Bắc Giang đẩy mạnh thu hút đầu tư chất lượng cao và lao động có tay nghề

MTXD - Trong 3 tháng đầu năm 2024, Bắc Giang mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt kết quả tích cực. Tăng trưởng kinh tế quý I vượt dự kiến tạo động lực cho toàn tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện các mục tiêu, đặc biệt chú trọng vào đẩy mạnh thu hút đầu tư và xúc tiến lao động.

MTXD - Trong 3 tháng đầu năm 2024, Bắc Giang mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt kết quả tích cực. Tăng trưởng kinh tế quý I vượt dự kiến tạo động lực cho toàn tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện các mục tiêu, đặc biệt chú trọng vào đẩy mạnh thu hút đầu tư và xúc tiến lao động.

Tỉnh Bắc Giang tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo dục nghề nghiệp, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I/2024 ước đạt 14,15%; các ngành sản xuất đều có tăng trưởng, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%, công nghiệp - xây dựng tăng 17,78% (công nghiệp tăng 18,69%, xây dựng tăng 7,0%), dịch vụ tăng 6,55%, thuế sản phẩm tăng 3,4%.

Các ngành dịch vụ duy trì hoạt động ổn định. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 6,55%. Việc tiêu thụ, lưu thông hàng hóa và nông sản thuận lợi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt trên 15.960 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ, đạt 24,9% kế hoạch. Tổng giá trị xuất nhập khẩu ước đạt 10,03 tỷ USD, tăng 10,03%.

Tổng thu nội địa 3 tháng đầu năm đạt gần 4.700 tỷ đồng, bằng 32,6% so với dự toán, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó có một số khoản thu đạt kết quả nổi bật như: Thu tiền sử dụng đất ước đạt trên 1.000 tỷ đồng, bằng 16,4% so với dự toán UBND tỉnh giao năm 2024, tăng 27,1% so cùng kỳ năm 2023; thu từ doanh nghiệp FDI đạt gần 1.990 tỷ đồng, bằng 85,2% dự toán, tăng 13,9% so cùng kỳ.

Tỉnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư chất lượng cao.

Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp đạt khá. Tính đến 15/3/2024, toàn tỉnh thu hút được khoảng 624,26 triệu USD vốn đầu tư quy đổi. Đặc biệt thu hút được 9 dự án trong nước, vốn đăng ký gần 7.600 tỷ đồng (gấp 25,8 lần cùng kỳ). Trong quý I, có 310 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 18%; vốn đăng ký đạt gần 2.600 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho gần 9.000 người, tăng 9% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh hiện có 191.000 lao động làm việc trong các KCN, tăng gần 32.000 lao động so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục được duy trì, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao quy mô lớn được tổ chức đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, đời sống Nhân dân cơ bản ổn định. Công tác cải cách hành chính (CCHC), sắp xếp đơn vị hành chính và chuyển đổi số được đẩy mạnh. Ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức được cải thiện. Chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC) được nâng lên. Công tác quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; tai nạn giao thông giảm mạnh...

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp ở một số ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình đơn hàng của một số doanh nghiệp (DN) lớn (thuộc lĩnh vực điện tử, may mặc) chưa phục hồi, chưa có thêm đơn hàng mới do mức tiêu thụ một số thị trường còn chưa cao sau dịch Covid. Các DN trong nước tham gia vào chuỗi sản xuất còn rất hạn chế.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) được tập trung cao đạt nhiều kết quả tích cực, song nhìn chung vẫn gặp khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ đầu tư các dự án. Một số dự án khu đô thị, khu dân cư, dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ so với kế hoạch. Tiến độ đầu tư, xây dựng các nhà máy xử lý rác thải tập trung còn chậm. Tình trạng rác thải chưa được thu gom, xử lý triệt để trên địa bàn một số huyện, thành phố, thị xã… Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu gia tăng, nhất là lừa đảo qua mạng...

Bước sang quý II/2024, thách thức lớn nhất tỉnh đang phải đối mặt đó là khu vực đầu tư nước ngoài phát triển, nhưng các DN nhỏ trong tỉnh gặp nhiều khó khăn; giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thấp so với mấy năm trở lại đây, đã trực tiếp và gián tiếp kìm hãm sự tăng trưởng của tỉnh.

Để thúc đẩy tăng trưởng, các sở, ngành trong toàn tỉnh cần tập trung tổ chức xúc tiến lao động tại các trường đại học, cao đẳng để giúp DN tuyển dụng lao động có tay nghề, có chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư tại tỉnh; giải quyết vướng mắc, bảo đảm nguồn điện cho DN hoạt động sản xuất.

Các hộ sản xuất nông nghiệp đang tập trung cho gieo cấy vụ Chiêm xuân.

Đối với sản xuất nông nghiệp cần đảm bảo an toàn cho vùng chăn nuôi, làm tốt phòng dịch cho cây trồng, vật nuôi; đặc biệt tập trung chăm sóc vải thiều, định hướng xúc tiến tiêu thụ trong điều kiện tỷ lệ ra hoa đạt thấp.

Đặc biệt tập trung cao đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN, đồng hành cùng DN. Trong đó làm tốt xúc tiến lao động, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của các DN. Bên cạnh đó, quan tâm các điều kiện thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao, thế hệ mới. Cùng với đó, khẩn trương chuẩn bị quỹ đất, triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp (AI, bán dẫn);… Quan tâm lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng cùng các ngành liên quan tham mưu tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề tháo gỡ, giải ngân vốn đầu tư công, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong đầu tư công.

Đồng thời, các ngành phối hợp hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch tỉnh; đẩy nhanh lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; song song với đó hoàn thiện các thủ tục phân loại đô thị về điều kiện thành lập các phường. Tháo gỡ vướng mắc về xã hội hóa y tế để phát huy tối đa cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sĩ đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Trần Hương – Thanh Hà

 

Các tin khác

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm
Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

​MTXD - Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện...

Xây dựng quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Xây dựng quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

MTXD - Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bãi chôn lấp chất thải rắn. Bộ cũng sẽ có hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.

Rà soát các công trình vệ sinh trong trường học, đảm bảo sức khỏe cho học sinh
Rà soát các công trình vệ sinh trong trường học, đảm bảo sức khỏe cho học sinh

MTXD - Các trường học trên cả nước phải thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, các công trình vệ sinh trong trường để nâng cao sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh.

Quản lý chặt khai thác vật liệu thi công tại các mỏ đặc thù
Quản lý chặt khai thác vật liệu thi công tại các mỏ đặc thù

MTXD - Bộ GTVT chỉ đạo các ban quản lý dự án phối hợp với địa phương siết chặt quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại các mỏ đặc thù được cấp phép phục vụ thi công các dự án giao thông.

Nhiều đột phá trong Luật Đất đai năm 2024 - Bài 1: 'Khơi thông' nguồn lực đất đai
Nhiều đột phá trong Luật Đất đai năm 2024 - Bài 1: 'Khơi thông' nguồn lực đất đai

​MTXD - Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 diễn ra ngày 18/1/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) hay gọi là Luật Đất đai năm 2024.