Cần thay đổi tư duy lập quy hoạch tỉnh theo Luật quy hoạch

​MTXD - Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/1/2019 thực sự là một dấu mốc quan trọng, có tác động sâu rộng, ảnh hưởng rất lớn đến công tác nghiên cứu, quản lý phát triển của đất nước, từng địa phương, bộ, ngành lĩnh vực. Dưới góc độ địa phương - đô thị loại đặt biệt như Thủ đô Hà Nội, nơi đang có tốc độ đô thị hóa cao và phát triển kinh tế nhanh đã xuất hiện những khó khăn và vấn đề nhất định.

MTXD - Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/1/2019 thực sự là một dấu mốc quan trọng, có tác động sâu rộng, ảnh hưởng rất lớn đến công tác nghiên cứu, quản lý phát triển của đất nước, từng địa phương, bộ, ngành lĩnh vực. Dưới góc độ địa phương - đô thị loại đặt biệt như Thủ đô Hà Nội, nơi đang có tốc độ đô thị hóa cao và phát triển kinh tế nhanh đã xuất hiện những khó khăn và vấn đề nhất định.

Hà Nội đang triển khai nhiều quy hoạch làm công cụ để triển khai các định hướng phát triển chiến lược của Thủ đô. Ảnh: Internet.

Sau khi hợp nhất năm 2008, Thủ đô Hà Nội đã lập hai quy hoạch chung có tính chất cơ bản là định hướng phát triển cho thành phố, đó là “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”, “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”. Trước đó còn có quy hoạch mang tính kế hoạch là “Quy hoạch sử dụng đất Thành phố đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 (2011-2015)”. Dựa trên ba quy hoạch trụ cột này, thành phố đã xây dựng nhiều quy hoạch (xem bảng 1), nhằm thiết lập các công cụ để triển khai các định hướng phát triển chiến lược của Thủ đô.

Bảng 1. Thống kê các quy hoạch cụ thể trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (số liệu 2019. Nguồn: Thành ủy Hà Nội1 )

Nhìn vào bảng trên có thể nhận thấy, Thành phố Hà Nội đã và đang có rất nhiều quy hoạch; cần phải dừng triển khai nhiều quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; hoặc phải chuyển đổi thành các công cụ quản lý khác, hay lồng ghép trong các quy hoạch theo Luật Quy hoạch mới. Một số lĩnh vực mang tính bức xúc, đối diện với áp lực phát triển cao trong xây dựng hạ tầng phục vụ ngành như giáo dục, y tế… đang thực sự lúng túng, khó khăn khi thiếu “cây gậy” – cơ sở pháp lý. Khách quan mà nói, bước ngoặt khi phải bỏ một lối đi đã thành đường là thách thức không hề nhỏ. Tác động của Luật Quy hoạch đến công tác lập, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng dưới cấp quy hoạch chung theo quy định hiện hành không lớn, có chăng chỉ là vấn đề hiểu cho đúng các thuật ngữ mới với cũ của các Luật; hoặc cần có thêm các hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền, phân công – phân cấp. Vì vậy, có thể coi là không có. Thậm chí một số quy định chi tiết mới của Luật 35 còn có tác động tích cực đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, ví dụ như việc bãi bỏ các nội dung liên quan đến cấp Giấy phép quy hoạch quy định tại Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị; Hay việc loại bỏ các quy hoạch nhằm giảm thiểu sự đan xen trong công tác quản lý giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện các dự án phát triển - các “giấy phép con…”.

Thay đổi tư duy và nhận thức cho đúng về “Quy hoạch tỉnh” chính là ấn đề lớn nhất đối với Hà Nội va các tỉnh thành phố thuộc trung ương

Vấn đề lớn nhất đối với thành phố Hà Nội, hay các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nói chung, có lẽ chính là thay đổi tư duy và nhận thức cho đúng về “Quy hoạch tỉnh”, hay nói cách khác là việc lập quy hoạch chung theo hình thức hợp nhất trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh các quy hoạch chung sắp đến kỳ cần đánh giá, điều chỉnh, lập mới theo Luật Quy hoạch. Đây thực sự là việc làm khó khăn đặc biệt là vấn đề mang tính then chốt, đó là: (1) Sự phối hợp giữa các ngành và lĩnh vực; (2) Năng lực lập quy hoạch theo cách thức mới giữa các chiều khác nhau, thậm chí ngược nhau về cách tiếp cận như quy hoạch vật thể - phi vậ t thể, quy hoạchtĩnh - động, quy hoạch từ trên xuống hay từ dưới lên…; (3) Phương pháp lập quy hoạch hợp nhất có tính tổng hợp và chia sẻ cao như đòi hỏi của Luật sẽ làm ra sao? Đối với Hà Nội nói riêng và các tỉnh, thành phố nói chung, trước mắt, có lẽ việc cần làm ngay là nghiên cứu triển khai thực hiện Luật Quy hoạch một cách thận trọng và bài bản. Xin nêu một số gợi ý như sau: - Hãy xem xét loại bỏ dứt điểm các quy hoạch nào, thay thế bằng cách thức quản lý gì? - Cần làm những quy hoạch gì ở góc độ tỉnh (thành phố) kế hoạch ra sao? - Để làm quy hoạch chung cấp tỉnh, việc phân định giữa trung ương với địa phương, giữa các ngành với nhau trong nội dung quy hoạch cần được làm rõ, hạn chế tối đa việc đan xen để đảm bảo tính thống nhất. - Thực tiễn cho thấy vấn đề kinh tế chi phối, đan xen trong tất cả các ngành và lĩnh vực và quyết định tính khả thi, bởi “không có tiền thì chả làm được gì”. Vậy cách làm theo dạng thức 2 chiều “quy nạp” giữa kinh tế với từng ngành, lĩnh vực sẽ ra sao? - Các ngành sẽ là đơn vị “đặt hàng” cho lĩnh vực phát triển của mình, Thành phố cũng vậy… còn các nhà tư vấn sẽ trả lời với việc đưa ra các đánh giá khách quan, để có những giải pháp khác nhau cho cùng một đích đến; đồng thời với những tiên lượng về tính khả thi của từng giải pháp… Nhiều sự lựa chọn trên không gian lãnh thổ sẽ thế nào?.. Có phải đấy là những cách tiếp cập khác hẳn khi lập quy hoạch theo phương pháp mới? Rất nhiều câu hỏi, vấn đề còn bỏ ngỏ và chưa thể lường hết được khi chưa thực sự bắt tay vào việc thực hiện, đặc biệt là trong công tác lập Quy hoạch Chung theo Luật Quy hoạch mới./. same destination; at the same time with the predictions about the feasibility of each solution… What would multiple choices on the territory look like?.. Are these approaches different from the new approach to planning?

THS. KTS. VŨ HOÀI ĐỨC

------------------------

Ghi chú: (*) Các quy hoạch điều chỉnh hoặc kế tiếp

(1). Phụ lục tại “Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan (giai đoạn từ 01/8/2008 đến 01/8/2018)

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.