Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng
MTXD - Đầu tư xây dựng ở Việt Nam tiếp tục được triển khai với quy mô và nguồn vốn ngày càng lớn trong những năm tới. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là một nội dung cốt lõi nhằm chống thất thoát, lãng phí và mang lại hiệu quả đầu tư. Quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng có vai trò hết sức quan trọng và chịu tác động của nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Mục đích của bài viết nhằm nhận diện và chỉ ra các yếu tố tác động chủ yếu, khảo sát đánh giá mức độ tác động của các yếu tố, từ đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng, tập trung chủ yếu vào quản lý hệ thống định mức và giá xây dựng, đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Quản lý nhà nước; các yếu tố tác động; chi phí đầu tư xây ựng.
ABSTRACT
Construction investment in Vietnam is expected to be continuously implemented with increasing scale and capital in the coming years. Construction investment costs management is one of the core contents to prevent loss, waste and ensure investment efficiency. State management of construction investment costs plays a very important role and is affected by many factors, both objective and subjective. The purpose of the article is to identify and point out the main affecting factors, survey and evaluate the level of impact of the factors, thereby identify the problems, limitations and causes leading to the problems, limitations in the State management of construction investment costs, focusing mainly on management of construction norms and prices system, thereto propose solutions and recommendations to enhance the role of State management of construction investment costs in Vietnam today.
Keywords: State management; affecting factors; construction investment costs.
1. Nhận diện các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng
1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước; là tổng thể về thể chế, pháp luật, quy tắc về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của các nhà nước do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân.
1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng
Quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng là sự tác động của chủ thể quản lý (Nhà nước) có tổ chức, có hướng đích bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý vào quản lý chi phí đầu tư xây dựng (hệ thống định mức và giá xây dựng) nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trong điều kiện cụ thể bao gồm quá trình xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật về quản lý chi phí, hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, phân công phân cấp quản lý, xây dựng các công cụ quản lý, kiểm tra giám sát quá trình xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:
- Xây dựng chính sách nhằm thiết lập các quy định để hướng dẫn và điều chỉnh các đối tượng có liên quan trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Tổ chức và điều phối: Công tác quản lý nhà nước đảm bảo việc tổ chức và điều phối các hoạt động của đối tượng áp dụng có liên quan theo các quy định của nhà nước. Điều này bao gồm việc phân công nhiệm vụ, tài nguyên và trách nhiệm cho các đơn vị, cơ quan, tổ chức liên quan để đảm bảo sự hợp tác và hiệu quả trong thực hiện các chính sách và quyết định của nhà nước có liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng.
- Kiểm soát và giám sát: Công tác quản lý nhà nước thực hiện việc kiểm soát và giám sát các hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
1.3. Nhận diện các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng
1.3.1. Phương pháp nhận diện
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là một nội dung rất phức tạp trong quá trình đầu tư xây dựng có liên quan đến rất nhiều chủ thể, từ các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, các địa phương, các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn v.v... Quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động cả chủ quan và khách quan. Việc nhận diện được các yếu tố tác động chủ yếu đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng hết sức quan trọng, giúp cho các chủ thể quản lý có cách nhìn đúng đắn và chủ động trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với từng giai đoạn.
Để nhận diện được các yếu tố tác động chủ yếu tác giả đã sử dụng tổng hòa các phương pháp kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn bao gồm:
Thứ nhất, dựa trên kết quả tổng kết thực tiễn quá trình quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng các giai đoạn từ trước đến nay thông qua các báo cáo đánh giá yếu tố tác động khi xây dựng và ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thứ hai, dựa trên tổng hợp kết quả thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực trong phát triển các công cụ quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng do cơ quan hợp tác quản lý Nhật Bản (JICA) phối hợp với Bộ Xây dựng và một số cơ quan, đơn vị của Việt Nam thực hiện.
Thứ ba, phỏng vấn các chuyên gia hiểu biết sâu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm các chuyên gia tại các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, các tổ chức tư vấn, chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện các dự án.
