Cần phát triển rộng rãi nhà ở xanh và thay đổi tư duy quy hoạch và quản lý hệ sinh thái lưu vực sông tại các đô thị Việt Nam

​MTXD - Tóm tắt: Nhà ở, các khu nhà ở, khu đô thị mới là những công trình và khu chức năng quan trọng của đô thị. Bên cạnh việc thúc đay các khu nhà ở chung cư thương mại đạt chứng chỉ công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lương, cân bằng năng lượng, cần vận động hỗ trợ phát triển rộng rãi nhà ở xanh đối với khu vực nhà ở gia đình hiện hữu, nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ tại các khu vực đô thị và nông thôn.

MTXD - Tóm tắt: Nhà ở, các khu nhà ở, khu đô thị mới là những công trình và khu chức năng quan trọng của đô thị. Bên cạnh việc thúc đay các khu nhà ở chung cư thương mại đạt chứng chỉ công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lương, cân bằng năng lượng, cần vận động hỗ trợ phát triển rộng rãi nhà ở xanh đối với khu vực nhà ở gia đình hiện hữu, nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ tại các khu vực đô thị và nông thôn.

Các lưu vực sông trong đô thị và điểm dân cư nông thôn là những hệ sinh thái quan trọng đang cần được coi trọng, để khắc phục tình trạng ô nhiễm mặt nước, ứ đọng dòng chảy, xói lở hai bên bờ sông và hiểm họa lũ lụt. Cần thay đổi tư duy và tập quán cũ, để có giải pháp quy hoạch và quản lý vận hành hiệu quả hệ sinh thái này trước tác động ngày càng nặng nề của biến đổi khí hâu . Đây là hai khu vực chức năng hạ tầng quan trọng phục vụ phát triển đô thị bền vững.

Từ Khóa: Nhà ở Xanh, hệ sinh thái lưu vực sông

Đặt vấn đề:

Nhà ở là loại hình công trình hạ tầng quan trọng tại các đô thị và là một thành phần chức năng chủ yếu trong không gian - chức năng đô thị. Nhà ở đô thị phản ảnh lịch sử phát triển, truyền thống văn hóa, bản sắc và chất lượng sống của một đô thị. Trong một đô thị thường có các khu nhà ở cổ, truyền thống trong trung tâm hình thành đô thị, các khu nhà ở hiện hữu các khu nhà ở xây dựng mới, các khu đô thị mới. Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng và các đô thị lớn khác. Bên cạnh những khu nhà ở thương mại kiểu biệt thự, nhà ở chung cư liền kế hay chung cư cao tầng cao cấp, cũng còn tồn tại một số khu nhà ở chung cư cũ xuống cấp, khu nhà ở xã hội, khu nhà ở hiện hữu của nhóm dân cư thu nhập thấp
và người nghèo đô thị.

Lưu vực sông ngòi là một đơn vị sinh thái quan trọng của đô thị và các
điểm dân cư nông thôn. Các dòng sông chảy qua đô thị , vừa có tác dụng quan trọng trong tạo dựng cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn của đô thị, đồng thời lưu vực sông cũng là một hệ sinh thái quan trọng trong việc lưu chứa nước mưa, thoát nước mưa, nước thải, tác động ảnh hưởng tới dòng chảy, nhiều khi gây lũ lụt và các thảm họa liên quan đến chất lượng đất hai bờ sông bị sói mòn, gây sạt lở, lún sụt.

Tại nhiều đô thị Việt Nam, hiện trạng các lưu vực sông còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quy hoạch, quản lý vận hành và cách ứng xử của của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp hai bên lưu vực. Nhiều nơi dòng sông còn là nơi lưu chứa nước thải tù đọng và gây ô nhiễm môi trường. Tác động của BĐKH ngày càng nặng nề (như gia tăng nhiệt độ và khí hâu cực đoan, mưa lũ, nước biển dâng, gió bão…). Quan tâm và tạo dựng hệ sinh thái lưu vực sông đảm bảo cân bằng sẽ có ý nghĩa quan trọng đới với phát triển đô thị bền vững.

1. Nhà ở xanh

Các đô thị Việt Nam đang phát triển theo xu hướng giảm phát thải, tăng trưởng Xanh, đô thị Xanh, đô thị thông minh. Các công trình Xanh, nhà ở Xanh được thiết kế xây dựng và vận hành theo các tiêu chí như địa điểm bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, chú trọng giải pháp giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường.

Theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, đầu tư xây dựng các công trình Xanh trung bình sẽ đòi hỏi tăng vốn đầu tư khoảng từ 3 – 15 % so với đầu tư thông thường. Nhưng các công trình xanh khi vận hành sẽ tiết kiệm được 15 đến 30% năng lượng sử dụng, sẽ giảm khoảng 30 - 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30% - 50% lượng nước sử dụng. Các công trình xanh sẽ góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, chi phí sử dụng thấp, đảm bảo sức khỏe người sử dụng, tuổi thọ công trình cao.

