Các chiến lược thực hiện công trình LEED xây dựng mới tại Việt Nam
MTXD - Bài viết trình bày kết quả phân tích dữ liệu từ các dự án đã nhận được chứng chỉ LEED trước đây, từ đó đưa ra hướng dẫn trong việc đánh giá sơ bộ và lựa chọn các tiêu chí LEED được đưa ra từ kết quả phân tích các số liệu này.
1. Đặt vấn đề
LEED là hệ thống đánh giá công trình xanh (CTX) lớn nhất trên thế giới và ngày càng phổ biến ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, do phần lớn các chủ đầu tư và cả đội dự án thiếu các kiến thức, kinh nghiệm LEED để có thể lựa chọn các chiến lược xanh phù hợp, khiến cho các khoản đầu tư xanh dự án thiếu hiệu quả.
LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) là một hệ thống chứng nhận CTX phổ biến nhất thế giới, được phát triển Hội đồng CTX Hoa Kỳ (USGBC). Hệ thống đánh giá LEED bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về mức độ thân thiện với môi trường và sức khẻ người dùng xuyên suốt quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì các công trình.
LEED hoặc các hệ thống tiêu chuẩn xanh khác là yếu tố quan trọng trong báo cáo ESG (xem thêm về ESG tại đây); bằng cách hỗ trợ các tòa nhà được chứng nhận, các công ty có thể tiết kiệm tiền, nâng cao hiệu quả, giảm lượng khí thải carbon và tạo ra những nơi trong lành hơn cho người dân. Các công trình LEED rất quan trọng trong việc giải quyết BĐKH và đáp ứng các mục tiêu của ESG, nâng cao khả năng phục hồi và hỗ trợ các cộng đồng bình đẳng hơn.
Lĩnh vực CTX bắt đầu được chú ý ở Việt Nam vào khoảng năm 2010, muộn hơn so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore. Những năm 2012-2018 là thời gian phát triển mạnh mẽ của dự án LEED ở thị trường xây dựng nước ta với nhiều CTX được xây mới và mở rộng.
Mặc dù tỷ lệ các dự án đạt chứng nhận LEED tại Việt Nam đã và đăng gia tăng mạnh mẽ, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với số lượng công trình được đầu tư và xây dựng hàng năm và phân tán không đồng đều giữa các phân khúc thị trường. Ngoài việc thực hiện các giai đoạn như các dự án thông thường, dự án LEED đòi hỏi chủ đầu tư và đội dự án phải thực hiện thêm nhiều công đoạn ngay từ khi bắt đầu dự án để định hướng và chứng minh sự tuân thủ, cần có kiến thức chuyên môn hoặc sự hỗ trợ từ LEED AP để thực hiện.
Do đó, số lượng dự án và loại dự án nhận được chứng chỉ LEED vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, việc thực hiện các yêu cầu để đạt chứng chỉ LEED có thể làm gia tăng các rủi ro về chi phí cũng như tiến độ của dự án. Các đội dự án tại Việt Nam nhìn chung vẫn còn thiếu kinh nghiệm đối với việc thực hiện các yêu cầu của chứng chỉ LEED. Vì vậy, việc cung cấp thông tin và hướng dẫn nhằm giảm bớt rủi ro, khuyến khích thực hiện các CTX là cần thiết ở thời điểm hiện tại.
Một số dự án LEED ở Việt Nam.
2. Các chiến lược xanh trong dự án theo đuổi chứng chỉ LEED/Sơ lược về hệ thống đánh giá LEED
Các dự án theo đuổi chứng chỉ LEED phải đáp ứng tất cả các điều kiện tiên quyết và đạt được điểm theo hạng mức được quy định trong mỗi tín chỉ. Cụ thể, điều kiện tiên quyết là các yêu cầu tối thiểu mà dự án phải đạt được và không được thưởng điểm; tín chỉ cho phép đội dự án lựa chọn thực hiện hoặc không và thưởng điểm theo từng cấp độ mà dự án chứng minh sự tuân thủ. Điểm đạt được càng cao cho thấy công trình càng thân thiện với môi trường và sức khoẻ người dùng hơn. LEED v4 đánh giá các dự án theo thang đo 4 cấp bao gồm:
- Certified: 40 - 49 điểm
- Silver: 50 - 59 điểm
- Gold: 60 - 79 điểm
- Platinum: > 80 điểm
LEED có 5 hệ thống đánh giá khác nhau cho từng loại dự án bao gồm: LEED BD+C, LEED ID+C, LEED O+M, LEED ND và LEED Homes. Trong đó, LEED BD+C phổ biến nhất tại thị trường xây dựng Việt Nam, bao gồm các danh mục tín chỉ cơ bản sau:
- Location and Transportation: khuyến khích các dự án phát triển tại các vị trí thuận tiện cho người dùng và ít tác động đến môi trường.
