Cùng hiểu về “Kiến trúc xanh –kiến trúc bền vững”

MTXD - Hiện, “Xanh” đang là thời sự, “hot” trong môi trường Kiến trúc ở tài liệu sách, báo, ở hội thảo, hội nghị và ở mọi nơi đào tạo kiến trúc của ta .Nhiều thuật ngữ được nêu lên ở những luận bàn về Kiến trúc Kiến trúc vị Dân sinh”, “Kiến trúc sinh thái”, “Kiến trúc sinh khí hậu”,

MTXD - Hiện, “Xanh” đang là thời sự, “hot” trong môi trường Kiến trúc ở tài liệu sách, báo, ở hội thảo, hội nghị và ở mọi nơi đào tạo kiến trúc của ta .Nhiều thuật ngữ được nêu lên ở những luận bàn về Kiến trúc Kiến trúc vị Dân sinh”, “Kiến trúc sinh thái”, “Kiến trúc sinh khí hậu”, “Kiến trúc bền vững” “Công trình Xanh”, “Kiến trúc Xanh” Gần đây lại xuất hiện thêm triết lý Kiến trúc Hạnh phúc” từ Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào – (Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam)

Chắc răng, những thuật ngữ đó, cũng đều là các triết lý về kiến trúc.

Vậy có gì khác nhau. Mỗi cái là một phần riêng biệt, hay là cái này chỉ là một mặt, hoặc một cách diễn giải khác chút nào đó của triết lý bao trùm nhất của Kiến trúc đạt tới mục đích tối thượng là con người sống “hạnh phúc - bền vững” trong môi trường thiên nhiên - xã hội trên trái đất này.

Hãy bắt đầu từ Kiến trúc”. Ai cũng có thể hiểu cái lẽ cực kỳ đơn giản, ấy là kiến trúc xuất hiện là do nhu cầu của con người, và cho con người . Dẫu rằng thoạt kỳ thủy nó kiến trúc- cũng chỉ là chỗ trú thuận lợi hơn khi thoát khỏi cuộc sống nơi hang động, là cái che chắn cho con người khỏi những cái bắt lợi từ môi trường tự nhiên quanh mình, và đương nhiên con người tiến hóa, nhu cầu “sống” của con người cũng “tiến hóa”, đòi hỏi ngày một phức tạp, phong phủ hơn nhiều Kiến trúc -do và cho- con người làm ra, vì thế cũng luôn phát triển — “tiến hóa” Không chỉ là không gian cho chỗ ngụ trú đơn thuần nữa mà nó -Kiến trúc- phải đáp ứng cho mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày một nâng cao của đời sống con người.

Trên con đường phát triển của Kiến trúc, từ mức độ giản đơn tự phát trên thực tế, nó được con người nhận biết, phân tích và dân cho nó những cơ sở lý luận khoa học thực tiễn để phát triển. Theo đó các luận thuyết, triết lý về Kiến trúc ra đời. Đương nhiên cũng theo trình tự giản đơn, một phía – một góc” đến sâu sắc, toàn diện – “tổng quát" hơn.

“Kiến trúc vị Dân sinh” Kiến trúc vì cuộc sống của người dân. Cái kiến trúc” này nghe chừng thông thường, như đương nhiên phải là thể, có gì phải bàn không vì nó thì vì cái gì “Slogan - “khẩu hiệu này”- này xuất hiện có lẽ từ lâu lãm, có thể từ cuối thế kỷ trước nữa cũng nên. Ở ta, hồi đó cũng mới như nhắc nhởkiến trúc, người làm kiến trúc phải chú ý hưởng tới những nhóm người chịu nhiều thua thiệt, tới đại đa số người dân khi đó còn khó khăn nhiều bề thiếu thốn.

“Kiến trúc sinh thái” — Điểm qua một số khái niệm về nó đăng trên mạng:

 + Theo bài của Thạc sĩ Kts Trần Anh Đào đăng trên trang Thông tin tư liệu _ Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng" ngày 11/1/2007.

Kiến trúc sinh thái hay còn gọi là kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững được hiểu là kiến trúc mà trong vòng suốt đời của nó từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi loại bỏ đều được tiến hành theo các nguyên tắc sinh thái -Cộng sinh với môi trường tự nhiên -Sử dụng các vật liệu tuần hoàn, tái sinh -Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu -Hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực -Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng.

