“Hạ tầng xanh cho phát triển bền vững đô thị, nông thôn”
MTXD - Xây dựng và phát triển hạ tầng xanh, an toàn và bền vững đang là một hướng đi cần được xem xét, vận dụng vào thực tiễn quản lý và phát triển đô thị, nông thôn ở Việt Nam hiện nay.
Sáng ngày 18/1/2024, tại Hội trường G3 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (số 55 đường Giải Phóng, Q. Hai Bà Trưng Hà Nội), Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Hạ tầng xanh cho phát triển bền vững đô thị, nông thôn” nhằm tập hợp các ý tưởng, quan điểm, giải pháp toàn diện về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ, xã hội và quản lý của các chuyên gia cho định hướng này.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Tham dự có các chuyên gia nhà khoa học trong lĩnh vực xây dựng, tài nguyên và môi trường, quy hoạch kiến trức, đại diện Bộ xây dựng và nguyên lãnh đạo ngành xây dựng và đông đảo sinh viên: GS TS Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Hồng Tiến – Nguyên Cục trưởng Cục Hà tầng kỹ thuật – Bộ xây dựng; GS. TS Nguyễn Anh – Viện trưởng Viện Khoa học và kỹ thuật Môi trường – Phó Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam.
Phát biểu khai mạc chương trình, GS TS Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho biết: “Tại Hội nghị COP 26 Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đến năm 2050 Việt Nam sẽ giảm phát thải ròng bằng không. Yêu cầu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, giảm phát thải đang đòi hỏi các ngành, các cấp cần có kế hoạch hành động và giải pháp mang tính quyết liệt. Công tác phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, tổ chức sản xuất, chuyển đổi số trong ngân hàng, thương mại, giao thông đô thị và thành phố thông minh đã được quan tâm triển khai và bước đầu đã có những bước phát triển đáng khích lệ”.
Tại chương trình hội thảo khoa học lần này đã có tham luận của hơn 23 tác giả là các chuyên gia, các tổ chức những bản tham luận này là những kiến nghị đề xuất cho các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương về các giải pháp cụ thể phát triển hệ thống hạ tầng xanh để phục vụ phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn theo xu hướng phát triển bền vững, giảm phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến - Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng báo cáo tham luận về “Quản lý và phát triển hạ tầng xanh ở Việt Nam - Thách thức và giải pháp”. Ông cho biết: “Đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, đã gây áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị. Kết cấu, chất lượng hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị, chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp gây nhiều tác động tiêu cực. Khả năng tiếp cận dịch vụ công và phúc lợi xã hội còn nhiều bất cập. Do vậy, xây dựng và phát triển hạ tầng xanh, an toàn và bền vững đang là một hướng đi cần được xem xét, vận dụng vào thực tiễn quản lý và phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay. Bài viết được tổng hợp của một số nghiên cứu gần đây để làm sáng tỏ thêm về hạ tầng xanh đồng thời đề xuất một vài giải pháp quản lý và phát triển hạ tầng xanh trong thời gian tới”.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến - Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng phát biểu tham luận.
“Bài báo nhận diện các khía cạnh đứt gãy điển hình trong kết nối hạ tầng xanh (HTX) của làng xã truyền thống qua ba trường hợp nghiên cứu tại ba xã tại vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và có sự so sánh, đánh giá với giải pháp của các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn thời gian qua. Từ đó thấy được những vấn đề còn hạn chế và kiến nghị một số định hướng giải pháp quy hoạch phù hợp hơn theo hướng tái thiết lập kết nối trong hệ thống hạ tầng xanh mới một cách toàn diện hơn trên khía cạnh hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian, công nghệ môi trường và cảnh quan để tạo lập sự phát triển bền vững cho khu vực nông thôn trong bối cảnh nhiều thách thức chuyển đổi về kinh tế-xã hội trong tương lai”. Đó là ý kiến tham luận của ThS.NCS. Phùng Thị Mỹ Hạnh - Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
PGS. TS. Phạm Hùng Cường – PCT Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam: “Hạ tầng xanh vùng huyện thành phố Hà Nội cần được quan tâm thiết lập hơn trong quá trình lập đồ án quy hoạch vùng huyện. Đánh giá chung về hiện trạng là chưa được nhận diện đầy đủ, các không gian mặt nước, cây xanh, không gian đồng ruộng còn thiếu tính kết nối để đảm bảo yêu cần về môi trường, sinh thái. Còn thiếu kết nối không gian xanh, mặt nước với mục tiêu tạo cảnh quan vùng huyện. Hạ tầng xanh vùng huyện cần được thiết lập dựa trên các thành tố không gian xanh, mặt nước, cả trong khu vực đồng ruộng sản xuất và điểm dân cư. Hệ thống Hạ tầng xanh thỏa mãn các yêu cầu về môi trường - cảnh quan – sinh thái - không gian nghỉ ngơi, du lịch - sản xuất. Cần đổi mới công tác quản lý, điều chỉnh các chính sách để phát triển hạ tầng xanh trên địa bàn vùng huyện”.
PGS. TS. Phạm Hùng Cường – PCT Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam phát biểu tại hội thảo.
Sau khi nghe báo cáo tham luận, các chuyên gia khách mời đã đưa ra những câu hỏi thảo luận. ThS.KTS. Đào Thị Sơn cho biết: Phát triển đô thị bền vững là giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề quá tải và ô nhiễm ở các đô thị của nước ta hiện nay. Áp dụng các giải pháp ứng dụng của hệ thống hạ tầng xanh là giải pháp hữu hiệu để bắt tay vào xây dựng phát triển đô thị bền vững. Tuy nhiên, nâng cao nhận thức của toàn xã hội mới là vấn đề then chốt mang tính quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng và phát triển đô thị bền vững.
Phát biểu kết thúc hội thảo, PGS. TS. Phạm Hùng Cường – PCT Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam: “Hội thảo đã khẳng định xu hướng phát triển theo định hướng Hạ tầng xanh là cần thiết đối với sự phát triển bền vững đô thị, nông thôn ở nước ta. Tại hội thảo, nhiều vấn đề, giải pháp đã được đề xuất trao đổi, làm rõ có minh chứng vận dụng, các trường hợp nghiên cứu trong thực tiễn”. Sau một thời gian làm việc tích cực, Chương trình hội thảo “Hạ tầng xanh cho phát triển bền vững đô thị, nông thôn” đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Nhóm PV
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.