- Sustainable Sites: Khuyến khích các dự án phát triển và duy trì các khu vực ngoại cảnh thân thiện người dùng với môi trường.
- Water Efficiency: Khuyến khích việc sử dụng nước tiết kiệm, tái chế và tận dụng nguồn nước phụ.
- Energy and Atmosphere: Khuyến khích việc sử dụng năng lượng hiệu quả, các nguồn năng lượng sạch.
- Materials and Resources: Khuyến khích việc giảm phát thải do hoạt động xây dựng. sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Indoor Environmental Quality: Tập trung về chất lượng không khí, tiện nghi nhiệt, cảnh quan và âm học công trình.
- Innovation in Design and Regional Priority: là mục điểm thưởng thêm ở LEED v4, công nhận các dự án về các tính năng sáng tạo của toà nhà và các công trình ở các vùng ưu tiên.
3. Chiến lược lựa chọn các tín chỉ LEED tại các dự án ở Việt Nam giai đoạn từ 2010-2022
Như đã đề cập, chứng nhận CTX LEED xuất hiện tại thị trường xây dựng Việt Nam vào năm 2010 và nhìn chung số lượng dự án có xu hướng tăng (Hình 2). Điểm trung bình của các dự án ở giai đoạn 2010-2013 tăng và đột ngột giảm vào năm 2014. Sự biến động này được cho là LEED v4 bắt buộc áp dụng thay cho LEED 2009 đối với mọi dự án vào năm 2014, dẫn đến việc các đội dự án chưa thích nghi với phiên bản mới của hệ thống đánh giá và giảm hiệu quả thực hiện.
Đến nay, USGBC đã ban hành LEED v4.1 với một số thay đổi và bổ sung trong yêu cầu nhưng không bắt buộc sử dụng thay thế LEED v4. Điểm số của các dự án tiếp tục biến động trong khoảng từ 50 đến 70 và số lượng dự án tăng ở các năm tiếp theo. Nhìn chung các yêu cầu của LEED v4 khó hơn so với các phiên bản trước và cần có thời gian để thích nghi với sự thay đổi này.
Phổ điểm của dự án LEED qua các năm.
Hình 3 cho biểu diễn tỷ lệ các loại công trình đã đạt chứng chỉ LEED ở nước ta. Trong đó, công trình công nghiệp và văn phòng chiếm đến 58%, 30% trong khi các loại công trình khác như trường học, phòng thí nghiệm chỉ chiếm 1%. Điều này thể hiện rõ sự tác động của EGS đến chính sách phát triển của các doanh nghiệp trong việc phát triển BĐS của họ.
Tỷ lệ loại công trình của các dự án LEED.
Cấp chứng nhận mục tiêu của các dự án ở Viêt Nam chủ yếu là Gold (56%) và Silver (26%) (Hình 3). Các cấp chứng nhận này mang lại hiệu quả kinh tế cho các dự án và có tính khả thi cao hơn cấp Platinum.
Nghiên cứu này phân tích điểm đạt được trung bình ở mỗi tín chỉ của các dự án nhằm chỉ ra các tín chỉ được thực hiện nhiều và mang tính khả thi cao đối với thực tiễn ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam. Kết quả phân tích có ý nghĩa hơn đối với nhóm dự án LEED BD+C: New construction và BD+C: Core and Shell đặt mục tiêu đạt cấp Gold và Silver.
Tỷ lệ các cấp chứng nhận LEED ở Việt Nam.
Điểm đạt được và ngưỡng điểm tối đa của mỗi tín chỉ được làm rõ ở Hình 4. Theo đó, LTc7 và INc2 là các tín chỉ mà bất kì dự án nào đạt được chứng nhận LEED cũng thực hiện và được điểm thưởng tối đa (tỷ lệ điểm thưởng là 100%). Tương tự, số liệu phân tích ở bảng 2 cho thấy các tín chỉ xếp hạng từ 1 đến 12 được thực hiện nhiều bởi các đội dự án và điểm thưởng nhận được trên 80% điểm tối đa, lần lượt là LTc7, Inc2, Wec2, SSc1, Ipc1, SSc5, EQc3, WEc, RPc1, SSc6, WEc1 và MRc5.
