Bẫy nhựa trên sông ô nhiễm
MTXD - Tổ chức The Ocean Cleanup của Hà Lan đang tìm cách giữ lại hàng nghìn tấn nhựa chảy vào biển Caribe mỗi năm qua sông Las Vacas.
Boyan Slat, Giám đốc và nhà sáng lập tổ chức, hôm 8/6 nói với AFP rằng kế hoạch bao gồm việc lắp đặt "The Interceptor" - một hàng rào kim loại khổng lồ dùng để ngăn không cho nhựa từ các bãi rác tại thủ đô Guatemala của Cộng hòa Guatemala trôi qua khu đô thị Chinautla theo đường sông Las Vacas, một nhánh của sông Motagua.
Theo ước tính của The Ocean Cleanup, mỗi năm có khoảng 20.000 tấn rác thải nhựa chảy qua nhánh sông Las Vacas đến Motagua và cuối cùng đổ ra các bãi biển Caribe của Guatemala và Honduras.
"Khối lượng rác lớn đó biến Motagua trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất hành tinh", Slat nhấn mạnh.
Hàng rào The Interceptor sẽ hoạt động bằng cách bẫy các luồng rác thải đổ vào sông và khi mực nước giảm xuống, tất cả sẽ được loại bỏ bằng máy xúc. Kế hoạch dự kiến bắt đầu được triển khai trong những tuần tới.
"Đại dương thuộc về tất cả mọi người, vì vậy điều quan trọng là phải giữ cho nó sạch sẽ và đó là một phần lý do tại sao chúng tôi ở đây. Sứ mệnh của The Ocean Cleanup là làm sạch các đại dương trên thế giới và một trong những cách chúng tôi làm là ngăn dòng chảy nhựa qua các con sông, nguồn nhựa chính đổ ra biển", Slat nói thêm.
Trước đây, The Ocean Cleanup đã thực hiện một loại hình "đánh chặn" khác ở Malaysia, bằng cách sử dụng thuyền lớn được trang bị cơ chế thu gom rác ở cửa sông trước khi chúng có thể chảy ra biển.
Tổ chức này cũng đang phát triển một hệ thống bao gồm phao nổi dài 600 m và tấm chắn sâu 3 m để dọn rác trên Thái Bình Dương. Nó sẽ vận hành dựa vào sức mạnh tự nhiên của gió, dòng hải lưu và sóng. Nhờ được trang bị hàng loạt công nghệ hiện đại như camera, cảm biến, ăng-ten vệ tinh cùng thiết bị chống va chạm, hệ thống hứa hẹn có thể dọn sạch 90% rác thải nhựa ở đảo rác Thái Bình Dương vào năm 2040.
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường và đầu độc sinh vật biển, rác thải nhựa ngoài đại dương còn có thể tạo ra "bẫy sinh thái".
Theo Nature Communications, nhiều loài động vật như hải quỳ, sao giòn, tôm và cá ngựa đang tụ tập thành các quần xã lớn trên những đảo rác nổi. Thông qua sự vận động của đại dương, chúng được vận chuyển đến các môi trường sống mới và có thể trở thành động vật xâm lấn, tàn phá hệ sinh thái bản địa.
Những quần xã sinh vật này cũng thu hút các loài săn mồi như rùa, cá mập, cá heo và cá voi. Khi đó, chúng có thể ăn nhầm rác thải nhựa hoặc mắc kẹt trong đống hỗn độn, cuối cùng bị giết chết.
Theo AFP
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.