Biến đổi khí hậu đang biến nhiều vùng ở Trung Á thành sa mạc
MTXD - Kể từ những năm 1980, khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, khí hậu sa mạc đã lan rộng lên đến 100km ở nhiều phần của khu vực Trung Á.
Sự lan rộng của các sa mạc ở Uzbekistan và các nước lân cận sẽ làm thay đổi thành phần của các hệ sinh thái. (Ảnh: Shutterstock/Nature)
Nghiên cứu được công bố ngày 27/5 trên tạp chí chuyên ngành về địa chất Geophysical Research Letters cũng cho thấy trong 35 năm qua, nhiệt độ đã tăng lên trên toàn bộ Trung Á, bao gồm một phần Trung Quốc, Uzbekistan và Kyrgyzstan. Trong khoảng thời gian này, các vùng núi trở nên nóng hơn và ẩm ướt hơn - điều này có thể đẩy nhanh tốc độ biến mất của một số sông băng lớn.
Chuyên gia Jeffrey Dukes, nhà sinh thái học tại Khoa sinh thái toàn cầu của Viện Khoa học và Sinh thái học thuộc Viện Khoa học Carnegie (Mỹ) cho biết, những thay đổi như vậy đe dọa các hệ sinh thái và những gì sống dựa vào chúng. Tuy nhiên, phát hiện là “bước đầu tiên tuyệt vời” để cung cấp thông tin cho các chính sách giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực này.
Khô hơn và nóng hơn
Hơn 60% diện tích Trung Á có khí hậu khô hạn với lượng mưa không thường xuyên. Với lượng nước cung cấp cho thực vật và các sinh vật khác ít đi, phần lớn khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tăng cao, khiến tốc độ bốc hơi nước trong đất nhanh hơn và làm tăng nguy cơ hạn hán.
Đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia Qi Hu, nhà khoa học về Trái đất và khí hậu tại Đại học Nebraska - Lincoln cho biết, nghiên cứu về biến đổi khí hậu trước đây đã báo cáo những thay đổi trung bình về nhiệt độ và lượng mưa ở phần lớn khu vực Trung Á.
Bằng cách sử dụng dữ liệu về nhiệt độ không khí và lượng mưa từ năm 1960 đến năm 2020, chuyên gia Hu và nhà khoa học khí hậu Zihang Han tại Đại học Lan Châu (Trung Quốc) đã chia Trung Á thành 11 kiểu khí hậu.
Họ phát hiện ra rằng kể từ cuối những năm 1980, khu vực được coi là có khí hậu sa mạc đã mở rộng về phía đông, và trải rộng về phía bắc tới 100 km ở phía bắc Uzbekistan và Kyrgyzstan, ở phía nam Kazakhstan và chung quanh Lưu vực Junggar ở tây bắc Trung Quốc.
Chuyên gia Hu nói rằng đây là một sự mở rộng đáng kể và đã gây ra hiệu ứng domino đối với các vùng khí hậu lân cận, vốn cũng trở nên khô hơn. Ở một số khu vực, nhiệt độ trung bình hằng năm cao hơn ít nhất 5 độ C từ năm 1990 đến năm 2020 so với khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1979, mùa hè trở nên khô hơn và mùa đông thường xuyên có mưa.
Theo thời gian, nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm sẽ khiến các cộng đồng thực vật chủ yếu là các loài thích nghi với điều kiện nóng hơn và khô hơn. Chuyên gia Dukes nói: “Điều đó sẽ gây ra hậu quả cho những loài như động vật ăn cỏ phụ thuộc vào thảo nguyên hoặc đồng cỏ”. Ông cho biết thêm, ở một số vùng, thời gian hạn hán kéo dài sẽ làm giảm năng suất của đất cho đến khi nó trở thành đất "chết".
Dãy Thiên Sơn xuất hiện mưa nhiều hơn do nhiệt độ tăng cao. (Ảnh: Wikipedia)
Ấm hơn và ẩm hơn
Nhóm nghiên cứu còn nhận thấy một tình trạng khác ở các vùng núi. Ở dãy Thiên Sơn (Tian Shan) phía tây bắc Trung Quốc, nhiệt độ tăng cao đã khiến khu vực này xuất hiện mưa nhiều hơn, không phải tuyết rơi như trước kia. Nhiệt độ cao hơn và lượng mưa tăng góp phần làm tan băng ở vùng cao. Theo chuyên gia Hu, điều này có thể giải thích cho tốc độ suy giảm chưa từng có của các sông băng trong khu vực này.
Theo nhà địa lý học Troy Sternberg tại Đại hoc Oxford (Anh), lượng tuyết rơi giảm, các sông băng ở Trung Á sẽ không được bổ sung lượng băng đã mất. Trong tương lai, điều này đồng nghĩa với việc giảm lượng nước từ sông băng tan chảy để cung cấp cho sinh hoạt của con người và mùa màng.
Vấn đề toàn cầu
Ông Mickey Glantz, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Colorado Boulder nhận định, sa mạc hóa là một vấn đề ở Trung Á cũng như các khu vực khác trên thế giới. Nhưng để kết luận chính xác rằng các sa mạc đang mở rộng, các nhà nghiên cứu nên xem xét các chỉ số như bão bụi và sóng nhiệt, thay vì chỉ dựa vào phân loại khí hậu.
"Các hoạt động của con người như khai thác mỏ và nông nghiệp cũng góp phần vào quá trình sa mạc hóa", ông Sternberg lưu ý. Vì vậy, các Chính phủ ở Trung Á nên tập trung vào nông nghiệp và đô thị hóa bền vững. Ông nói: “Trung Á, cũng như phần còn lại của thế giới, nên chú ý đến biến đổi khí hậu và cố gắng thích ứng hơn với tình trạng này.”
Theo Nature
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.