+ Theo bài đăng trên mạng ngày 10/3/2021 của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc và xây dựng “Kiến Thái”.

Kiến trúc sinh thái hay còn gọi là Kiến trúc xanh, Kiến trúc bền vững là một trường phái triết lý phát triển bền vững cho kiến trúc được áp dụng bằng việc thiết kế và xây dựng các công trình thân thiện với môi trường Chú trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người sử dụng cũng như đối với cộng đồng xung quanh. Kiến trúc sinh thái sử dụng các công nghệ sạch, giảm thiểu tác động đến môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng tập trung quan tâm hơn đến sức khỏe của người dùng.

+ Trên “Tạp chí Môi trường”, ngày 18-10-2023 bài đăng của tác giả Nguyễn Hùng Dũng (viết 4/7/2018) có đoạn.

Tuy nhiên, gần đây, kiến trúc hiện đại đã phát triển theo hướng tư duy gần gũi với môi trường thiên nhiên, sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thai khi nhà kính, phong cách kiến trúc đó chính là kiến trúc xanh - kiến trúc sinh thái.

Cũng theo tác giả: “Khái niệm về KTST và đặc điểm của công trình KTST”, Theo các kiến trúc sư của thế giới, KTST - kiến trúc xanh là yếu tố bản sắc đặc trưng của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Sinh thái ở đây là sinh thái tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, môi trường) và sinh thái nhân văn (con người, văn hóa, xã hội).

*Bài của “Kiến trúc Lâu đài cổ điển Europa” trên mạng ngày 11/5/2022 “Khải niệm về KTST và đặc điểm của công trình KTST:

Theo các kiến trúc sư của thế giới, KTST - kiến trúc xanh là yếu tố bản sắc độc trung của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Sinh thái ở đây là sinh thái tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu, môi trường) và sinh thải nhân văn (con người, văn hóa, xã

hi)."

+ Bài của “Kiến trúc DOORWAY" trên mạng ngày 25/9/2018.

Kiến trúc sinh thái (KTST) hay còn gọi với cái tên “kiến trúc xanh" “kiến trúc bền vững" được hiểu là loại kiến trúc tuân thủ các nguyên tắc + Theo GS TS KTS Nguyễn Việt Châu trong bài đăng trên Tạp chí “Kiến trúc” ngày 24 5 2013 với tiêu đề “Kiến trúc sinh thái – Kiến trúc phát triển bền vững + Về “Kiến trúc Sinh khí hậu", lời mở đầu cuốn sách cùng tên của PGs.Ts. Phạm Đức Nguyễn có viết: (chụp nguyên tác).

Kiến trúc sinh khí hậu (bioclimatic architecture) là kiến trúc có xem xét đến điều kiện khí hậu của địa điểm, trong tác động tới con người, nhờ đó thiết kế và xây dựng các đô thị, các công trình phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, tận dụng tối đa thiên nhiên thuận lợi, nâng cao điều kiện sống tiện nghi và bảo vệ sức khoẻ cho con người trong các công trình, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng nhân tạo, tiết kiệm kinh phí đầu tư và kinh phí sử dụng, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái trái đất.

Với nội dung vậy, kiến trúc sinh khí hậu chủ yếu liên quan tới khí hậu,- một nhánh của sinh thái tự nhiên -tác động đến con người. Do vậy, khi chú ý tới những vấn đề Kiến trúc sinh thái, cũng có nghĩa là đã bao trùm cả các vấn đề của Kiến trúc sinh khí hậu rồi" (ngay từ cái tên đã rõ).

Qua một số trích dẫn khá tiêu biểu trên, không khó để thấy: những quan niệm về nội dung - nội hàm” khái niệm “kiến trúc sinh thái” của nhiều nhân vật, trên tạp chí trong giới khi nghiên cứu đều coi có thể tương đồng nội dung - nội hàm" - của “Kiến trúc Sinh thái”, “Kiến trúc Xanh”, Kiến trúc Bền vững.

