Chòng chành vớt rác nơi cảng cá
MTXD - Công việc của họ không phải ai cũng làm và làm đầy trách nhiệm. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 7 giờ sáng, họ lại chuẩn bị những chiếc thùng xốp xếp gọn gàng vào chiếc thuyền của mình, sau đó đi vòng quanh cảng cá Thọ Quang, rồi đi tận sâu trong những ngóc ngách của cảng cá để vớt rác, hay những nơi thường có gió dạt rác vào gần bờ để vớt.
Những con đò nhỏ là phương tiện di chuyển chủ yếu của những công nhân nếu muốn vớt rác trên cảng cá này.
Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) là nơi neo đậu của hàng trăm tàu đánh cá của các tỉnh Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi… Mỗi ngày, có hàng trăm tàu cập cảng, cùng với đó là đủ loại rác thải được tuôn xuống biển. Đội công nhân vệ sinh của Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng luôn túc trực hàng ngày để vớt rác thải.
Các loại rác thải phổ biến nhất là chai nhựa, lon nước ngọt, bao nilong.
Mỗi ngày, các công nhân ở đây phải làm việc liên tục từ 7h sáng đến 11h trưa để đảm bảo mặt nước luôn thông thoáng, sạch sẽ. Họ phải chèo khắp một vòng quanh cảng cá, vừa chèo vừa vớt rác, ngót nghét cũng phải mất vài tiếng đồng hồ. Sau đó họ mới chèo đò đến bãi tập kết, phân loại chúng để đốt. Những chiếc túi nilong, giấy hay rác rưởi họ cho vào nơi phân loại, còn những chai, lọ họ tranh thủ nhặt nhạnh mang về thu vào một đống, đợi nhiều một chút sẽ bán đồng nát lấy thêm tiền mua miếng bánh, chiếc kẹo cho con cháu của mình.
Ông Lê Bá Truyền (57 tuổi) có gần 20 năm gắn bó với nghề vớt rác tại cảng cá Thọ Quang
Khi được hỏi về tiền lương, ông Đỗ Bá Nghị, một người gắn bó với công việc vớt rác tại đây hơn 10 năm thật thà chia sẻ: “Lương của chúng tôi thấp lắm, chẳng xứng với công sức bỏ ra đâu…”.
Mỗi ngày, các công nhân môi trường làm công tác vớt rác trên biển thu gom gần trăm kg rác đủ loại. “Sau khi thu gom, chúng tôi đưa số rác thải này tập trung vào thùng đợi xe rác đưa đến nơi xử lý!” – ông Nguyễn Văn Hải (56 tuổi, quê Quảng Nam) cho biết. Các công nhân thu gom rác phải di chuyển bằng ghe nhỏ trên biển, dùng vợt để vớt rác và cho lên thuyền. Công việc khá vất vả nhưng họ đều cố gắng hết sức để làm sạch biển. Công việc của họ cứ thế, có lúc họ chỉ kịp ăn vội miếng cơm, uống nhanh ngụm chè, rồi lại bắt đầu công việc của mình vào lúc 1 giờ chiều cho đến tận 6h tối, khi nước biển cảng cá Thọ Quang sạch không còn rác, họ mới yên tâm trở về bè.
Nếu rác thải ở gần bờ thì những người công nhân sử dụng vợt dài đề vớt.
Công việc của họ khá vất vả, sợ nhất là những ngày có gió Nam, hay những ngày mưa. Trời lạnh, ngược gió chèo đò, phải vật lộn với chiếc đò mới đi được khắp một vòng để vớt hết rác. Còn mùa hè, những lúc trời nắng gắt, chèo đò, mồ hôi ướt hết áo, cũng có nhiều hôm bị say nắng. Hay những lần, có những đoàn tàu đi qua, xả rác xuống biển là họ lại "bị" làm thêm giờ. Nhưng dần rồi cũng quen, mưa nắng, dãi dầu, họ đều chịu đựng được cả.
Nhìn bóng dáng những công nhân môi trường lênh đênh chèo đò nơi sóng nước, thấy dẫu họ nhỏ bé dưới dòng sông mênh mông rộng lớn, mới thấy được cái tâm, cái nhiệt huyết, lòng tận tụy của những con người ấy dành cho nơi này. Ông Đỗ Bá Nghị chia sẻ: “Vì yêu biển và vì chén cơm nên trong đội chúng tôi, người thấp nhất cũng gắn bó với công việc này gần chục năm rồi. Gắn bó với sóng với nước với nghề, chỉ lo sau này mình không làm nữa, nước biển ở đây có còn được trong nữa không, rác có được phân loại và đốt cẩn thận không? Nhưng còn sức thì tôi còn làm, chưa biết bao giờ mới nghỉ. Chỉ mong mọi người có ý thức, không vứt rác xuống biển, để người vớt rác như tôi đỡ cực, quan trọng là bảo vệ môi trường nơi đây. “Khách du lịch người ta thấy sạch sẽ, người ta mới có ấn tượng tốt với làng chài, với cảng Thọ Quang, hình ảnh đất nước mình mới đẹp hơn với bạn bè quốc tế được”, ông thì thảo bảo thế, giọng thoảng như gió biển, miên man vô cùng.
Nhờ có những công nhân vớt rác này mà cảng cá Thọ Quang luôn sạch sẽ, mặt biển luôn thông thoáng
Cứ thế, hàng ngày những người lao công ấy vẫn miệt mài chèo đò, đi đến tận những ngõ ngách, những chân thuyền, lúc lại chèo ra giữa dòng nước, dùng vợt vớt rác lên thuyền của mình. Công việc của họ cứ tiếp tiếp diễn hàng ngày, và có lẽ một phần họ đã trở thành hồn cốt của người làng chài và sóng nước Thọ Quang nơi đây.
TIÊU DAO
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.