Công viên xanh là một thành tố của hạ tầng xanh trong quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam

MTXD - Phát triển Xanh là định hướng tất yếu trong quá trình phát triển bền vững đô thị, việc đưa Hạ tầng xanh (HTX) trong đó có Công viên xanh vào thiết kế, xây dựng và cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đó có công viên, nhằm hướng đến con người và tạo dựng cuộc sống tốt có nghĩa là tìm các yếu tố cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống.

MTXD -  Phát triển Xanh là định hướng tất yếu trong quá trình phát triển bền vững đô thị, việc đưa Hạ tầng xanh (HTX) trong đó có Công viên xanh vào thiết kế, xây dựng và cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đó có công viên, nhằm hướng đến con người và tạo dựng cuộc sống tốt có nghĩa là tìm các yếu tố cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống. Bài viết đã giới thiệu một số cơ sở pháp lý về Hạ tầng xanh và các lợi ích khi phát triển Công viên xanh (một thành tố của hạ tầng xanh) trong đô thị. Bài Viết đã đưa một số khái niệm về công Viên xanh-Hạ tầng xanh đồng thời giới thiều một số giải pháp để phát triển hạ tầng xanhcông viên xanh trong đô thị nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân đô thị. Cuối cùng bài viết có một số kiến nghị nhằm đưa một số nội dung về Hạ tầng xanh-Công viên xanh vào Bộ Luật đô thị giai đoạn 2023-2030.

Abstract: Green Development is an inevitable direction in the process of sustainable urban development, incorporating Green Infrastructure (GI) including Green Parks into the design, construction and renovation of technical infrastructure works including Having parks, aiming at people and creating a good life means finding the necessary elements to improve the quality of life. The article has introduced some legal bases for Green Infrastructure and the benefits of developing Green Parks (a component of green infrastructure) in urban areas. The article has introduced some concepts of green parks - green infrastructure and introduced some solutions to develop green infrastructure - green parks in urban areas to improve the quality of life of urban residents. Finally, the article has some recommendations to include some content on Green Infrastructure - Green Parks in the Urban Code for the period 2023-2030.

Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới trong thời gian gần đây đang gặp nhiều thách thức do tác động của quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2022, hệ thống đô thị toàn quốc có 888 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV và các đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam hiện ước đạt khoảng 41%. Tuy nhiên đi cùng với quá trình đô thị hóa nhanh là vấn đề về môi trường, sự thiếu hụt các hệ thống hạ tầng đô thị dẫn đến môi trường sống bị suy giảm, tình trạng ngập lụt diễn ra thường xuyên hơn. Những vấn đề này đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong phát triển bền vững đô thị tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Các đô thị đã đưa các khái niệm về thiết kế bền vững và cơ sở hạ tầng xanh (HTX) vào thiết kế, xây dựng và cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật trong đó có công viên, nhằm hướng đến con người và tạo dựng cuộc sống tốt có nghĩa là tìm các yếu tố cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Phát triển hạ tầng xanh - công viên xanh không chỉ dựa vào giải pháp tồn tại sẵn có của các đô thị (công viên, không gian nước) mà còn những giải pháp 1 Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng mang yếu tố nhân tạo như mái nhà xanh, tường xanh, vỉa hè, thẩm hút, hệ thống thu trữ nước. Phát triển hạ tầng xanh – công viên xanh cũng không chỉ đơn thuần là trồng cây xanh. Do vậy, cần có các giải pháp phát triển hạ tầng xanh phù hợp căn cứ vào thực trạng quỹ đất, thực trạng các nguồn lực và quá trình phát triển của từng đô thị, từng khu vực.

Kinh nghiệm tại Mỹ, đất công viên tại các thành phố chiếm từ 2,3% đến 22,8% (với mức trung bình là 9,1%) diện tích đất thành phố. Để có thể đáp ứng được nhu cầu đô thị hướng tới giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, hấp thụ carbon dioxide, cung cấp oxy và môi trường sống, Mỹ đã xây dựng những hệ cảnh quan mới, được phân lớp theo chức năng nhằm xử lý nước mưa, giảm nước dâng do bão và đóng vai trò là tài sản thẩm mỹ và giải trí, công viên và cơ sở hạ tầng xanh có thể bước vào một mối quan hệ cộng sinh lâu dài. Do vậy, việc cấp bách đối với các đô thị của Mỹ cũng như các đô thị tại Việt Nam khác trên thế giới hiện nay chúng ta cần quan tâm tới xu hướng thiết kế Công viên - Hạ tầng xanh bền vững để tạo nên những Đô thị xanh đáng sống và có chỉ số Hạnh phúc cao.

