Chuyển hóa những "thách thức" do biến đổi khí hậu thành "cơ hội" phát triển bền vững
MTXD - Biến đổi khí hậu là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo của đất nước. Tổn thất và thiệt hại sẽ tiếp tục gia tăng, đòi hỏi cần có các hành động gấp rút để kịp thời giảm nhẹ thiệt hại và tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.
Ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng đến phát triển
Nhằm thể hiện rõ quyết tâm và ý chí chính trị trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng đến phát triển, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách và chiến lược về tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu với tầm nhìn trung và dài hạn. Có thể kể đến như năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg về Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2053/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu. Theo đó, một trong những nhiệm vụ cần phải xây dựng và triển khai trong năm 2019 là xây dựng Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030.
Ảnh minh họa
Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1055/QĐ-TTg về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cơ sở để Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn lực, tăng cường khả năng quản lý, điều phối về tài chính và kỹ thuật, thúc đẩy quá trình tham gia của cộng đồng, khối doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Nhìn chung chính sách về tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu được xác định rõ trong các văn bản ban hành và đang được tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp độ. Với chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam thể hiện quyết tâm và hành động trong phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững đất nước.
Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1982/VPCP-QHQT ngày 24/7/2020 về phê duyệt báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam để đưa ra cam kết mạnh mẽ về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng Chương trình hỗ trợ thực hiện báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (thay thế Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu- SPRCC), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng chính sách thu hút nguồn lực trong nước, quốc tế để thực hiện các nội dung báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định, đề xuất cơ chế giám sát nguồn lực hỗ trợ quốc tế cho Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành địa phương trên cả nước hiện nay đang khẩn trương xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm trong đó lồng ghép việc thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh nhằm đạt các mục tiêu báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định trong giai đoạn 2021-2030.
Nhằm phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách.
Thực tiễn 3 năm triển khai cho thấy, việc kế thừa các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước cùng với tích hợp, lồng ghép kết quả các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, các dự án phát triển đã tạo đà mạnh mẽ cho Đồng bằng sông Cửu Long. Các nhiệm vụ, giải pháp trong nghị quyết đã bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, thúc đẩy nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều nhiệm vụ, giải pháp tổng thể cả trước mắt và dài hạn, đánh dấu bước đột phá lớn trong tư duy định hình chiến lược phát triển bền vững cho đồng bằng lớn nhất Việt Nam theo hướng tổng thể, tích hợp phát triển kinh tế-xã hội toàn vùng với tầm nhìn dài hạn.
Mặc dù, Việt Nam đã rất nỗ lực nhưng tiềm lực nền kinh tế hiện mới đáp ứng được 30% nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu của quốc gia; trong giai đoạn 2021-2030 cần huy động thêm khoảng 35 tỷ USD. Chia sẻ về sự ủng hộ của Hà Lan, Đại sứ Elsbeth Akkerman tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam và Hà Lan đều là một trong nhiều quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu. Do vậy, hai Chính phủ tiếp tục phối hợp, đưa ra các giải pháp phù hợp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk nhấn mạnh, Ngân hàng Thế giới thời gian qua đã có sự phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong công tác liên quan đến biến đổi khí hậu, cam kết tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam hướng tới môi trường xanh, sạch, đẹp và trong lành.
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục tích cực tham gia vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm chuyển hóa những "thách thức" do biến đổi khí hậu thành "cơ hội" phát triển bền vững cho tất cả mọi người..
Các đô thị phải làm gì để đối mặt với di dân vì biến đổi khí hậu?
Các thành phố trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề di dân ồ ạt do biến đổi khí hậu, ví dụ như Scotland và một số quốc đảo ở vùng biển Thái Bình Dương. Chính vì thế mà càng ngày có nhiều cá nhân, tổ chức tỏ ra quan tâm đến các phát kiến mới trong kiến trúc, quy hoạch đô thị để giảm nhẹ hay thậm chí là giải quyết vấn đề này trong ngắn và dài hạn.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lan đến tất cả các mặt của cuộc sống. Từ lâu, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe, phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng,... đều sẽ chịu tác động của việc trái đất nóng lên. Tuy vậy, không phải nơi nào trên tráiđất cũng chịu ảnh hưởng giống nhau, và các nướcđang phát triển đượcđặt vào diện gặp nguy hiểm nhất.
Những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các hòn đảo nhỏ hoặc các đồng bằng bên dòng sông lớn như sông Ganges, sông Trường Giang, và sông Niles. Đây đều là các khu vực có các đô thị lớn nằm giữa những trung tâm sản xuất nông nghiệp. Hậu quả mà biến đổi khí hậu đem lại cho những vùng đất này sẽ là khổng lồ, và các nhà lãnh đạo phải có những biện pháp giảm thiểu thiệt hại ngay từ hôm nay.
Sẽ có hàng triệu người từ những khu vực nói trên tham gia di dân khi chỗ ở của họ bị thiên tai xâm lấn. Các chuyên gia tin rằng khi đó dòng người sẽ di chuyển từ vùngquanh đường xích đạo- khu vực đông dân cư nhất thế giới - lên phía bắc và xuống phía nam. Nhận ra thách thức này, các thành phố trong vùng bị ảnh hưởng đang cố gắng áp dụng các sáng kiến phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại, nhưng bản thân họ cũng đang phải gánh chịu những vấn đề như thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, mất bình đẳng thu nhập.
Chính vì thế mà bất kỳ kiến trúc sư hay nhà thiết kế đô thị nào muốn nghiên cứu việc đối phó với việc di dân do biến đổi khí hậu phải nhớ rằng bất kỳ gói giải pháp họ đưa ra cũng phải tìm cách giải quyết các vấn đề kinh tế-chính trị nào đang tồn tại. Đây là một quá trình đầy khó khăn, nhưng cũng là cách duy nhấtđể các đô thị có thể vượt qua và phát triển được trong khi toàn bộ cấu trúc kinh tế - xã hội bị thay đổi do biến đổi khí hậu./.
PHAN TÚ (t/h)
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.