Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất
MTXD - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các các tỉnh, thành phố về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của pháp luật đất đai nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.
Theo đó, triển khai Luật Đất đai 2024 và Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27/6 của Chính phủ quy định về giá đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 5317/BTNMT-QHPTTNĐ ngày 8/8 gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tiếp tục chủ động, khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, ban hành quy định về giá đất thuộc thẩm quyền.
Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết các trường hợp áp dụng bảng giá đất (khoản 1 Điều 159) theo hướng mở rộng các trường hợp được áp dụng bảng giá đất so với Luật Đất đai 2013 trong bối cảnh đồng bộ các quy định, như các phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường để xây dựng bảng giá đất (Điều 158); bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2024 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025; trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương (khoản 1 Điều 257); UBND cấp tỉnh xây dựng, trình HĐND cùng cấp quyết định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất
Hằng năm, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trình HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 1/1 của năm tiếp theo; trường hợp cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất trong năm, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trình HĐND cấp tỉnh quyết định (khoản 3 Điều 159).
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, qua công tác nắm tình hình cho thấy hiện có tình trạng một số địa phương sử dụng giá đất trong bảng giá đất hiện hành (đã xây dựng, ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành) làm giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai 2024 và có sự chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, tác động đến phát triển kinh tế xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh và thị trường nhà ở, bất động sản.
Tình trạng trên xảy ra có một phần nguyên nhân do bảng giá đất hiện hành được xây dựng, ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành bị khống chế bởi khung giá đất của Chính phủ (đã được bỏ tại Luật Đất đai 2024).
Bên cạnh đó, trong thời gian thực hiện bảng giá đất, một số địa phương chưa kịp thời theo dõi biến động giá đất phổ biến trên thị trường để điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp. Do đó giá đất trong bảng giá đất tại một số địa phương còn thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khi áp dụng giá đất trong bảng giá đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai phải chỉ đạo rà soát, trường hợp tại khu vực, vị trí cần áp dụng bảng giá đất mà giá đất chưa phù hợp với thực tế thì căn cứ quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương để quyết định điều chỉnh bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 tại khu vực, vị trí đó để áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trình tự điều chỉnh bảng giá đất thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 71/2024/NĐ-CP.
Từ đầu tháng 8, các phiên đấu giá đất tại huyện Thanh Oai, Hoài Đức đã thu hút lượng người tham gia lớn với hàng nghìn hồ sơ đăng ký, gây xôn xao thị trường. Tại phiên gần nhất ở Hoài Đức ngày 19/8, hơn chục lô đất được trúng với giá trên 100 triệu đồng mỗi m2, trong đó lô cao nhất là hơn 133 triệu đồng một m2.
Mức này cao hơn 18 lần giá khởi điểm, được nhiều nhà đầu tư, chuyên gia nhận xét vượt giá trị thực so với các lô đất cùng khu vực. Cùng với đó, một số cũng cho rằng các cuộc đấu giá còn những điểm bất hợp lý như giá khởi điểm quá thấp làm tiền đặt cọc ít, chưa đủ sức ngăn ngừa tình trạng không nộp tiền nếu trúng với giá cao. Cách thức tổ chức đấu giá tại một số địa phương cũng có thể chưa phù hợp, khiến thời gian đấu giá có thể kéo dài xuyên đêm.
Ngày 21/8/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý và đề xuất phương án xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng gây nhiễu loạn thị trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 8 năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý và đề xuất phương án xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng gây nhiễu loạn thị trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 8 năm 2024.
Phan Tú
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.