Bộ Công Thương đưa đề xuất mới về điện mặt trời mái nhà

MTXD - Bộ Công Thương vừa có văn bản số 8691/BCT-ĐL đề nghị góp ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Theo đó, Bộ này đề xuất nhiều chính sách liên quan đến điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân và lưới điện quốc gia.

MTXD - Bộ Công Thương vừa có văn bản số 8691/BCT-ĐL đề nghị góp ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Theo đó, Bộ này đề xuất nhiều chính sách liên quan đến điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân và lưới điện quốc gia.

Hệ thống pin điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà xưởng ở Khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN

Hai trường hợp phát triển điện mặt trời mái nhà

Với trường hợp điện mặt trời mái nhà liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia, bao gồm cả việc không bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (nghĩa là không đầu tư kinh doanh điện, không cho phép hoạt động kinh doanh mua bán điện),

Dự thảo cho phép tổ chức, cá nhân lựa chọn phát hoặc không phát sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện.

Trường hợp lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện thì nhà nước ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng (không được thanh toán, đổi lại nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân được bám lưới điện, được liên kết với lưới điện quốc gia để điện mặt trời mái nhà vận hành, hoạt động ổn định).

"Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn không phát sản lượng điện dư vào lưới điện quốc gia thì phải tự đầu tư lắp đặt thiết bị hạn chế tối đa phát điện dư vào hệ thống điện", dự thảo nêu.

Công suất điện mặt trời mái nhà của mỗi tổ chức, cá nhân phải phù hợp với phụ tải hiện có tại thời điểm thực hiện đăng ký phát triển. Bộ Công Thương lưu ý quy định này áp dụng đối với điện mặt trời mái nhà trên phạm vi cả nước, bao gồm điện mặt trời mái nhà tại TP.HCM thực hiện theo Nghị quyết 98 năm 2023.

Trường hợp thứ hai được Bộ Công Thương đề cập là điện mặt trời mái nhà không liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.

Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân khi phát triển điện mặt trời mái nhà chỉ được sử dụng tại chỗ, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác, phải bảo đảm cả nguồn phát điện và phụ tải không liên kết với lưới điện quốc gia.

Quy mô công suất lắp điện mặt trời mái nhà của mỗi tổ chức, cá nhân không giới hạn tại thời điểm thực hiện đăng ký phát triển.

Lắp đặt tại nhà ở sẽ không phải lập dự án 

Theo thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương từ sau ngày 31/12/2020 đến cuối tháng 7/2023, còn khoảng 1.030 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất khoảng 399,96 MWp đã được các tổ chức, cá nhân lắp đặt với mục đích tự dùng tại chỗ, có liên kết với lưới điện nhưng không bán điện cho các đơn vị của EVN. Do đó, Bộ Công Thương đề xuất cho phép điện mặt trời mái nhà đã lắp đặt tính đến nay hoặc trước khi ban hành nghị định này tiếp tục tồn tại.

Ngoài ra, để thuận lợi cho điện mặt trời mái nhà, Bộ Công Thương đề xuất điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở riêng lẻ không phải thực hiện phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư, không phải lập dự án đầu tư (điện mặt trời mái nhà chỉ sử dụng tại chỗ, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác, không hoạt động kinh doanh điện, có hoặc không có yếu tố nước ngoài).

Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành (cần xin ý kiến có hay không việc phê duyệt, chấp thuận chủ trường đầu tư kèm nhà đầu tư, lập dự án đầu tư).

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật về điện lực, đất đai, đất công trình điện lực phải là đất năng lượng, công năng của công trình điện lực là công trình năng lượng. Nhưng để tạo điều kiện cho điện mặt trời mái nhà, Bộ Công Thương cũng nêu giải pháp đất, công trình xây dựng có mái nhà không phải thực hiện bổ sung đất năng lượng và công năng cho công trình năng lượng.

Bộ Công Thương dự tính nghị định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và kéo dài đến 31/12/2030.

Theo Đức Dũng- Tintuc,vn

(https://baotintuc.vn/kinh-te/bo-cong-thuong-dua-de-xuat-moi-ve-dien-mat-troi-mai-nha-20231207143918178.htm)

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.