  1. Cơ sở pháp lý phát triển Hạ tầng xanh

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng. Biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa trực tiếp đến sản xuất kinh tế, năng lượng, an ninh lương thực, sinh kế, đa dạng sinh học, cơ sở hạ tầng, y tế... do đó việc xây dựng hạ tầng xanh bắt đầu được Việt Nam quan tâm và dành sự đầu tư tương xứng.

Nhằm tạo dựng cảnh quan đô thị cũng như điều hòa khí hậu, các khu đô thị tại Việt Nam hiện nay tập trung phát triển cây xanh, vườn hoa, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2010/NĐ-CP quy định cụ thể về việc trồng, chăm sóc, di chuyển cây xanh đô thị. Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Nghị quyết sẽ là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng trong việc ra đời cơ chế, chính sách mới, tạo động lực để phát triển đô thị, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

Để hạ tầng xanh trở thành một yếu tố trọng yếu trong công tác quy hoạch tại các địa phương, tháng 5/2021, Bộ Xây dựng đã ban hành quy chuẩn quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD, trong đó có quy định yêu cầu về quy hoạch không gian xanh, đất cây xanh đô thị, tỷ lệ đất cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình; TCVN 9257/2021 tiêu chuẩn quốc gia về quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị.

Ngày 12/5/2022 Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 385/QĐ/BXD phê duyệt kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với BĐKH giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó, tập trung một số nội dung về hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về công trình xanh, vật liệu xanh...

Với quyết tâm hành động mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững, ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg về Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải (gọi tắt là Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh). Theo lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh của Quyết định này, 5 phương thức vận tải gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không đều phải chuyển đổi, hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050. Trong chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, có 11 dự án trọng tâm được phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh với tổng kinh phí đến năm 2050 lên đến 3.084,2 nghìn tỷ đồng…

2. Lợi ích của Hạ tầng xanh

Từ những lợi ích môi trường rộng nhất cho đến những lợi ích cụ thể tại địa điểm, cơ sở hạ tầng xanh là một công cụ hiệu quả và tiết kiệm chi phí để hấp thụ và cô lập carbon dioxide (C02) trong khí quyển; lọc các chất gây ô nhiễm không khí và nước; ổn định đất để ngăn ngừa hoặc giảm xói mòn; cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã; giảm mức tăng nhiệt mặt trời; giảm chi phí công cho cơ sở hạ tầng quản lý nước mưa và kiểm soát lũ lụt; và giảm mức sử dụng năng lượng thông qua sưởi ấm và làm mát thụ động. Trong đó tập trung vào các nội dung:

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Một trong những lợi ích chính của cơ sở hạ tầng xanh là khả năng giúp giảm thiểu tác động của sự phát triển khí hậu bất lợi. Bằng cách kết hợp các hệ thống tự nhiên như mái nhà xanh, vườn mưa, công viên và rừng đô thị, cơ sở hạ tầng xanh có thể làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và cải thiện việc quản lý nước mưa.

Những phương pháp này giúp ngăn ngừa lũ lụt, giảm xói mòn đất và nâng cao chất lượng nước ở khu vực đô thị. Cụ thể hơn, những phương pháp như vậy sẽ cô lập carbon, từ đó giảm lượng khí thải carbon.

Cải thiện chất lượng không khí và nước

Một lợi ích khác của cơ sở hạ tầng xanh là chất lượng không khí và nước được cải thiện. Cây cối và các thảm thực vật khác hấp thụ và lọc các chất ô nhiễm, làm giảm mức độ các chất có hại trong không khí và nước. Lợi ích lâu dài là sức khỏe cộng đồng được cải thiện vì việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và các vấn đề sức khỏe khác. Một số hệ thống quản lý nước nhất định làm giảm lượng nước mưa chảy tràn vào sông suối, từ đó cải thiện chất lượng nước và giảm nguy cơ lũ lụt.

