

5. Quy trình thiết kế: Một thiết kế tốt không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào phần mềm

Mặc dù ngành thiết kế đã phát triển trong các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), mô hình tham số (BIM) và các công cụ tiên tiến khác trong nhiều năm qua, việc triển khai và hệ thống hóa chúng trong quy trình thiết kế hàng ngày vẫn còn tiến triển chậm.

Các quan điểm cho rằng cộng đồng cần phải cùng nhau xem xét áp dụng những cải tiến mới nhất tác động đến sự phát triển nghề nghiệp, mức độ liên quan xoay quanh cách chúng ta nhìn nhận rằng, điều gì hữu ích và điều gì không, khi tiếp cận một quy trình thiết kế, bên cạnh việc chúng ta cập nhật các công nghệ sử dụng trong quy trình thiết kế.

KSANA Tea House / Juti architects. Ảnh: © Peerapat Wimolrungkarat

6. Màu sắc trong kiến trúc: Đã có bằng chứng kỹ thuật cho sự lựa chọn về tính hiệu quả năng lượng

Màu sắc đã đóng một vai trò thiết yếu trong lịch sử kiến trúc hiện đại – từ lý thuyết đa sắc của Le Corbusierđến các khái niệm thẩm mỹ của Bauhaus. Tuy nhiên, chúng ta thấy mình đang ở giai đoạn đầu của một kỷ nguyên trong đó việc giải thích và triển khai màu sắc trong kiến trúc đang trải qua một sự thay đổi dựa trên tác động của chúng đối với môi trường xây dựng.

Tương lai là ở hôm nay và người thiết kế cần phải sử dụng màu sắc với các lập luận mang tính bền vững. Các nhà quan sát nhận thấy một số đồng thuận về tầm quan trọng của việc xem xét hiệu quả sử dụng năng lượng trong việc lựa chọn màu sắc. Tuy nhiên, ngoài hiệu quả sử dụng năng lượng, chúng ta cũng nên chú ý đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

Mjøstårnet The Tower of Lake Mjøsa / Voll Arkitekter. Ảnh: © Woodify

7. Tương lai của Gỗ: Nếu gỗ là tương lai của xây dựng đô thị, khả năng công nghệ sẽ cần phải mở rộng

Atrium Ljungberg đã công bố Thành phố gỗ Stockholm ở Thụy Điển, dự án xây dựng đô thị bằng gỗ lớn nhất thế giới; và ở Na Uy chỉ bốn năm trước, Voll Arkitekter đã hoàn thành việc xây dựng Tháp Mjøstårnet bên hồ Mjøsa, một trong những tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới với 18 tầng. Ở đầu bên kia hành tinh, dự án Tamango của Tallwood Architects là một ví dụ về những thách thức và cơ hội của việc xây dựng bằng gỗ ở Chile, vì đây có thể là tòa nhà 12 tầng đầu tiên có cấu trúc bằng gỗ đúc sẵn ở Mỹ Latinh. Trong khi đó, Uruguay gần đây đã kết thúc cuộc thi nhà ở xã hội bằng gỗ, đánh dấu một bước tiến tới đổi mới kiến trúc xã hội.

Trên toàn cầu, chúng ta có thể thấy rằng tính bền vững và đổi mới trong xây dựng không ngừng phát triển và các công trình bằng gỗ được coi là một lựa chọn đầy hứa hẹn. Nhưng liệu gỗ có phải là chìa khóa cho một tương lai đô thị bền vững và đáng sống hơn? Có thách thức nào chúng ta phải giải quyết trước khi đón nhận xu hướng này không? Ý nghĩa của nó đối với kiến trúc, thành phố, nền kinh tế và môi trường là gì? Các ý kiến chỉ ra sự đồng thuận ủng hộ việc sử dụng gỗ do lượng khí thải carbon thấp hơn, về tính hiệu quả, tính thẩm mỹ và cả sự phản đối về khả năng chống cháy, dễ bị sâu bệnh, độ bền và tác động môi trường.

Ngôi nhà tĩnh lặng / Natura Futura Arquitectura. Ảnh: Lorena Darquea

8. Kiến trúc khử cacbon: Bước vào kỷ nguyên mới về làm mát và tiết kiệm năng lượng

Thế giới vừa chứng kiến những tháng nóng nhất trong lịch sử và triển vọng không mấy lạc quan. Nhiệt độ tăng cao đang dẫn đến nhu cầu làm mát tăng lên, đe dọa gây ra một vòng luẩn quẩn về tiêu thụ điện và lượng khí thải carbon cao hơn. Trên một hành tinh đang phải đối mặt đồng thời với cả tình trạng đô thị hóa chưa từng có và khủng hoảng khí hậu, sự giao thoa giữa hiệu quả sử dụng năng lượng trong tòa nhà và công nghệ làm mát chưa bao giờ quan trọng hơn thế.

Clara Camarasa, nhà phân tích chính sách hiệu quả năng lượng tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho biết: “Các tòa nhà, những nơi tiêu thụ năng lượng quan trọng theo truyền thống, giờ đây phải đối mặt với thách thức kép là cung cấp môi trường trong nhà thoải mái đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường”. “Nhu cầu làm mát ngày càng tăng đã dẫn đến việc sử dụng rộng rãi các hệ thống điều hòa không khí tiêu tốn nhiều năng lượng, góp phần đáng kể vào cả nhu cầu điện cao điểm và phát thải khí nhà kính. Việc cân bằng giữa tiện nghi trong nhà và bảo tồn năng lượng đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách.

Theo Anh Tuấn (Biên dịch từ archdaily)/ Kiến Việt

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.