Du khách được khuyến cáo không cho khỉ ăn ở bán đảo Sơn Trà

MTXD - Du khách được khuyến cáo không cho khỉ ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) ăn. Tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp diễn, vô tình biến khỉ trở thành “kẻ ăn xin” ngay trong môi trường sống tự nhiên của mình.

MTXD - Du khách được khuyến cáo không cho khỉ ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) ăn. Tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp diễn, vô tình biến khỉ trở thành “kẻ ăn xin” ngay trong môi trường sống tự nhiên của mình.

Bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) có diện tích hơn 4.400ha, dài 13km với chu vi khoảng 60km, độ cao trung bình 350m, nơi cao nhất gần 700m so với mực nước biển. Bán đảo nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía đông bắc. Với 3 mặt giáp biển, mặt còn lại giáp đô thị, Sơn Trà là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển duy nhất ở Việt Nam. Khỉ vàng là loài linh trưởng phổ biến trên bán đảo Sơn Trà. Chúng có tên khoa học là Macaca mulatta, tên tiếng Anh là Rhesus Macaque. Đây loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp. Khỉ vàng sống theo đàn, mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. Chúng hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây.

Khi người cho khỉ ăn, chúng sẽ quen dần và sẽ chuyển ra sống gần đường và cuối cùng về khu dân cư, gây ảnh hưởng đến đời sống con người.

Tuy nhiên những năm gần đây, hoạt động sống của loài khỉ này trên bán đảo Sơn Trà đang bị ảnh hưởng. Trong đó có tình trạng vô tư cho khỉ ăn uống khiến tập tính của loài bị thay đổi, giờ đây chúng là những “chuyên gia” trong việc cướp đồ ăn trên tay du khách. Trên tuyến đường lên bán đảo Sơn Trà, tại vị trí có nhiều du khách cắm trại, hóng mát, có cả một đàn khỉ chuyên “cướp giật” thức ăn để trên xe. Thậm chí có trường hợp 3-4 cá thể vây lấy du khách để giật thức ăn ngay trên tay. Khu vực Miếu Đôi, trước cổng chùa Linh ứng và đường lên Bãi bắc Sơn Trà là ba khu vực khách du lịch tập trung nhiều nhất để ngắm cảnh, chụp hình…. Các loại khỉ cũng thường tập trung xuống đây để kiếm ăn.

Từ việc tìm kiếm thức ăn tự nhiên trong rừng, giờ đây khỉ chỉ chờ đợi người mang thức ăn đến cho ăn hoặc “cướp” thức ăn từ du khách.

Đây là hệ lụy của việc du khách thường xuyên cho các đàn khỉ ăn làm loài vật này thay đổi thói quen sinh hoạt, môi trường kiếm ăn. Từ việc tìm kiếm thức ăn tự nhiên trong rừng, giờ đây khỉ chỉ chờ đợi người mang thức ăn đến cho ăn hoặc “cướp” thức ăn từ du khách. Khu vực này luôn là điểm nóng của tình trạng du khách cho khỉ ăn thức ăn của con người. Điều này làm chúng thay đổi tập tính kiếm ăn và khi thấy người mang đồ ăn bên cạnh, chúng nghĩ đó là thức ăn của chúng nên sẵn sàng chờ sơ hở để lao vào cướp.

Không chỉ cho khỉ ăn, một số du khách còn vô tư vứt rác không đúng nơi quy định để khỉ nhặt ăn, uống nước.

Dù đã có biển báo nhưng chỉ trong vòng vài giờ đã có hàng chục lượt khách ném thức ăn của con người cho khỉ. Thậm chí nhiều người còn nô đùa, cố tình chọc tức các chủ khỉ nổi giận, làm chúng có nhiều hành vi nổi nóng như la ré, cào, cấu. Sau nhiều lần được cho ăn, nhiều con khỉ đã chủ động chạy xuống đường để xin ăn, giật đồ ăn của du khách, gây mất an toàn giao thông.

Khi người cho khỉ ăn, chúng sẽ quen dần và sẽ chuyển ra sống gần đường và cuối cùng về khu dân cư, gây ảnh hưởng đến đời sống con người.

Nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch từ khỉ là rất cao, tuy nhiên đến nay tất cả chỉ mới dừng ở việc nhắc nhở là chính, chưa có chế tài xử lý, để ngăn tình trạng cho khỉ ăn, trêu chọc khỉ. Nhiều chuyên gia cũng đã nhận định, khi con người cho khỉ ăn sẽ làm thay đổi tập tính tự nhiên của khỉ trong việc tìm kiếm thức ăn. Khỉ sẽ không vào trong rừng để kiếm ăn mà nó chỉ muốn được con người cho thức ăn, cuối cùng chúng sẽ trở nên bị thụ động. Khi người cho khỉ ăn, chúng sẽ quen dần và từ đó vùng sống bị thay đổi, từ trong rừng chúng sẽ chuyển ra sống gần đường và cuối cùng về khu dân cư, gây ảnh hưởng đến đời sống con người.

Không chỉ cho khỉ ăn, một số du khách còn vô tư vứt rác không đúng nơi quy định để khỉ nhặt ăn, uống nước. Điều đáng nói khi uống xong chúng lại ném vương vãi trong sân chùa, bìa rừng làm mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Dù Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã cắm biển lưu ý du khách với nhiều ngôn ngữ, kích thước khác nhau với cùng một thông điệp không cho động vật hoang dã ăn, nhưng nhiều người vẫn cố tình không chú ý.

Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng đã phối hợp với các đơn vị kinh doanh để lắp đặt các biển cảnh báo, biển nghiêm cấm cho động vật hoang dã ăn.

Ông Phan Minh Hải - Phó Trưởng ban Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho hay, cái khó của vấn đề là việc cho khỉ ăn không có chế tài xử lý. Giải pháp trước mắt là tuyên truyền và nhắc nhở. Hiện nay, Ban Quản lý cũng có một tổ khoảng 6 người thường xuyên tuần tra dọc đường bán đảo Sơn Trà, khi thấy du khách chơi hoặc cho khỉ ăn thì sẽ nhắc nhở. Đồng thời Ban Quản lý đã phối hợp với các đơn vị kinh doanh để lắp đặt các biển cảnh báo, biển nghiêm cấm cho động vật hoang dã ăn. Ban Quản lý cũng đã gửi công văn đề nghị các đơn vị lữ hành, các hãng xe tuyên truyền, khuyến cáo du khách tuyệt đối không dùng thức ăn của mình cho các loài động vật tự nhiên.

Nhuận Mẫn

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn

Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.

MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân

MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.