Bảo vệ đa dạng sinh học

Cơ sở hạ tầng xanh cũng có thể bảo vệ đa dạng sinh học bằng cách cung cấp môi trường sống cho nhiều loài thực vật và động vật khác nhau. Hành lang xanh và kết nối các khu vực tự nhiên duy trì và tăng cường sự đa dạng về chủng loài ở khu vực đô thị. Hành lang xanh là những mảng không gian xanh tuyến tính tạo nên một mạng lưới môi trường sống liên kết với nhau cho động vật hoang dã và thảm thực vật. Chúng bao gồm các công viên, khu vườn, mái nhà xanh và đóng vai trò là con đường cho động vật hoang dã di chuyển giữa các môi trường sống, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể và thúc đẩy khả năng phục hồi sinh thái.


Hình 1. Đường đi qua có động vật hoang dã băng qua tạo thành cầu hành lang tự nhiên an toàn cho động vật di cư giữa các khu bảo tồn (Nguồn: Internet)


Hành lang xanh hỗ trợ các loài thụ phấn như ong và bướm, đồng thời cung cấp môi trường sống cho các loài chim và động vật hoang dã khác. Chúng cũng mang lại nhiều lợi ích cho con người, chẳng hạn như cải thiện chất lượng không khí và nước, giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và tăng cơ hội giải trí và thư giãn.

Lợi thế kinh tế

Bên cạnh những lợi ích về môi trường, cơ sở hạ tầng xanh cũng có thể mang lại lợi ích kinh tế. Bằng cách giảm nhu cầu về cơ sở hạ tầng truyền thống, chẳng hạn như đường ống dẫn nước mưa và nhà máy xử lý, cơ sở hạ tầng xanh giúp giảm chi phí cho các đô thị và người nộp thuế. Lợi ích gián tiếp bao gồm khả năng tăng giá trị tài sản, thu hút nhiều doanh nghiệp hơn trong khu vực và tạo việc làm mới trong các lĩnh vực như cảnh quan và bảo tồn.

3.Một số các giải pháp thiết kế Công viên xanh - Hạ tầng xanh

Một số khái niệm về Công viên xanh - Hạ tầng xanh

Hạ tầng xanh: Định nghĩa chung như sau “Cơ sở hạ tầng xanh là một khái niệm bắt nguồn từ Hoa Kỳ vào giữa những năm 1990 nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường tự nhiên trong các quyết định về quy hoạch sử dụng đất”. Định nghĩa được Bộ Bảo tồn Môi trường Tiểu bang New York sử dụng cụ thể hơn, là “một loạt các kỹ thuật thiết kế địa điểm và thực tiễn kết cấu được cộng đồng, doanh nghiệp, chủ nhà và những người khác sử dụng để quản lý nước mưa”. Ở quy mô lớn hơn, cơ sở hạ tầng xanh bao gồm bảo tồn và khôi phục các đặc điểm cảnh quan thiên nhiên (như rừng, vùng đồng bằng ngập nước và vùng đất ngập nước) và giảm diện tích đất được bao phủ bởi các bề mặt không thấm nước. Ở quy mô nhỏ hơn, các biện pháp thực hành hạ tầng xanh bao gồm mái nhà xanh, vỉa hè thấm nước, vườn mưa, thảm thực vật, chậu trồng cây và đệm suối.” Những khái niệm khác cho rằng hạ tầng xanh thực sự không được thiết kế hay “xây dựng” mà là “tự nhiên” và ở dạng đơn giản nhất bao gồm cây cối, thực vật và đất.

Trên thực tế có nhiều ý kiến về ý nghĩa, một số ủng hộ định nghĩa chặt chẽ hơn liên quan chủ yếu đến quản lý nước mưa, các hệ thống tự nhiên, chẳng hạn như đầm lầy muối, có thể cung cấp phương pháp “hạ tầng xanh” để giảm bớt nước dâng do bão và bảo tồn đất xung quanh nước uống và lưu vực sông để tránh ô nhiễm…

Cho dù chúng ta chọn định nghĩa nó như thế nào, “hạ tầng xanh” đang nhanh chóng trở thành một công cụ chính trong việc thiết kế và xây dựng các thành phố bền vững, đồng thời ngày càng trở thành một cách để cải thiện thiết kế công viên, đồng thời có chức năng hạ tầng xanh như công viên. Đã đến lúc cần nhận biết khái niệm công viên xanh theo quan điểm mới, bởi phải có công viên xanh mới cấu thành nên hạ tầng xanh hoàn chỉnh.