Phát triển đô thị Xanh và công trình Xanh tại Việt Nam hiện đang là một nội dung trong Chương trình quốc gia về Tăng trưởng Xanh. Phát triển công trình Xanh, Nhà ở Xanh đang được quan tâm. Một số Công trình nhà ở, dự án khu nhà ở mới xây dựng đã được cấp chứng chỉ Công trình Xanh
của các tổ chức LEED, EDGE, Lotus, Green Mark cũng như đã đạt giải thưởng KTX của Hội KTXVN, vinh danh CTX của Tổng Hội xây dựng Việt Nam, giải thưởng kiến trúc khu vực và quốc tế. Tuy nhiên số lượng công trình đạt chứng chỉ và giải thưởng Xanh, trong đó có các dự án công trình nhà ở chung cư thương mại n khiêm tốn. Số nhà ở chung cư thương mại Xanh đat chứng chỉ công trình Xanh không nhiều (khoảng 25 công trình và dự án).

Phần lớn các công trình và khu nhà ở đạt tiêu chí Xanh là những nhà ở
thuộc phân khúc nhà ở thương mại tiêu chuẩn cao cấp và biệt thự gia đình có thu nhập cao.Để xây dựng một đô thị Xanh, đô thị phát triển bền vững, một tiêu chí quan trọng là các công trình xây dựng trong đô thị, đặc biệt nhà ở cần phát triển theo xu hướng Xanh, thân thiện với môi trường. Do vậy cần vận động, hướng dẫn và hỗ trợtạo thành một phong trào rộng rãi xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang nhà ở Xanhtại các đô thị.

Cùng với việc đẩy mạnh tạo điều kiện để các tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ Xanh cho các dự án khu đô thị và các khu nhà ơ chung cư cao tầng nhà biệt thự như hiện nay, cần vận động và tạo điều kiện hỗ trợ phát triển nhà ở Xanh một cách rộng rãi tới phân khúc các nhà ở gia đình trong các khu dân cư xây mới và khu dân cư hiện hữu, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ tại các đô thị. Lợi ích của Nhà ở Xanh là rõ ràng, vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước sinh hoạt, vừa đảm bảo chất lượng sống , đảm bảo an toàn và sức khỏe của người sử
dụng và tạo cảnh quan và mỹ quan đô thị.

Một số mô hình nhà ở Xanh đô thị

Theo kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, một số mô hình nhà ở Xanh được đánh giá theo các hệ tiêu chí khác nhau như sau:
Nhà ở Xanh (Green Housing), là loại nhà ở đáp ứng các tiêu chí công trình
Xanh đã nêu trên. Chi phí đầu tư ban đầu có thể thấp hoặc cao tùy theo chủ đầu tư, vận hành đơn giản. Nhà ở Sinh thái (Eco Housing) là loại nhà ở chú trọng đến tiêu chí địa điểm bền vững, chất lượng môi trường trong nhà và xử lý tái chế, tái sử dụng nước thải và chất thải rắn sinh hoạt. Chi phí đầu tư ban đầu trung bình hoặc cao.

Nhà ở Thông minh (Smart Home) là loại hình nhà ở áp dụng công nghệ cao, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, để đáp ứng các tiêu chí công trình Xanh. Người sử dụng kể cả trẻ em và người cao tuổi có thể vận hành sử dụng được. Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao.
Để vận động phát triển rộng rãi nhà ở Xanh, cần xây dưng hệ tiêu chí nhà ở xanh đơn giản, chi phí thấp, các cộng đồng dân cư dễ áp dụng được như sau:

Ảnh Internet

Những tiêu chí nhà ở Xanh

Đối tượng: các công trình nhà ở gia đình thấp tầng, các nhà ở xã hội ,căn hộ thương mại phân khúc cho người thu nhập trung bình, chung cư mini, nhà ở giá rẻ, khi xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang được công nhận nhà ở Xanh cần đáp ứng được 4 tiêu chí sau đây:

a. Tạo dựng được các không gian xanh đơn giản bên trong nhà, ban công, lô gia trên mặt đứng, đặc biệt tại mặt tường hướng tây của công trình, các vườn cây trên mái.

b. Đảm bảo các điều kiện an toàn sử dụng, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn chống gió bão, lũ lụt…

c. Tiết kiệm năng lượng và nước sinh hoạt thông qua áp dụng giải pháp thiết kế thụ động (giải pháp thiết kế cách nhiệt , thông gió và chiếu sáng tự nhiên...) , áp dụng thiết bị năng lượng tái tạo , áp dụng thiết bị tiết kiệm năng lương , tiết kiệm nước đã được dán nhãn…

d. Có hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt và thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt, không gây ô nhiễm môi trường ngoài công trình.

Giải pháp hỗ trợ :

- Những nhà ở đáp ứng được tiêu chí này cần được chính quyền sở tại
(UBND cấp quận, huyện, thành phố) phối hợp một tổ chức tư vấn Kiến trúc của trường Đại học hoặc của Hội nghề nghiệp đánh giá và cấp giấy chứng nhận Nhà ở xanh.

- Các tổ chức tín dụng cần hỗ trợ vay vốn đầu tư lãi suất thấp khoảng 6%
năm cho các hộ đăng ký xây mới hoặc cải tạo chỉnh trang theo các tiêu chí nhà ở xanh có hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán cụ thể.