Kết quả đã nhận diện và chỉ ra rất nhiều yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng, một số các yếu tố được đồng thuận cao, bao gồm:
- Năng lực của các tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng ở Trung ương và địa phương.
- Sự chồng chéo của các cơ chế chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung.
- Các cơ chế chính sách, pháp luật, hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Mô hình tổ chức quản lý của bộ máy quản lý nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ Trung ương đến địa phương.
- Phân cấp quản lý các nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Năng lực của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng từ Trung ương đến địa phương
- Tính phức tạp của các công cụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Quy mô, nguồn vốn, tính phức tạp của các công trình xây dựng.
- Sự thay đổi của công nghệ xây dựng.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng
Để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố được nhận diện, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát tới các cán bộ của các chủ thể liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm các cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, các Sở xây dựng địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, các ban quản lý dự án, với kích thước mẫu đủ lớn để có thể đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố được nhận diện. Sử dụng thang đo Likert theo 5 mức độ: (1): Tác động rất yếu; (2): Tác động yếu; (3): Tác động trung bình; (4): Tác động mạnh; (5): Tác động rất mạnh. Từ đó tổng hợp tính trung bình cộng để sắp xếp mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Kết quả thu được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
Từ kết quả khảo sát cho thấy trên cơ sở nhận diện các yếu tố tác động thì 10 yếu tố tác động chủ yếu đều có điểm trung bình cộng khá cao (từ 4,07 đến 4,81), điều đó cho thấy các yếu tố này có tác động mạnh và rất mạnh đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng.
3. Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng hiện nay
3.1. Thực trạng về mô hình tổ chức và năng lực của các tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng ở
Trung ương và địa phương Đây là một vấn đề có tác động rất mạnh đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng. Trong thời gian vừa qua mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập là do sự bất hợp lý về mô hình tổ chức và năng lực của các tổ chức Nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ Trung ương và địa phương.
Khi đó tại Nhật Bản và một số nước bộ máy quản lý nhà nước và thực thi quản lý chi phí đầu tư xây dựng được tổ chức tập trung với số lượng cán bộ khá lớn thì tại Việt Nam hiện nay còn chưa được quan tâm. Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng, lực lượng cũng rất mỏng do vướng về biên chế và mô hình tổ chức, trong khi phải thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ từ hướng dẫn về nội dung, phương pháp xác định, quản lý kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng đến ban hành định mức xây dựng, công bố xuất vốn đầu tư xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng quốc gia, chủ trì tổ chức xây dựng và hướng dẫn vận hành cơ sở dữ liệu v.v... Trong khi biên chế để thực hiện các nhiệm vụ này không đủ cả về số lượng và sự đồng bộ về năng lực của cán bộ, phải huy động cả các viên chức và hợp đồng lao động ngắn hạn để triển khai thực hiện. Điều này dẫn đến việc các cán bộ phải thực hiện kiêm nhiệm nhiều việc mặc dù rất phức tạp. Từ đó chỉ tập trung chủ yếu vào việc sửa đổi cơ chế chính sách và hướng dẫn các công cụ quản lý chi phí, còn công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các công cụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng chưa có điều kiện để kiểm soát và triển khai có hiệu quả.
Các Bộ chuyên ngành được giao, phối hợp với Bộ Xây dựng và chủ trì hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng chuyên ngành nhưng lực lượng cũng mỏng và phụ thuộc khá nhiều vào các tổ chức tư vấn. Đối với các địa phương là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thì tổ chức và nhân lực chịu trách nhiệm thực hiện cũng còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu và có sự chênh lệch giữa các địa phương. Điều này dẫn đến việc chậm trễ triển khai các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn, công tác quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng thiếu chủ động, phụ thuộc vào Trung ương và chủ yếu là thuê tư vấn.
3.2. Thực trạng về tính phức tạp của các công cụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm hai nội dung chủ yếu: là quản lý xây dựng hệ thống định mức và giá xây dựng. Đây là hai nội dung rất phức tạp trong quá trình đầu tư xây dựng.
Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2017-2022 Bộ Xây dựng và các Bộ chuyên ngành phải hoàn thành việc rà soát tổng thể toàn diện hệ thống định mức và giá xây dựng với tổng số 34.000 định mức.
