Bàn về giải pháp giảm thiểu dần chất thải rắn

MTXD - Hiện nay Việt Nam ta đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ. Đồng hành với quá trình này là sự gia tăng dân số mạnh mẽ và kèm theo gia tăng chất thải rắn sinh hoạt cả về khối lượng, thành phần đa dạng hơn rất nhiều.

MTXD - Hiện nay Việt Nam ta đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ. Đồng hành với quá trình này là sự gia tăng dân số mạnh mẽ và kèm theo gia tăng chất thải rắn sinh hoạt cả về khối lượng, thành phần đa dạng hơn rất nhiều. 

Bảo vệ môi trường là yêu cầu đối với mọi người; Chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển bền vững là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau.

Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh.

Vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp

Bàn về giải pháp giảm thiểu dần chất thải rắn

Nhìn chung, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải và dịch vụ để bán. Mục tiêu cơ bản và xuất phát điểm của phần lớn doanh nghiệp là hướng đến lợi nhuận, mở rộng thị phần, giảm chi phí.

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, là nơi sử dụng các tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ra các hàng hóa cho các nhu cầu tiêu dùng trong xã hội và cũng là nguồn thải lớn nhất các loại chất thải ra môi trường tự nhiên. Do vậy doanh nghiệp có vai trò rất lớn, chính yếu trong chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn.

Đối với doanh nghiệp phát sinh chất thải

Doanh nghiệp - Chủ nguồn thải phải đăng ký và thực hiện các quy định của pháp luật. Phải thực hiện phân loại chất thải rắn thành các loại: thông thường, không nguy hại và nguy hại theo quy định quản lý từng loại chất thải.

Các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở có phát sinh chất thải rắn phải tự tổ chức lưu giữ an toàn các chất thải rắn trong khu vực sản xuất, kinh doanh của mình và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển về nơi xử lý, tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Đối với doanh nghiệp dịch vụ trong lĩnh vực quản lý chất thải

Chất thải rắn sinh hoạt từng bước được kiểm soát, phân loại tại nguồn để tái chế, tái sử dụng, hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tỷ lệ chôn lấp. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành: Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ và chất thải rắn sinh hoạt vô cơ; cũng có thể phân chia theo khả năng tái chế, tái sử dụng, tuần hoàn của các thành phần vật chất tạo nên chất thải đó để có biện pháp thích hợp.

Doanh nghiệp dịch vụ môi trường có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện về phương tiện thu gom, vận chuyển, các bãi tập kết rác thải sinh hoạt; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai, giám sát việc phân loại chất thải tại nguồn phù hợp với điều kiện địa bàn quản lý; tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt đến nơi xử lý theo quy định.

Trên các tuyến đường phố, quảng trường, nơi công cộng tập trung đông người, các đơn vị vệ sinh môi trường đặt các thùng rác công cộng tại các địa điểm thuận tiện để phục vụ việc thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt; hàng ngày thực hiện thu gom bằng xe tải nhỏ hoặc xe chuyên dùng, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và trật tự giao thông.

Bàn về giải pháp giảm thiểu dần chất thải rắn

Các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thực hiện hàng ngày việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các tổ chức, hộ gia đình, các điểm tập kết về nơi xử lý theo quy định và có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thu gom, vận chuyển đảm bảo vệ sinh môi trường. Tổ chức nhặt rác hàng ngày theo quy định. Không tập kết xe gom, xe vận chuyển ở các địa điểm ảnh hưởng đến ùn tắc giao thông.

Chất thải rắn sinh hoạt rơi vãi trên đường, hè phố, nơi công cộng,… phải được các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thu gom, quét dọn hàng ngày. Trường hợp trên hè, đường phố, nơi công cộng có đất, cát, phế thải xây dựng hoặc chất thải sinh hoạt rơi vãi mất vệ sinh và mất an toàn giao thông, đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn phải chủ động khắc phục ngay khi kiểm tra phát hiện (hoặc nhận được tin báo).

Chất thải rắn sinh hoạt được đơn vị vệ sinh môi trường vận chuyển về các khu xử lý để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp theo quy định. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải là phương tiện chuyên dụng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, các phương tiện vận chuyển phải an toàn, đi đúng tuyến đường, không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi; khi vào bãi đổ phải tuân thủ quy định của đơn vị quản lý khu xử lý chất thải.

