Bảo vệ môi trường và những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường

​MTXD - Bảo vệ môi trường là những hoạt động được diễn ra nhằm mục đích giữ gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường; giúp cân bằng hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống của các sinh vật nói chung và con người nói riêng qua những việc làm để ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục các hậu quả xấu do thiên tai và con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường.

MTXD - Bảo vệ môi trường là những hoạt động được diễn ra nhằm mục đích giữ gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường; giúp cân bằng hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống của các sinh vật nói chung và con người nói riêng qua những việc làm để ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục các hậu quả xấu do thiên tai và con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường.

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người

Ngày nay, các nhà khoa học còn cho rằng, môi trường không chỉ được hiểu là môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả môi trường xã hội - là các điều kiện về tinh thần và văn hoá... phục vụ cho Cuộc sống con người được thoải mái. Tuy nhiên, pháp luật môi trường hiện hành chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tự nhiên, bao gồm: Các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.

 Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người

Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay là quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cổ môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển - nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Việt Nam đúng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và cũng đang phải đổi đầu với vấn đề môi trường.

Tại Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Như vậy, bảo vệ môi trường vừa được hiểu là bảo vệ chất lượng môi trường nói chung, vừa bảo vệ chất lượng của từng thành phần môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học...

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người và của mọi quốc gia, không phân biệt hình thức chính thể, chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng quy định cụ thể 14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường, như:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xả nước thải, xả khí thải ra môi trường chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Phát tán vào môi trường các hóa chất độc hại; vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật; vi sinh vật chưa được kiểm định; xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với con người, sinh vật và tự nhiên.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường…

Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường cũng được quy định rõ trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó:

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư….

Bảo vệ môi trường được thực hiện bằng việc áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như biện pháp tổ chức - chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học - công nghệ, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, biện pháp pháp lí...

Bảo vệ môi trường có thể tiến hành theo nhiều cấp độ khác nhau, gồm: cấp cá nhân, cấp cộng đồng, cấp địa phương, vùng, cấp quốc gia, cấp tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.

PHAN TÚ

 

 

Các tin khác

Đà Nẵng: Huy động 200 người và phương tiện tham gia dập lửa vụ cháy rừng.
Đà Nẵng: Huy động 200 người và phương tiện tham gia dập lửa vụ cháy rừng.

Dưới thời tiết nắng nóng tại khu vực chân núi Bà Nà, thuộc xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang đã xảy ra vụ cháy rừng tự nhiên. Lực lượng chức năng đã huy động 200 người cùng phương tiện tham gia chữa cháy, khống chế dập tắt ngọn lửa.

TP.HCM: Ban hành Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu
TP.HCM: Ban hành Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu

MTXD - UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 22/2024/QĐ-UBND về việc Quy định thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải từ bể phốt, hầm cầu trên địa bàn TP.HCM.

Đề xuất giải pháp phục hồi hệ sinh thái sông Tô Lịch trong khát vọng biến thành công viên lịch sử - văn hóa- tâm linh trên đất Thăng Long- Hà Nội
Đề xuất giải pháp phục hồi hệ sinh thái sông Tô Lịch trong khát vọng biến thành công viên lịch sử - văn hóa- tâm linh trên đất Thăng Long- Hà Nội

​MTXD - Sông Tô Lịch trước đây vốn là một dòng sông trong xanh, mát mẻ, cùng với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp ở hai bên bờ tạo thành một lưu vực sông sầm uất đã gắn bó lâu đời cùng với người dân Hà Nội, đặc biệt là với người dân sinh ra và lớn lên hai bên bờ sông.

Long An: Thực hiện nhiều giải pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt mùa khô 2023-2024
Long An: Thực hiện nhiều giải pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt mùa khô 2023-2024

MTXD – Để kịp thời khắc phục tình trạng thiếu nước sạch cho sinh hoạt của người dân trong mùa khô năm 2023-2024, UBND tỉnh Long An yêu cầu các đơn vị liên quan theo dõi sát tình hình, tăng cường triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả với tình trạng thiếu nước do hạn, mặn.

Những mảng màu của rác tái sinh
Những mảng màu của rác tái sinh

MTXD - Có những gam màu nơi mà rác thải không chỉ được tạo vòng đời mới, mà còn kể nên câu chuyện về sự sống, môi trường và văn hóa. Sự tái sinh ấy được tạo tác lại bằng niềm đam mê, kỹ thuật tài hoa và một tấm lòng nhiệt thành của người họa sỹ.