Các yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án xây dựng tại Đồng bằng sông Cửu Long

​MTXD – Tóm tắt: Ở các nghiên cứu trước tác giả đã trình bày các cơ sở để áp dụng lý thuyết tập mờ trong lập tiến độ dự án đầu tư xây dựng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong nghiên cứu này tác giả tiếp tục xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL.

MTXD – Tóm tắt: Ở các nghiên cứu trước tác giả đã trình bày các cơ sở để áp dụng lý thuyết tập mờ trong lập tiến độ dự án đầu tư xây dựng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong nghiên cứu này tác giả tiếp tục xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL.

Các yếu tố này chính là các biến ngẫu nhiên thành phần trong xây dựng bài toán dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo lý thuyết tập mờ.

Từ khoá: Tập mờ; tiến độ dự án; ĐBSCL; sơ đồ ngang, sơ đồ mạng.

1.Đặt vấn đề

Trong thi công, tiêu chuẩn tính toán và thiết kế ở nước ta và trên thế giới đều là tiêu chuẩn tiền định. Nghĩa là mọi tham số ngẫu nhiên đều được tiền định hóa trước khi đưa vào tiêu chuẩn. Xây dựng bài toán dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL theo lý thuyết tập mờ, trước hết là phải chấp nhận bản chất ngẫu nhiên của các tham số trong hệ thống. Mức độ phức tạp của bài toán cũng tăng theo số lượng biến ngẫu nhiên thành phần. Các biến ngẫu nhiên thành phần này chính là các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL. Một vài thông tư của Bộ Xây dựng liên quan nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng [1,2], các nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng [3-7], các luật xây dựng, luật đầu tư c 11], cũng như các nghiên cứu về đo lường mức độ rủi ro kỹ thuật trong xây dựng [12,13],…

 2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Đặc điểm của ngành Xây dựng:

Ngành Xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, những nguyên liệu ban đầu của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao do nhu cầu xây dựng được mở rộng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền để xây dựng nhà cửa, Chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của ngành Xây dựng sụt giảm nhanh chóng. Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành Xây dựng gặp khó khăn và ngược lại.

- Sản phẩm của ngành Xây dựng là những công trình xây dựng, kiến trúc… có qui mô lớn, do đó việc tổ chức quản lí và định giá sản phẩm xây lắp của chủ đầu tư cũng như việc hạch toán chi phí xây lắp của các nhà thầu xây dựng đều phức tạp.

- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lí sử dụng tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng…

- Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm cơ sở, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư thông quan hợp đồng xây dựng sau khi đấu thầu. Tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng khá là đặc biệt, do quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra trước khi sản phẩm ra đời. Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tí mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình.

- Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như mưa, nắng, lũ lụt....

- Khi so sánh các ngành công nghiệp khác thì kỹ thuật công nghệ áp dụng trong các công trình xây dựng trong dự án còn lạc hậu nhiều, các công việc vẫn còn phải làm thủ công.

- Những đặc điểm trên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và thực hiên dự án xây dựng đặc biệt là thời gian hoàn thành dự án.

Hoàn thành dự án xây dựng dân dụng đúng tiến độ là một yếu tố quan trọng để đánh giá một dự án thành công. Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, bao gồm công tác họach định, theo dõi và kiểm soát tất cả các khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí thấp và chất lượng là cao nhất. Đối với dự án xây dựng dân dụng có đặc điểm phức tạp và rất nhiều bên liên quan trong dự án cũng như cần sử dụng một nguồn lực về tài chính cũng như con người rất lớn để hoàn thành thì công tác quản lý dự án ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó có rất nhiều các yếu tố bên ngoài tác động đến dự án bị chậm tiến độ so với tiến độ ban đầu, từ đó kéo dài thời gian đưa dự án vào khai thác sử dụng thậm chí còn làm cho dự án bị thất bại.

Do tính chất đặc thù của sản phẩm ngành Xây dựng nên trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng nói chung và dự án xây dựng dân dụng nói riêng sẽ  phải  đương  đầu  với  nhiều  rủi  ro  và  nhiều  khó  khăn vướng mắc.

Trong quá tình thực hiện một dự án dự án xây dựng dân dụng chắc chắn sẽ có rất nhiều yếu tố tác động. Mục tiêu của nghiên cứu này là: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL. Do đó tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL là hết sức cần thiết.

2.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL

Trên cơ sở các nghiên cứu trước có liên quan, các ý kiến từ những chuyên gia trong ngành Xây dựng kết hợp với tình hình thực tế tại khu vực ĐBSCL tác giả đưa ra yếu tố ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng, một bảng câu hỏi thô được hình thành và gửi đến các cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý các dự án xây dựng để phỏng vấn thử.

Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL.