Các phương pháp xây dựng định mức và giá xây dựng đang từng bước hoàn thiện theo hướng đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ đáp ứng thực tiễn quản lý phù hợp với thị trường.
Việc quản lý định mức và giá xây dựng có liên quan trực tiếp đến tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng các công trình trong điều kiện công nghệ xây dựng thường xuyên thay đổi. Mỗi một sự thay đổi về các yếu tố liên quan đến định mức và giá xây dựng đều trực tiếp liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng.
Trong thực tế đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, có nhiều vướng mắc bất cập, dẫn đến thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng, dẫn đến cách nhìn khác nhau trong quá trình thanh tra, kiểm tra, ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ và làm chậm trễ việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3.3. Thực trạng về sự chồng chéo của các cơ chế chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung
Đầu tư xây dựng có liên quan đến nhiều bộ, ngành, nhiều cơ chế chính sách pháp luật có liên quan, từ Luật đầu tư, Đầu tư công, Luật đấu thầu, Luật đất đai, Luật ngân sách v.v... Thực tế mặc dù đã có nhiều sự điều chỉnh nhằm hạn chế sự chồng chéo nhưng đến nay vẫn còn một số nội dung có tác động chủ yếu đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng nhất là một số nội dung liên quan đến Luật đầu tư, Đầu tư công và nhất là Luật đấu thầu. Đây là những vấn đề được tổng kết trong thực tiễn và đã được chỉ ra trong các nghiên cứu của một số dự án hỗ trợ kỹ thuật do WB, JICA phối hợp thực hiện với các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.
3.4. Thực trạng về hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình là một bộ phận của hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng.
Đây là một vấn đề rất quan trọng tác động rất mạnh đến hiệu quả quản lý mhà nước về chi phí đầu tư xây dựng. Trong thời gian vừa qua thực hiện các định hướng tại Quyết định 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng, đến nay hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức giá xây dựng sử dụng chung, thống nhất quản lý, vận hành và kiểm soát toàn diện hệ thống trên phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ quản lý, số hóa ngành Xây dựng, tạo thuận lợi cho các chủ thể trong xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giúp tiết kiệm nguồn lực, công khai minh bạch thông tin, góp phần chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, mới dừng lại ở việc hình thành và bước đầu vận hành nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật một cách thường xuyên, việc hướng dẫn cập nhật cơ sở dữ liệu còn lúng túng, việc kiểm soát hệ thống cơ sở dữ liệu và thống nhất quản lý còn nhiều bất cập cần phải được hoàn thiện.
3.5. Thực trạng về năng lực của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý mhà nước về chi phí đầu tư xây dựng từ Trung ương đến địa phương
Đây là một vấn đề có tác động được đánh giá với mức độ từ mạnh đến rất mạnh của quản lý Nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng. Trong thời gian vừa qua mặc dù đội ngũ này đã cố gắng để nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quản lý chi phí đầu tư xây dựng kể cả cấp Trung ương và địa phương. Tuy nhiên do tính phức tạp của hệ thống quản lý chi phí đầu tư xây dựng nhất là đối với hệ thống định mức và giá xây dựng, thực tế cho thấy năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước nhất là ở các địa phương chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
3.6. Thực trạng về các cơ chế chính sách, pháp luật, hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Do tính phức tạp của các công cụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong thời gian vừa qua, các cơ chế chính sách pháp luật hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng liên tục được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế đầu tư xây dựng trong từng giai đoạn của đất nước, tuy nhiên thực tiễn cho thấy các cơ chế chính sách pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng vẫn phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý mhà nước về chi phí đầu tư xây dựng, chống thất thoát lãng phí và tăng hiệu quả đầu tư. Trong thời gian qua các cơ chế chính sách về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và gần đây nhất Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 19/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 36 03.2024 ISSN 2734-9888 và Thông tư số 14/2023/TT-BXD ngày 29/12/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Những cơ chế chính sách này đã từng bước tiếp cận với thực tiễn hiện nay, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng trong thời gian tới vẫn cần nghiên cứu bổ sung hoàn thiện.