Ngược lại, tín chỉ LTc1, MRc2, MRc4 và EQc9 hoàn toàn không được thực hiện, hoặc không được thưởng điểm. Nguyên nhân là do sự bất khả thi hoặc không có hiệu quả trong các khoản đầu tư này. Nhóm tín chỉ có tỷ lệ điểm thưởng dưới 10% khác (như EAc7, LTc5, EAc4, WEc3) được thực hiện nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp so với điểm tối đa.
Điểm đạt được trung bìnhh của các dự án và điểm tối đa của từng tín chỉ (LEED BD+C: New construction).
4. Các dự án mới
Như đã đề cập, việc có được các chiến lược phù hợp là điều cần thiết để có thể hoàn thành một dự án LEED hiệu quả. Dựa trên kết quả từ việc tổng hợp các tài liệu và số liệu phân tích, nghiên cứu này đề xuất một số điểm cần thiết trong giai đoạn ban đầu của dự án.
Các bước cơ bản để đánh giá việc thực hiện LEED.
1. Giai đoạn 1: Xác định việc dự án có thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu của 1 dự án LEED hay không. Đây là các yêu cầu về vị trí và phương thức xây dựng của tòa nhà mà tất cả các dự án LEED phải có.
2. Giai đoạn 2: Xem xét khả năng thực hiện các tiêu chí tiên quyết. Đây là các tiêu chí bắt buộc mà tất cả các dự án phải thực hiện. Đội dự án cần đánh giá tác động của việc thực hiện các yêu cầu này, và đảm bảo có thể hoàn thành toàn bộ yêu cầu đã đặt ra.
3. Giai đoạn 3: Dựa trên đặc điểm, mục đích, ngân sách của dự án, đội dự án cần đưa ra mức chứng nhận LEED phù hợp. Việc chọn mức chứng nhận phù hợp giúp dự án đạt được các mục đích với chi phí gia tăng một cách phù hợp.
4. Giai đoạn 4: Xác định các tín chỉ phù hợp cho dự án. Mỗi dự án đều có đặc điểm riêng biệt và cần các đánh giá chi tiết sự phù hợp cho từng tiêu chí. Trong nghiên cứu này, chúng tôi để xuất các tiêu chí phổ biến, từ đó đội dự án có thể cân nhắc ưng tiên đánh giá và thực hiện như tiêu chí LTc7, Inc2, Wec2, SSc1, Ipc1, SSc5, EQc3, WEc, RPc1, SSc6, WEc1 và MRc5.
5. Kết luận
Kết quả của trình bày này đem lại một cái nhìn tổng quan cho dự án khi cân nhắc việc triển khai thực hiện chứng chỉ LEED. Các dự án nhà máy và văn phòng có nhiều lợi thế hơn trong việc triển khai LEED, điều này đến từ việc chủ đầu tư có thể thu hồi vốn dễ dàng trong quá trình vận hành. Trong khi đó, các dự án LEED nhà ở hiện chưa phổ biến, và cần có các chính sách để thúc đẩy phát triển xanh trong các dự án này.
Ngoài ra, phần lớn các dự án có thể nhận được mức chứng nhận Vàng. Điều này cho thấy với các chiến lược phù hợp thì việc tuân thủ các yêu cầu của LEED không phải là một việc bất khả thi ở các dự án Việt Nam. Tại giai đoạn đầu của dự án, nhóm dự án có thể cân nhắc các tiêu chí phổ biến như LTc2, SSc7, WEc4, INc2,... Sau đó, cân nhắc đến những tín chỉ ít phổ biến hơn cho đến khi đặt được mục tiêu đặt ra.
TS.KS PHẠM DUY HOÀNG - ARDOR Green
Tài liệu tham khảo
1.https://en.wikipedia.org/wiki/Environmental,_social,_and_corporate_governance
2.https://www.usgbc.org/leed-tools/minimum-program-requirements#:~:text=LEED%20BD%2BC%20and%20LEED,meters)%20of%20gross%20floor%20area.&text=LEED%20for%20Neighborhood%20Development%20Rating,no%20larger%20than%201500%20acres.
3.Pham, D. H., Kim, B., Lee, J., Ahn, A. C., & Ahn, Y. (2020). A comprehensive analysis: Sustainable trends and awarded LEED 2009 credits in Vietnam. Sustainability, 12(3), 852.
4.Awadh, O. (2017). Sustainability and green building rating systems: LEED, BREEAM, GSAS and Estidama critical analysis. Journal of Building Engineering, 11, 25-29.
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
Bão Yagi mạnh cấp 8, giật cấp 11 vào Biển Đông
MTXD - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (3/9), bão Yagi đi vào vùng biển phía đông bắc của khu vực bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2024. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11.