Trong 33 nhân tố được lựa chọn để nghiên cứu, đánh giá. Các nhân tố được phân tích từ thực tế hiện trạng chậm tiến độ đang diễn ra và trao đổi chuyên gia điều kiện khu vực ĐBSCL, ngoài ra tác giả còn tham khảo, tổng hợp từ các nghiên cứu đã có, các nhân tố này phù hợp với đặc điểm công trình xây dựng thuộc dự án xây dựng dân dụng ở ĐBSCL.

2.3. Phân nhóm nhân tố rủi ro

 Để phân nhóm các nhân tố rủi ro gây ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL thì tùy thuộc vào tiêu thức mà có thể có các nhóm khác nhau, tuy nhiên, qua việc tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy có thể phân thành các nhóm như sau:

- Nhóm 1: Yếu tố bên ngoài

- Nhóm 2: Yếu tố do chủ đầu tư

- Nhóm 3: Yếu tố do nhà thầu

- Nhóm 4: Yếu tố do tư vấn giám sát thi công

- Nhóm 5: Yếu tố do tư vấn thiết kế

- Nhóm 6: Yếu tố pháp lý, thủ tục hành chính

- Nhóm 7: Yếu tố khác

2.4. Xác lập mô hình nghiên cứu

 Căn cứ vào cơ sở lý luận được trình bày ở trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL với các nhân tố sau:

(1) Yếu tố Bên ngoài (X1);

(2) Yếu tố do Chủ đầu tư (X2);

(3) Yếu tố Nhà thầu (X3);

(4) Yếu tố do Tư vấn giám sát thi công (X4);

(5) Yếu tố do tư vấn Thiết kế (X5)

(6) Yếu tố pháp lý, thủ tục hành chính (X6)

(7) Yếu tố khác (X7) Tác giả đã khái quát lên mô hình nghiên cứu này như sau:

 Hình 1. Mô hình nghiên cứu giả thuyết

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng dự báo tiến

độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL. Sau đó, tác giả sẽ đi nghiên cứu sâu về các nhân tố tác động tới ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL. Qua đó, dựa trên mức độ tác động của các nhân tố, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp tác động nhằm giảm thiểu việc chậm tiến độ dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL trong những nghiên cứu tiếp theo.

 3. Kết luận

Trên cơ sở các nghiên cứu trước có liên quan, các ý kiến từ những chuyên gia trong ngành xây dựng kết hợp với tình hình thực tế tại khu vực ĐBSCL tác giả đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại khu vực ĐBSCL tổng hợp được 33 nhân tố được lựa chọn để nghiên cứu, đánh giá. Và chia làm 7 nhóm nhân tố chính để khảo sát, nghiên cứu: Nhóm yếu tố bên ngoài; nhóm yếu tố do chủ đầu tư; nhóm yếu tố do nhà thầu; nhóm yếu tố do tư vấn giám sát thi công; nhóm yếu tố do tư vấn thiết kế; nhóm yếu tố pháp lý, thủ tục hành chính; nhóm yếu tố khác. Đồng thời, mô hình lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu, đây là cơ sở để thực hiện xây dựng bản khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro và thời gian thi công thực tế của các công tác chính trong các dự án đầu tư xây dựng khu vực ĐBSCL sẽ được tác giả trình bày ở những nội dung nghiên cứu sau.

TRƯƠNG CÔNG BẰNG

Khoa Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây Email: bangmtvl@gmail.com

Tài liệu tham khảo:

[1]. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, ngày 26/10/2016.

 [2]. Bộ Xây dựng (2019), Thông tư số 04/2019/TT-BXD sử đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, ngày 16/8/2019

[3]. Chính phủ (2015), Nghị định 59/2015/NĐ-CP, về Quản lý dự án đầu tư xây dựng, ngày 18/6/2015.

[4]. Chính phủ (2017), Nghị định 42/2017/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng, ngày 5/4/2017.

 [5]. Chính phủ (2021), Nghị định số 15/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, ngày 3/3/2021.

 [6]. Chính phủ (2021), Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, ngày 26/01/2021.

[7]. Chính phủ (2018), Nghị định số 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, ngày 16/7/2018.

 [8]. Quốc hội (2014), Luật xây dựng 50/2014/QH13, ngày 18/6/2014.

 [9]. Quốc hội (2020), Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, ngày 17/6/2020.

[10]. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013.

 [11]. Quốc hội (2019), Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14. ngày 13/6/2019

[12]. Nguyễn Văn Châu, Bùi Ngọc Toàn & Nguyễn Quang Phúc (2015), Đo lường mức độ rủi ro kỹ thuật trong xây dựng công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam bằng phương pháp F-AHP, Tạp chí Giao thông Vận tải số tháng 9/2015

[13]. Thomas L.Saaty (1980), The Analytic Hierarchy Process: Planning, Priority Setting, Resource Allocation, ISBN 0-07-054371-2, McGraw-Hill.

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.