Bắc Giang được xác định là đô thị động lực, trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc

MTXD - Nằm trong khu vực động lực phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc theo Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bắc Giang đang có những nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ, giáo dục, y tế của tiểu vùng và vùng.

MTXD - Nằm trong khu vực động lực phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc theo Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bắc Giang đang có những nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ, giáo dục, y tế của tiểu vùng và vùng.

Bắc Giang nằm trong vùng động lực phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Theo quy hoạch, khu vực động lực phát triển bao gồm 4 tỉnh: Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình. Đây được coi là trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ của vùng, với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo trình độ cao, có bước đột phá, phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao như thương mại, logistics, tài chính, ngân hàng, du lịch, viễn thông, y tế chuyên sâu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

5 hành lang kinh tế của vùng được định hướng phát triển, trong đó Bắc Giang nằm trong Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội kết nối tiểu vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội, các cảng cửa ngõ, vùng đồng bằng sông Hồng, với thành phố Nam Ninh vùng Đông Nam Trung Quốc.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong thời kỳ quy hoạch là tập trung phát triển khu vực động lực, các cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế quan trọng, các ngành kinh tế có lợi thế. Trong định hướng phát triển các tiểu vùng, Bắc Giang nằm trong tiểu vùng Đông Bắc cùng 4 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Cao Bằng.

Tỉnh được xác định phát triển thành trung tâm sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ.

Theo phương hướng phát triển và phân bổ không gian phát triển cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế của vùng, Bắc Giang cùng với Thái Nguyên, Phú Thọ được xác định phát triển thành trung tâm cơ khí, điện, điện tử có trình độ cao. Trong đó, phát triển Bắc Giang trở thành trung tâm sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời là một trong 3 tỉnh được ưu tiên các dự án áp dụng công nghệ mới, nâng cao hiệu quả công nghiệp hóa chất sản xuất phân lân hữu cơ, vi sinh, sunfatamon, phân bón kali, các sản phẩm nhựa, sản phẩm hóa chất cơ bản, hóa dược chủ yếu.

Bắc Giang cũng là một trong các địa phương được xác định phát triển vùng cây ăn quả, cây đặc sản chủ yếu; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đồng thời phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp chế biến rau quả, sản phẩm nông sản.

Bên cạnh đó, định hướng phát triển các vành đai xác định Bắc Giang nằm trong vành đai đô thị - công nghiệp - dịch vụ (theo hành lang đường bộ bao gồm tuyến cao tốc CT.02 và vành đai 5 (đô thị Hà Nội) và hành lang đường sắt đi qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang) là động lực thúc đẩy tăng trưởng cả vùng, liên kết các trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ của vùng với Thủ đô Hà Nội.

Trong phương hướng xây dựng hệ thống đô thị, thành phố Bắc Giang được xác định là đô thị động lực, trung tâm kinh tế quan trọng của vùng; là đô thị xanh, thông minh, hiện đại và văn minh; là trung tâm giao thương, trung tâm tiếp vận, trung chuyển hàng hóa, kết nối khu vực chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và vùng đô thị Hà Nội - Hải Phòng.

                                                                       THANH HÀ – TRẦN HƯƠNG 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.