3.7. Thực trạng về mô hình tổ chức quản lý của bộ máy quản lý nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ Trung ương đến địa phương
Đây là một vấn đề có tác động không nhỏ đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng. Một mô hình quản lý hợp lý, đủ năng lực sẽ giúp cho việc triển khai hoạt động quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng có hiệu quả. Thực tế cho thấy hiện nay ngay cả Bộ Xây dựng, các bộ chuyên ngành, các địa phương thì bộ máy quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng cho thấy thiếu sự nhất quán, lực lượng mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu, đối với các địa phương chỉ có một số nhân sự nằm ở Sở xây dựng, một số sở chuyên ngành, đối với cấp Trung ương, Bộ Xây dựng, các bộ chuyên ngành và các bộ liên quan lực lượng làm công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng cũng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
3.8. Một số yếu tố khác
Kết quả khảo sát cho thấy một số yếu tố khác có tác động đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:
Thực trạng về sự thay đổi của công nghệ xây dựng; Thực trạng về phân cấp quản lý các nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Thực trạng về quy mô, nguồn vốn, tính phức tạp của các công trình xây dựng. Đây cũng là những yếu tố cần được quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
4. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trong thời gian tới
Để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng cũng như việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các nội dung.
Thứ nhất, cần hoàn thiện mô hình tổ chức và năng lực của các tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng ở Trung ương và địa phương theo hướng hợp lý và đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Về dài hạn có thể nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản về mô hình quản lý chi phí đầu tư xây dựng tập trung tại Trung ương và phân vùng tại các địa phương. Tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng tại Bộ Xây dựng, các bộ chuyên ngành và các địa phương bảo đảm đủ nhân sự và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng phải xác định công tác quản lý chi phí đầu tư trong lĩnh vực đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) là một công việc trọng tâm, quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư, tổ chức thường xuyên đổi mới, cập nhật để tiếp cận và chủ động đối với việc chi phối bởi tính phức tạp của quá trình quản lý định mức và giá xây dựng. Đổi mới công tác xây dựng và quản lý định mức, giá xây dựng phù hợp với nguyên tắc thị trường, sự thay đổi của công nghệ xây dựng.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh mô hình phân cấp, phân quyền, đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện và đưa hệ thống cơ sở dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng, giúp cho việc quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng bảo đảm tính thống nhất, khách quan và toàn diện.
5. Kết luận
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là yếu tố cốt lõi trong việcm chống thất thoát lãng phí và tăng hiệu quả đầu tư xây dựng.
Quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng chịu tác động củamnhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, việc nhận diện và chỉn ra đồng thời đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể có liên quan đến quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong việc hoàn thiệnncơ chế chính sách, các công cụ quản lý chi phí và chủ độngn trong việc triển khai các nội dung quản lý chi phí trong giai đoạn hiện nay.
THS BÙI HỒNG MINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng.
[2]. Báo cáo số 131/BC-BXD ngày 01/11/2022 của Bộ Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ
[3]. Báo cáo hoàn thành Dự án hỗ trợ kỹ thuật về “Tăng cường năng lực trong phát triển các công cụ quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.
[4]. Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
[5]. Nguyễn Thu Hương 2019 Giáo trình kinh tế xây dựng. NXB Xây dựng.
[6]. Abderisak Adam, Per-Erik Bertil Josephson, Göran Lindahl 2017.
“Aggregation of factors causing cost overruns and time delays in large public construction projects: Trends and implications”. Engineering, Construction and Architectural Management ISSN: 0969-9988.
[7]. Senchang Hu, Yunhong Wang, Wenzhe Tang 2023. “Factors Influencing International Infrastructure Investment: An Empirical Study from Chinese Investors”. Special Issue Industry 4.0, Digitization and Opportunities for Sustainability.
[8]. Tian Gao, Renjie Du, Chen Tao, Wentao He, Lixiang Zhao & Xinli Zhang 2023. “The Identification of Key Factors Affecting Cost Estimation in the Phase of Construction Investment”. Conference paper of International Conference on Management Science and Engineering Management.
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.