Cơ sở hạ tầng xanh: Cơ sở hạ tầng xanh bao gồm một mạng lưới các khu vực tự nhiên, bán tự nhiên được quy hoạch chiến lược cùng với các đặc điểm khác của thiết kế - cùng nhau quản lý để cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ hệ sinh thái. Chúng bao gồm mái nhà xanh, công trình xanh, trang trại đô thị, quy hoạch sinh thái, v.v. Nó cải thiện điều kiện sống và chất lượng cuộc sống, giúp thúc đẩy nền kinh tế xanh và do đó phát triển bền vững.

Từ các nhận thức trên có thể thấy công viên xanh không còn là nơi chỉ để trồng cây bóng mát (phủ xanh) theo nghĩa đen. Công viên xanh bây giờ phải có vai trò là một thành phần chủ lực của hạ tầng xanh đô thị, có đầy đủ vai trò của một thực thể hạ tầng xanh.

Như vậy khái niệm công viên xanh được nhận thức rộng hơn là một nơi chỉ để nghỉ ngơi giải trí, chỉ tạo ra bóng mát mà phải là nơi thực hiện hết các chức năng của hạ tầng xanh.

Cách tạo Công viên xanh - Hạ tầng xanh trong thành phố

Các thành phố ở châu Âu luôn ưu tiên việc thu hồi đất đô thị để tạo công viên xanh – hạ tầng xanh, thực hiện các giải pháp dựa vào thiên nhiên như mái nhà xanh và vườn thẳng đứng, sân trường xanh, hành lang xanh, cây xanh đường phố, công viên vườn hoa, vườn cộng đồng và các biện pháp khác như định tuyến lại giao thông và loại bỏ nhựa đường để tạo ra không gian xanh, con đường cho không gian xanh ở khắp mọi nơi. Do đó, không gian xanh dễ tiếp cận và gần đó rất quan trọng đối với các khu dân cư.


Hình 2. Sơ đồ cơ sở hạ tầng xanh (Nguồn: Internet)

Phát triển một tòa nhà xanh

Các đô thị hiện nay có chiến lược bổ xung thêm cây xanh trong bằng cách Phủ xanh các công trình trong đô thị, như bổ sung cây xanh trên các mái nhà và ban công, cũng như tạo hệ thống cây xanh xung quanh công trình.


Hình 3. Phát triển hệ thống KGX cho tòa nhà(Nguồn: Internet)



Hình 4. Phát triển hệ thống KGX cho tòa nhà (Nguồn: Internet)

Vườn cộng đồng

Việc bổ sung các vườn cộng đồng trong đô thị thay thế những công trình
bê tông ở mọi đường phố và không có mảng xanh trong cộng đồng con người luôn là những vấn đề ưu tiên trong các đô thị. Các công viên cộng đồng, đóng vai trò là điểm tụ tập tương tác để những người dân địa phương, kết nối và dành thời gian cùng nhau, có thể có lợi trong mọi nền văn hóa.

Hình 5. Vườn Cộng đồng tại trung tâm Boston (Nguồn:Internet).

Vườn cộng đồng chung còn có một số mục đích khác như: Khu vườn thảo mộc; Vườn hoa; Vườn cây ăn quả; Vườn cây bản địa; Nơi tập hợp; Vườn trẻ em - Khu vui chơi trẻ em; Vườn trình diễn; Tình nguyện viên do cộng đồng điều hành; Các khuôn viên vườn cây khác

Tuyến đường xanh

Có nhiều lợi ích từ không gian xanh trong thành phố khi kết nối tuyến giao thông xanh thông minh với các hệ thống công viên vườn hoa, công viên cộng đô thị. Các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà, năng lượng được tạo ra bởi gió và nước và năng lượng được tạo ra bởi các chất phân hủy sinh học đều góp phần duy trì môi trường bền vững và giúp đỡ người dân địa phương.


Hình 6. Cây xanh đô thị được trồng trong hố cây di động, tạo nên tuyếnxanh di động


Hình 7. Thiết kế tuyến đường xanh hoàn chỉnh
 

Bảng 1. Các thành phần ưu tiên trong xử dụng hạ tầng xanh

 

(Nguồn: nacto.org/publication/urban-street-stormwater-guide/streets-areecosystems/complete-streets-green-streets/).
Lâm nghiệp thành phố

Bằng cách chăm sóc cây xanh đô thị và quản lý quần thể cây xanh, môi trường sẽ được cải thiện và thành phố sẽ được giữ xanh. Ngoài ra, chất lượng không khí trong khu vực. Lâm nghiệp đô thị là một không gian tạo nên hoạt động hỗ trợ sức khỏe tinh thần của con người cũng như đời sống hoang dã của thành phố trong môi trường đô thị.