Cộng đồng dân cư

1. Về phía người dân, sẽ được vận động ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường sống; Với việc tổ chức đồng bộ giải pháp tuyên truyền, tăng cường nhận diện sản phẩm xanh, kết hợp giải pháp kinh tế, trong những năm qua, Đặc biệt, phấn đấu đạt Thương hiệu xanh. Theo đó, có “Tiêu dùng Xanh”; Phải thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến đúng nơi quy định theo hợp đồng thực hiện dịch vụ.

2.  Không phát thải các chất thải gây mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường, tạo khí thải vượt quá quy chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh.

3. Phải nộp đủ và đúng thời hạn phí chất thải rắn theo Quyết định của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.

4. Tham gia hoạt động quét dọn vệ sinh môi trường khu phố, đường làng ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản giữ vệ sinh chung của cộng đồng dân cư.

5. Các cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện nghiêm túc quy định thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải, đổ rác đúng thời gian, địa điểm quy định của đơn vị thu gom rác, không để vật đựng rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ra lòng đường, vỉa hè.

6. Các hộ gia đình phải có phương tiện, dụng cụ để thu gom chất thải rắn sinh hoạt, lưu giữ đảm bảo vệ sinh môi trường ở trong nhà và chuyển đến các điểm tập kết, phương tiện thu gom của đơn vị vệ sinh môi trường đúng thời gian, đúng nơi quy định.

7. Các hộ, cá nhân có cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải có phương tiện, dụng cụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, bố trí điểm thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt và phải ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để vận chuyển về nơi xử lý theo đúng quy định. Các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh nhỏ phải có phương tiện, dụng cụ để thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chuyển đến các điểm tập kết, các phương tiện thu gom của đơn vị vệ sinh môi trường đúng thời gian, địa điểm quy định.

8. Cá nhân, hộ gia đình và tổ chức liên quan có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn xây dựng phải thực hiện phân loại chất thải rắn xây dựng thành các loại: đất, bùn hữu cơ; cát, đá và chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói vỡ, trạt vữa, kính vỡ, gỗ, chất dẻo, sắt thép, bao bì vật liệu …) để có biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp.

9. Cá nhân, hộ gia đình và tổ chức liên quan làm phát sinh chất thải xây dựng phải có biện pháp đảm bảo môi trường, không làm bụi bẩn, ô nhiễm; không sử dụng hè phố, lòng đường, nơi công cộng làm nơi lưu giữ chất thải rắn xây dựng. Phải ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng về đúng nơi quy định của các đô thị và các cụm dân cư tập trung hoặc trong trường hợp tự vận chuyển về bãi chôn lấp chất thải xây dựng của đô thị, cụm dân cư tập trung, thì các phương tiện vận chuyển phải tuân thủ điều kiện quy định, không để rơi vãi chất thải trên đường và phải nộp phí xử lý chất thải xây dựng tại bãi chôn lấp theo quy định.

10. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình: Rác được phân loại thành chất hữu cơ dễ phân hủy và các loại khác và phải thực hiện lưu giữ chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đổ chất thải đúng thời gian, đúng nơi quy định.

Đối với đơn vị quản lý nhà nước

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân, trong đó quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước”. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Chính phủ quy định chi tiết trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Luật cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp là những cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tại các địa bàn.

Trong bối cảnh môi trường ngày càng báo động, sự chung tay của các ngành, các cấp, các cơ quan truyền thông và mọi người dân là điều vô cùng quan trọng để chúng ta cùng nhau đẩy lùi các bức xúc về ô nhiễm môi trường, thực hiện các quan điểm, mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, đưa đất nước ta phát triển một cách bền vững. Trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc  xây dựng và ban hành các chính sách, cũng như các chế tài để răn đe, xử lý khi xảy các hành vi vi phạm về công tác bảo vệ môi trường. Chính sách phải tốt, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội thì mới đi vào được cuộc sống. Đồng thời các chế tài được ban hành cũng phải đảm bảo các chính sách được thực thi hiệu quả, đảm bảo tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân có ý định thực hiện các hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường. Đây đều là những cơ sở quan trọng để công tác bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả cao.

VŨ LAM (T/h)

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn

Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.

MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân

MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.