Bắc Giang tập trung phát triển giao thông đảm bảo quy mô, cấp đường có tầm nhìn dài hạn

MTXD – Tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển các đường giao thông mang tính kết nối, mở rộng không gian mới để phát triển công nghiệp, dịch vụ, kết nối giữa các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị; đảm bảo quy mô, cấp đường có tầm nhìn dài hạn.

MTXD Tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển các đường giao thông mang tính kết nối, mở rộng không gian mới để phát triển công nghiệp, dịch vụ, kết nối giữa các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị; đảm bảo quy mô, cấp đường có tầm nhìn dài hạn.

Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm mở mới một số tuyến đường nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội các xã còn khó khăn trên địa bàn các huyện: Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, nhất là huyện Lục Ngạn mới sau khi thành lập thị xã Chũ; mở rộng quy mô, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh trên địa bàn đảm bảo kết nối và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội; tiếp tục phát triển đường thủy nội địa và đường sắt đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, chia sẻ hợp lý thị phần với vận tải đường bộ; phát triển dịch vụ logistic và tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng cạn trên địa bàn tỉnh.

Phát triển hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ (Ảnh minh hoạ).

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích, Bắc Giang sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm đang thực hiện trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và thi công các dự án dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn tăng thu giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo nâng mật độ, quy mô, chất lượng công trình phục vụ giao thông đi lại kết nối nội bộ, kết nối vùng thuận lợi và phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch, an ninh quốc phòng...

Đối với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ hiện trạng, Bắc Giang tiếp tục tập trung nguồn lực để đầu tư nâng cấp, mở rộng, trước mắt là mở rộng đường tỉnh 293, đường vành đai IV. Ngoài việc mở rộng, tỉnh cũng quan tâm đến nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông như thảm mặt đường, hệ thống an toàn giao thông, các điểm nút giao cắt…

Bắc Giang cũng đề xuất, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm, sớm có kế hoạch bố trí vốn đầu tư các công trình đường Quốc lộ (đặc biệt là cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộ 37 đoạn từ Chí Linh, Hải Dương đi thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, Bắc Giang), đường vành đai V trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; nghiên cứu xem xét, xây dựng tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao (trên cơ sở tuyến Yên Viên- Đồng Đăng) kết nối với Bắc Giang...

Tỉnh Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực chuyển tiếp từ vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến vùng đồng bằng Sông Hồng, thuộc vùng thủ đô Hà Nội và nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn- Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tỉnh có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi với hệ thống đường bộ, đường sắt và đường sông; đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, Quốc lộ 31, Quốc lộ 37, Quốc lộ 279; các tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Quảng Ninh - Kép - Thái Nguyên; đường sông với 3 con sông lớn trên địa bàn là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, đảm bảo kết nối thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng, các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn và các tỉnh trong khu vực.

Tổng vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến nay (không bao gồm vốn bảo trì và xã hội hóa) là trên 36.600 tỷ đồng.

Đến tháng 6/2023, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 14.584,4 km; trong đó, cao tốc dài 39,45 km; quốc lộ dài 290,6 km; đường tỉnh khoảng 463,55 km; đường huyện dài 797,80 km, đường xã dài 1.674,0 km, đường thôn xóm dài 10.434,0 km và đường đô thị dài khoảng 885 km.

Đáng chú ý, giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp một số dự án giao thông trọng điểm, như: cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37; nâng cấp đường gom tuyến cao tốc Hà Nội- Bắc Giang, xây dựng cầu Như Nguyệt; xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu; xây dựng cầu và đường dẫn nối cảng Mỹ An- Quốc lộ 31- Quốc lộ 1 và tuyến nhánh hồ Suối Nứa - Khuôn Thần; dự án đường nối Quốc lộ 37 - Quốc lộ 17 - Võ Nhai (Thái Nguyên)…

Toàn tỉnh đã thực hiện mở mới được hơn 1.813,59 km đường giao thông nông thôn; thực hiện cải tạo, nâng cấp được hơn 328 km đường huyện, 674 km đường xã và 4.900 km đường thôn, ngõ xóm, nâng tỷ lệ cứng hóa đường huyện lên 97,24%, đường xã lên 98,31%; đường thôn xóm lên 92,76%.

Kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư ngày một hoàn thiện, đồng bộ đã giúp kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Giang có bước phát triển đột phá. Từ một tỉnh kinh tế kém phát triển, giai đoạn từ năm 2015 đến nay tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh đạt 14%/năm, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, năm 2023 đạt 181.970 tỷ đồng (giá hiện hành), đứng thứ 12 cả nước.

Đoàn Nam 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.