Chủ đầu tư chây ỳ trả nợ, nhiều doanh nghiệp khóc ròng vì nợ đọng

​MTXD - Giữa thời kỳ giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, nhưng chủ đầu tư chây ỳ không thanh toán khiến doanh nghiệp xây dựng phải kêu cứu vì nợ đọng.

MTXD - Giữa thời kỳ giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, nhưng chủ đầu tư chây ỳ không thanh toán khiến doanh nghiệp xây dựng phải kêu cứu vì nợ đọng.

Các khoản nợ đọng xây dựng lên tới cả ngàn tỉ đồng, dây dưa hàng chục năm không trả khiến hàng ngàn nhà thầu xây dựng lao đao, ngao ngán, chưa biết kêu ai. Báo Xây Dựng dẫn số liệu thống kê, hiện Gần 100% nhà thầu xây dựng đang gặp phải tình trạng nợ đọng từ vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng. Tại hội thảo "Nợ đọng xây dựng - Kiến nghị và giải pháp" do Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) tổ chức ngày 18/8, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp xây dựng kêu khó về tình trạng nợ đọng tiền, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các nhà thầu.

 Gần 100% nhà thầu xây dựng đang gặp phải tình trạng nợ đọng từ vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng.

Tổng công ty xây dựng Trường Sơn cho biết hiện có 1.280 hợp đồng có giá trị công nợ phải thu với tổng công nợ đến 31/3 lên đến 1.539 tỷ đồng. Trong đó, công nợ các công trình chủ đầu tư là đơn vị vốn quản lý Nhà nước là 1.004 tỷ, doanh nghiệp tư nhân là 535 tỷ đồng. Nợ từ 1 đến 3 năm là 506 tỷ đồng, nợ từ 3 đến 5 năm là 539 tỷ đồng, nợ trên 5 năm là 149 tỷ đồng. Hay Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), vốn chủ sở hữu chỉ mấy trăm tỷ đồng nhưng cũng đang bị nợ 1.900 tỷ đồng; Tổng công ty 319 bị nợ gần 2.000 tỷ đồng. Tập đoàn Cienco 4 cũng đang bị nợ 187 tỷ đồng trong đó, điển hình là Cầu Đông Trù (22,5 tỷ), cầu Vĩnh Tuy (6,5 tỷ), cầu Hòa Trung (74,2 tỷ), gói J3 Bến Lức - Long Thành (19,7 tỷ). Tại Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, con số nợ đọng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Không chỉ các doanh nghiệp lớn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bị nợ đọng khiến hoạt động kinh doanh vốn rất khó khăn do dịch bệnh, lại gặp phải tình trạng chây ỳ trả nợ khiến những doanh nghiệp này “khóc ròng”.

 Dự án Cầu Đông Trù (Hà Nội) vẫn nợ nhà thầu 22,5 tỷ. Ảnh Tuổi Trẻ

Thực tế, nợ đọng xây dựng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng nhiều năm qua của các nhà thầu xây dựng. nợ đọng của doanh nghiệp chủ yếu diễn ra ở các dự án, gói thầu đơn vị ký hợp đồng với chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ... Nợ đọng không chỉ 5 năm gần đây mà có những khoản nợ kéo dài trên 10 năm.

Do sau khi công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng không quan tâm đến kế hoạch vốn, chậm bố trí vốn trả nợ các dự án đã hoàn thành bàn giao; chủ đầu tư chiếm dụng vốn, chây ì trong việc trả nợ. Đặc biệt công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán công trình hoàn thành chậm, kéo dài vướng mắc, chồng chéo các thủ tục. Nhiều doanh nghiệp có phương án đồng ý cắt giảm lợi nhuận để thương lượng nhưng chủ đầu tư nhiều lần đưa ra các đề nghị vô căn cứ và áp đặt đơn phương nhằm trốn tránh nghĩa vụ thanh toán. Quá trình thương lượng diễn ra trong thời gian dài nhưng vẫn không thể thu hồi được nợ. Cuối cùng doanh nghiệp phải đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.

Chủ tịch VACC Nguyễn Quốc Hiệp lo ngại, nếu tình trạng nợ đọng không giải quyết được thì 5-7 năm tới, doanh nghiệp xây dựng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ biến mất. “Tay không bắt giặc”, toàn bộ từ vật tư, máy móc thiết bị, trả lương của các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ đều trông vào vay mượn ngân hàng. Tình trạng nay khiến nhiều nhà thầu “kiệt quệ”. Kết quả khảo sát khoảng 2.000 nhà thầu xây dựng trên cả nước do VACC thực hiện thời gian qua cũng cho thấy 100% nhà thầu có nợ đọng xây dựng. Để khắc phục điều này, những ngày tới hiệp hội sẽ có văn bản kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành vào cuộc xử lý, gỡ vướng cho các nhà thầu.

Trước tình trạng nợ đọng kéo dài, nhiều doanh nghiệp kiến nghị cần luật hóa trách nhiệm thanh toán của chủ đầu tư. Có nhiều dự án tại doanh nghiệp kéo dài cả thập kỷ nhưng chủ đầu tư không ký hồ sơ nghiệm thu buộc doanh nghiệp phải khởi kiện. Nhà nước nên có cơ chế đặc biệt đánh giá lại năng lực của chủ đầu tư, bởi nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính mới dẫn đến tình trạng nợ đọng lớn như hiện nay.

Tình trạng chậm thanh toán công nợ là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng rất lớn đến việc đóng bảo hiểm cho người lao động, nộp thuế cho Nhà nước. Ảnh Đấu Thầu

Để giải quyết tình trạng vướng mắc nợ đọng trong xây dựng, chủ đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán, ít nhất 30% cuối cùng của dự án. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tình hình nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (XDCB) tại các địa phương đang ở mức khá nghiêm trọng, diễn ra tràn lan và chưa có giải pháp tháo gỡ hữu hiệu. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, ngoài việc bố trí đủ vốn, tạo điều kiện về cơ chế chính sách thì quan trọng nhất là phải tránh đầu tư dàn trải. Phần lớn là do thủ tục thanh quyết toán các công trình xây dựng hiện nay rất rườm rà, phiền phức, mà người thiệt hại trước hết là nhà thầu. Cũng theo quy định của Bộ Tài chính, chủ đầu tư dự án phải thanh toán cho nhà thầu trong thời hạn nhất định, nhưng các chủ đầu tư lại đưa vào hợp đồng điều khoản thanh toán khi bố trí được nguồn vốn. Như vậy là đẩy khó khăn về phía các nhà thầu xây dựng. Tình trạng chậm thanh toán công nợ là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng rất lớn đến việc đóng bảo hiểm cho người lao động, nộp thuế cho Nhà nước.

MINH NGỌC (t/h)

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.