Hình 8. Lâm nghiệp đô thị trong tương lai (Nguồn:www.re thinkingthefuture.com/sustainablearchitecture/a4252-features-of-the future-sustainable-city/).
Giao thông công cộng tiên tiến

Hệ thống giao thông cơ giới, đặc biệt Phương tiện ô tô đã trở nên rất phổ biến trên khắp thế giới, gây ra tắc nghẽn giao thông và thải ra các chất ô nhiễm độc hại vào khí quyển, điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm gián đoạn cuộc sống thành phố. Bên cạnh đó, giao thông cá nhân trong thành phố cũng được tăng cường tác động không nhỏ tới môi trường đô thị, giảm diện tích cây xanh trong đô thị. Việc tích hợp giao thông công cộng hiệu quả sẽ giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường và tăng tốc thời gian di chuyển do ít Phương tiện xe cộ qua lại.

Kết luận

Trong quá trình quy hoạch đô thị, việc đưa Công viên xanh - Hạ tầng xanh vào cảnh quan đô thị và quy hoạch đô thị có thể thúc đẩy và tạo mối quan hệ tốt hơn với môi trường đồng thời hỗ trợ các dịch vụ quan trọng đô thị. Cần xác định cách tiếp cận áp dụng các chính sách, chiến lược và hành động để thực hiện được các định hướng, tầm nhìn dài hạn đô thị, nhằm hướng đến sự đồng bộ giữa công viên xanh - Hạ tầng xanh - Đô thị xanh. Trong các văn bản Nhà nước cũng như các nghiên cứu tiếp theo cần thống nhất các khái niệm, trong đó làm rõ: để có ĐÔ THỊ XANH phải có HẠ TẦNG XANH trong đô thị. Muốn có hạ tầng xanh trong đô thị các thành phần của hạ tầng trong đô thị phải được XANH HOÁ theo các quan điểm hiện đại như GIAO THÔNG XANH, THOÁT NƯỚC XANH, CÔNG VIÊN XANH. Các khái niệm đó được thống nhất như sau:

- Hạ tầng xanh (HTX) là “Mạng lưới liên kết những không gian xanh nhằm bảo tồn các giá trị và chức năng của hệ sinh thái, đồng thời mang đến các lợi ích cho con người”. Khái niệm này đã nâng tầm các không gian xanh trong đô thị thành một hệ thống hạ tầng có vai trò quan trọng như các hệ thống hạ tầng thiết yếu khác của đô thị như năng lượng, nước, giao thông hay thông tin liên lạc. Chính vì vậy, nó cũng cần được đối xử như một thành phần quan trọng trong các bản quy hoạch đô thị. Có thể nói Hạ tầng xanh: Là hạ tầng đô thị được kết hợp với hệ sinh thái xanh tạo ra môi trường sống lành mạnh gồm: hệ thống giao thông xanh trong đô thị; hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị xanh; hệ thống cấp nước xanh; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải xanh; hệ thống công viên, vườn hoa, sân chơi; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Phát triển HTX là việc đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm giao thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, chiếu sáng, năng lượng… và các công trình hạ tầng xã hội bao gồm công viên, cây xanh, không gian công cộng… theo hướng xanh, an toàn, thân thiện với tự nhiên và bền vững.

- Công viên xanh: Công viên xanh phải đáp ứng vai trò quan trọng của hạ tầng xanh đô thị, không chỉ là nơi trồng cây bóng mát theo nghĩa truyền thống; góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và hiện tượng đảo nhiệt trong đô thị; giảm lượng phát thải Carbon; là khu cây xanh được trồng tập trung ở một khu vực diện tích lớn. Được trồng và quy hoạch với mục tiêu phục vụ sinh hoạt ngoài trời cho người dân, triển khai các hoạt động văn hóa, cộng đồng. Quy hoạch công viên xanh: là hình thức quy hoạch khuôn viên rộng lớn, được hoạch định để trồng và phát triển cây xanh, nhằm kiến tạo nên một môi trường sống lành mạnh, trong lành cho người dân đô thị, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, đảo nhiệt đô thị và giảm lượng phát thải Carbon. Có các quy định về Thiết kế công viên xanh.

