Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm việc với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang

​MTXD - Ngày 28/2, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị dẫn đầu Tổ công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu; những tồn tại, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tại các địa phương.

MTXD - Ngày 28/2, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị dẫn đầu Tổ công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu; những tồn tại, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tại các địa phương.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị dẫn đầu Tổ công tác Chính phủ làm việc với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang.

Nhiều tín hiệu tích cực

Tham dự buổi làm việc có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; ông Võ Tấn Đức - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai; ông Phạm Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.

Tại buổi làm việc, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội với Đoàn công tác. Theo đó, tỉnh Bình Dương cho biết: Trong 2 tháng đầu năm 2024 tỉnh đã thu hút gần 11.320 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, tăng 109,1% so với cùng kỳ năm trước; đầu tư nước ngoài thu hút 107,3 triệu đô la Mỹ. Các doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi mô hình, tìm kiếm thị trường, mạnh dạn chuyển đổi số.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đến ngày 21/2 đạt 7 tỷ 366 triệu đô la Mỹ, tăng 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ 380 triệu đô la Mỹ, tăng 10,81% so cùng kỳ năm trước; tổng thu ngân sách đến 21/2 đạt gần 12.572 tỷ đồng... Đặc biệt, đầu tư công tại tỉnh Bình Dương đã thực hiện tổng giá trị giải ngân là 1.114 tỷ đồng, đạt 5,1% kế hoạch HĐND tỉnh giao và đạt 8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ông Hồ Văn Hà – Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết: Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP tăng 5,3% so với cùng kỳ; GRDP bình quân đầu người năm 2023 dự ước đạt 139,75 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên về mặt giá trị tỉnh Đồng Nai vẫn duy trì được tỷ lệ xuất siêu, năm 2023 giá trị xuất siêu Đồng Nai đạt khoảng 5,9 triệu USD. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2023 đạt 94% so với dự toán giao đầu năm. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/12/2023 là 73,04%; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 43,16%; thu hút mới được 102 dự án.

Đến nay, hồ sơ quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch chức phiên họp thẩm định và đánh giá hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tỉnh Đồng Nai và đang được rà soát, bổ sung.. để hoàn thiện, dự kiến, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 4/2024.

Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang vui mừng cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh có 140/142 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 49 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 3 đô thị (thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 4 huyện Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cai Lậy đạt chuẩn huyện NTM.

Còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang đã thẳng thắn trao đổi những vấn đề cấp bách cần được nhanh chóng tháo gỡ để các địa phương hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ông Hồ Văn Hà chia sẻ: Việc xử lý những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư những công trình, dự án trọng điểm, dự án nhà ở xã hội còn chậm được tháo gỡ; kết quả giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với dự toán. Tiến độ lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, khai thác quỹ đất công để thực hiện đấu giá đất huyện còn chậm so với kế hoạch. Tình trạng vi phạm quy định về đất đai khoáng sản xây dựng trái phép ô nhiễm môi trường chưa được phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Đại diện tỉnh Bình Dương cho biết, những nhóm vấn đề cần được Chính phủ quan tâm tháo gỡ như: Chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp mua, bán, chuyển nhượng vốn góp; Giấy phép xây dựng có thời hạn để làm căn cứ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho đối tượng là tổ chức; Hoàn thiện, đồng bộ các cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm trình Chính phủ ban hành một số quy định tháo gỡ vướng mắc khi quá trình triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; hướng dẫn cụ thể về hình thức lựa chọn đơn vị sản xuất, phân phối bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy định… Ban hành các văn bản hướng dẫn việc vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; tài trợ, đồng tài trợ và hỗ trợ khác cho các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm khuyến kích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện kinh tế tuần hoàn, xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đại diện tỉnh Tiền Giang thẳng thắn bày tỏ những vấn đề đang tồn tại như: Tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh đang diễn ra ở mức độ nghiêm trọng khiến không kịp thống kê. Chi phí cho việc này rất lớn, hiện tỉnh ko đủ vốn để làm; Dự án nạo vét luồng tuyến của sông Tiền tính từ phao số 0 được duyệt khoảng 10 năm nhưng bị dừng lại khiến lòng sông bị bồi lắng và đơn vị đã trúng thầu khó thực hiện vì còn một số vướng mắc về thủ tục pháp lý. Đây là vấn đề cấp bách, Tiền Giang cần được tháo gỡ để tải trọng luồng tuyến trên sông Tiền được nâng lên, tạo điều kiện cho tàu bè có trọng tải lớn lưu thông.

Những vướng mắc về những quy định lắp đặt điện mặt trời; lắp đặt trạm sạc pin cho xe điện… cũng được đại diện tỉnh Tiền Giang đề nghị sớm được tháo gỡ khó khăn để thuận lợi hơn trong thu hút đầu tư.

Quang cảnh buổi làm việc.

Đồng hành cùng địa phương

Sau khi nghe đại diện lãnh đạo các tỉnh báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong 2 tháng đầu năm 2024, đồng thời nêu lên những khó khăn, vướng mắc, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đánh cao kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực của các tỉnh được trong 2 tháng qua, dù còn gặp nhiều khó khăn song với nỗ lực và cố gắng của Đảng bộ, chính quyền 3 tỉnh.

Chia sẻ những khó khăn với các tỉnh do Tổ công tác phụ trách, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định sẽ đồng hành cùng các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các tỉnh này hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao.

Bộ trưởng cũng thẳng thắn cho biết: Năm 2023, tỉnh Bình Dương có 47 kiến nghị thì Tổ công tác đã trả lời 42 kiến nghị; Đồng Nai có 42/44 câu hỏi được giải đáp; Tiền Giang có 22/23 câu hỏi đã được trả lời. Tuy nhiên, Tổ công tác rất cần sự đánh giá của các địa phương về chất lượng câu trả lời của Tổ. Trong những câu hỏi của địa phương chưa được trả lời thì một số câu cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành nhưng Tổ công tác chưa nhận được ý kiến của Bộ, ngành liên quan. Năm 2024, đề nghị thành viên của Tổ công tác trả lời thẳng vào vấn đề các tỉnh hỏi.

Thông tin đến các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Bộ Xây dựng sẽ sớm ban hành các thông tư dưới luật để thực hiện các luật như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần phục hồi phát triển thị trường bất động sản. Đối với việc phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đang thực hiện chủ trương xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, riêng trong năm 2024 xây dựng 130.000 căn. Bộ Xây dựng đã nhận diện được khó khăn, vướng mắc, do đó sẽ sớm xây dựng các thông tư để tháo gỡ. Các địa phương phải có giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chú trọng quy hoạch quỹ đất, khơi thông nguồn lực tạo điều kiện tốt nhất cho các địa phương phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh: Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang là những địa phương có nhiều dự án giao thông trọng điểm, do đó phải bảo đảm chất lượng, đẩy nhanh tiến độ, chú ý về xây dựng các khu tái định cư, nguồn cát san lấp phục vụ thi công các công trình trọng điểm. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu, 3 tỉnh cần tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

Theo Xuân Mai- baoxaydung.com.vn

Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/bo-truong-nguyen-thanh-nghi-lam-viec-voi-cac-tinh-binh-duong-dong-nai-tien-giang-370657.html

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.