- Phòng Xây dựng cấp Quận, Huyện hoặc Sở Xây dựng hỗ trợ tiến độ cấp
phép xây dựng và cải tạo chỉnh trang công trình nhà ở theo hướng Xanh cho cácchủ đầu tư và chủ sở hữu công trình.

2. Hệ sinh thái lưu vực sông

Hệ sinh thái lưu vực sông có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và phát triển đô thị bền vững. Trong chương trình phát triển đô thị tăng trưởng Xanh, thành phố thông minh, các đô thị đều chú trọng triển khai các chương trình cải thiện lưu vực các dòng sông chảy qua đô thị (những chương trình tiêu biểu như cải tạo chỉnh trang hai bờ sông Thị Nghè tại thành phố Hồ Chí Minh, cải tạo sông Tô Lịch, Sông Kim Ngưu tại Hà Nội , dự án xây dưng thành phố bên bờ sông Hồng … )

Tuy nhiên hệ sinh thái lưu vực sông tại một số đô thị đang còn tồn tại nhiều bất cập. Hình ảnh nhưng công trình xây dựng trưng phô những khu nhà vệ sinh, công trình xả thải ra hai bên bờ sông không phải là hình ảnh hiếm gặp Mỹ quan đô thị bị phá hỏng và hiện trạng ô nhiễm mặt nước và gây tác động xấu đến dòng chảy lưu vực sông là những hệ quả tất yếu.

Đối với các dòng sông chảy qua đô thị, đây là hệ sinh thái cần được coi trọng trong công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.

+ Đối với những dòng sông nhỏ, kênh rạch cần tổ chức không gian mặt nước và cảnh quan đô thị. Cần cải tạo chỉnh trang, khơi thông các dòng chảy và làm sạch mặt nước. Đây chính là một trong những hệ thống thoát nước mặt quan trọng của thành phố và các điểm dân cư nông thôn.
+ Đối với những dòng sông lớn tại các đô thị, khi quy hoạch cần khảo sát
đánh giá đê phân khu vực quy hoạch lưu vực sông theo quan điểm đây là hệ sinh thái ứng phó với tác động của Biến đổi khí hậu. Các khu vực phân loại của lưu vựcsông bao gồm:


- Khu vực bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên

- Khu vực có thể xây dựng và phát triển đô thị

- Khu vực dành cho tiêu thoát nước mưa và nước mặt của đô thị

Kết luận:

Hiện nay các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang đăng ký triển khai kế hoạch phát triển thành phố thông minh. Xây dựng thành phố thông minh là xu hướng tiên tiến và đặc biệt là xu hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong trong quy hoạch và quản lý đô thị . Tuy nhiên đồng hành với việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, các chính quyền địa phương cần tập trung hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị theo xu hướng hạ tầng xanh để đảm bảo đô thị phát triên bền vững. Kế hoạch phát triển này cần có một lộ trình và đòi hỏi vốn đầu tư lớn, sự đồng bộ và nguồn lực
thích ứng.Thành phố thông minh cũng đòi hỏi các cộng đồng đô thị thông minh, cần thay đổi hành vi ứng xử để phát triển Xanh, giảm phát thải và ứng dụng công nghệ thông tin. Các đô thị của chúng ta còn nhiều tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong quy hoach và quản lý đô thị. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn thiếu đồng bộ và yếu kém. Thực hiện các chương trình phát triển đô thị xanh và đô thị bền vững các chính quyền đô thị và chính quyền địa phương cần coi trọng công tác hỗ trơ phát triển nhà ở Xanh, hệ sinh thái lưu vực sông ứng phó Biến đổi khí
hậu. Đây là một trong những mục tiêu phát triển cần ưu tiên trong chiến lược pháttriển thành phố xanh, thành phố thông minh./.

GS.TS. Nguyễn Hữu Dũng

Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam



Tài liệu tham khảo

[1]. Luật 27/2023/QH15 – Luật nhà ở sửa đổi.
[2]. Kim Hà. Phát triển hạ tầng Xanh Việt Nam – Tạp chí Con số, sự kiện – Tổng cục Thống

[3]. Nguyễn Hữu Dũng. Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên – tiêu chí quan trọng của phát triển đô thị và kiến trúc bền vững, tạp chí Xây dựng. Số 3. 2011

[4]. Nguyễn Hữu Dũng. Công trình Xanh- Đô thị Xanh - Bài giảng, Đại học kinh doanh & công nghệ , Hà Nội 2019

[5]. Nguyễn Hữu Dũng . Xây dựng tiêu chí cho mô hình” làng đô thị Xanh”, Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam , Số 198/2016

[6]. Ngô Viết Hùng , Nguyễn Hữu Dũng. Xây dựng hướng dẫn thiết kế Công trình Xanh ( đối với tòa nhà văn phòng )tại Việt nam , Đề tài cấp Bộ XD TK 09- 09 , Hà Nội 2011

[7]. https://alllabout.co.jp/gm/gc/473778

[8]. https://www.ibiden-greentech.co.jp/services/landscape/okujyou-ryokukal

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.