Kiến nghị những nội dung trên cần sớm được LUẬT HOÁ trong BỘ LUẬT ĐÔ THỊ ở giai đoạn 2023-2030, mà trong đó 8 loại ĐÔ THỊ ĐẶC THÙ (Đô thị thông minh, ĐÔ THỊ XANH, Đô thị di sản, Đô thị du lịch, Đô thị đại học, Đô thị sinh thái, Đô thị công nghiệp, nhằm phát triển Đô thị bền vững) cần được đề cập trong bộ luật này.

Các nghiên cứu về công viên xanh - hạ tầng xanh sẽ góp phần nâng cao về các phương pháp và cách tiếp cận hiện tại cho các đô thị phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong COP26./.

TS.KTS. LÊ THỊ BÍCH THUẬN

(Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 20/12/2005 Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;

[2]. Bộ Xây dựng (1987), Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị – TCVN4449:1987

[3]. Bộ Xây dựng (2005), Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thi - TCXDVN 362:2005;

[4]. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuân quy hoạch xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng QCXDVN01: 2008/BXD;

[5]. Phạm Ngọc Đăng (2011), “Phát triển đô thị Việt Nam – Thiếu không gian xanh”, Kiến Việt – Hội Kiến trúc sư Việt Nam;

[6]. Phan Thu Giang (2016), “Việc quản lý cây xanh ở các nước phát triển”, Báo Điện tử của Bộ Xây dựng;

[7]. Tô Văn Hùng (2015), Tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng đô thị sinh thái (lây đô thị Đà Nẵng làm điạ bàn nghiên cứu), Luận án Tiên sĩ, Trương Đai học Xây dựng Hà Nội;

[8]. Kim Hải (2022), Phát triển hạ tầng xanh Việt Nam, Tạp chí Con số sự kiện - Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kỳ II – 8/2022, tr27-

[9]. Jan Gehl (2009), Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc – Sử dụng không gian công cộng, Nhà xuât bản Xây dựng;
[10]. https://www.thezebra.com/resources/home/what-is-a-sustainable-city/;
[11]. https://www.re-thinkingthefuture.com/sustainable-architecture/a4252-features-of-thefuture-sustainable-city/;
[12]. https://nacto.org/publication/urban-street-stormwater-guide/streets-areecosystems/complete-streets-green-streets/;
[13]. https://onewaterfront.thetrustees.org/blog-posts/2020/6/26/photo-essay-the-social-andcommunity-resilience-benefits-of-urban-gardens-upcoming-live-qampa.

Các tin khác

10 Toà nhà Đại học độc đáo và kỳ lạ nhất thế giới
10 Toà nhà Đại học độc đáo và kỳ lạ nhất thế giới

​MTXD - Khi nói về các trường đại học nổi tiếng thế giới, chúng ta thường nghĩ tới những...

Hải Dương: Nhiều quan ngại về các công trình do Công ty Việt Hoa thi công
Hải Dương: Nhiều quan ngại về các công trình do Công ty Việt Hoa thi công

​MTXD - Trong “Làng” xây dựng ở Hải Dương, tên Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại...

Đà Nẵng: Kết hợp nghệ thuật và công nghệ để tạo không gian sống đẹp mắt, ấn tượng
Đà Nẵng: Kết hợp nghệ thuật và công nghệ để tạo không gian sống đẹp mắt, ấn tượng

MTXD - Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và cuộc sống hiện đại ngày nay, việc kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ không chỉ là xu hướng mà còn là cách để tạo ra những không gian sống đẹp mắt, ấn tượng và tiện ích cho người dân và du khách. Qua đó góp phần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quảng bá

Hà Nội: Tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội niềm tin và hy vọng” chào mừng kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô và kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Hà Nội: Tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội niềm tin và hy vọng” chào mừng kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô và kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

MTXD - Ngày 7/5, tại Hà Nội, quận Đống Đa tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội niềm tin và hy vọng” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Đề dẫn thực trạng và định hướng phát triển khu vực bãi giữa và bãi nổi Sông Hồng
Đề dẫn thực trạng và định hướng phát triển khu vực bãi giữa và bãi nổi Sông Hồng

Lịch sử phát triển các đô thị ở Việt Nam cũng như thế giới luôn gắn liền với các con sông. Yếu tố mặt nước đã sớm tham gia vào việc hình thành đô thị từ xa xưa, khi mà trong quá trình hình thành đô thị, tụ điểm thương mại hình thành trên cơ sở của đầu mối giao thông thủy.