+ Xem xét định nghĩa đã “tóm lại" và "Việt hóa" về “Kiến trúc Xanh” trong sách của "Giải pháp thiết kế công trình xanh ở Việt Nam" do Gs.Ts KH Phạm Ngọc Đăng chủ biên. Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản

Kiến trúc xanh là công trình kiến trúc được áp dụng một cách sáng tạo các giải pháp thiết kế kỹ thuật kiến trúc thân thiện với thiên nhiên và môi trường, sư dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước, vật liệu, hài hòa kiến trúc với cảnh quan và sinh thải tự nhiên, tạo ra điều kiện tốt nhất cho người sử dụng.

Chỉ thoảng qua, định nghĩa như mới giới hạn vấn đề kiến trúc, sao cho hải hòa với môi trường, bảo vệ môi trường, tồn tại thân thiện với môi trường

Ngẫm kỹ, môi trường chứa kiến trúc, là nơi chúng ta sống. Môi trường xấu, bị hủy hoại, ta khó sống. Môi trường sống chẳng phải là hệ thống sinh thái (tự nhiên và xã hội) đó sao. Môi trường ấy đương nhiên có kiến trúc do con người tạo nên. Môi trường bền vững là nói bền vững cái môi trường cho ta sống tốt. Khi cái môi trưởng bền vững, kiến trúc ta mới “vững bền" được

Trước kia (thật lâu hay gần tùy nơi văn minh khác nhau), khi nhận thức chưa đến nơi, hoặc còn bị thúc bách bởi những nhu cầu cấp thiết trước mắt ta quên mắt, chưa kịp nhận ra đầy đủ quan hệ biện chứng giữa con người, kiến trúc, mỗi trưởng (tự nhiên và xã hội). Ta làm ra kiến trúc còn ít quan tâm tới môi trường, tới lâu dài bên vững cho ngay ta, cho các thế hệ muôn đời sau.

Khi kiến trúc được làm ra, thể hiện mặt trái của nó, con người được thức tỉnh, buộc phải điều chỉnh hành vi làm kiến trúc của mình. Con người hình thành xây dựng, điều chỉnh, bổ xung triết lý luận thuyết dẫn đường cho “làm” kiến trúc Nhận thức là quá trình. Ngay cả những triết lý, quan niệm về kiến trúc, tên danh xưng có đẩy – cũng dần được hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn. Khi hiểu càng thấu đáo, lại thấy các khái niệm ấy Kiến trúc sinh thái. Kiến trúc xanh, Kiến trúc bền vững” đều cơ bản có cùng nội dung - “nội hàm phản ảnh cái quan hệ. Con người - Kiến trúc - Môi trường gần bỏ chặt chẽ, logic (con người ở đây cần được hiểu bao gồm con người làm ra kiến trúc”- kiến trúc sư và con người sử dụng, hưởng thụ kiến trúc ấy).

“Kiến trúc vị dân sinh” chừng như chỉ trực tiếp là quan hệ kiến trúc với con người, nhưng để “kiến trúc” cho “dân sinh” hiệu quả, rõ là cần thích ứng được hài hòa được, bảo vệ cho được hệ sinh thái, môi trường sống. Nên “kiến trúc vị dân sinh” cũng là trong cái bao trùm của “kiến trúc bền vững”.

Triết lý “Kiến trúc hạnh phúc” nhắc tới vai trò của kiến trúc sư, đòi hỏi phải Ý thức được trách nhiệm trong hành nghề, hành nghề sáng tạo vì con người, bảo vệ sự đa dạng sinh thái và văn hóa. Những vấn đề ấy là sự thức nhận trong quá trình được đào tạo và tự “đào tạo” trưởng thành của kiến trúc sư. Đương nhiên, làm đúng” phải là thế. Kiến trúc Hạnh phúc” suy cho cùng vẫn là trong cái bao trùm của “kiến trúc bền vững”, nếu "bền vững" được hiểu đúng nghĩa kiến trúc dùng nó Ta yên tâm, trong nghề nghiệp, bây giờ không ai hiểu bền vững. chỉ ở cái nghĩa bền vững cơ học.

Dùng cụm từ “Kiến trúc Xanh - Kiến trúc Bền vững” rất chuẩn- rất hay 1 (Nếu được xin gọn hơn. Kiến trúc Xanh - Bền vững ít ra là trong môi trường.

- Kiến trúc- cần trọng hơn chút, nhất là khi có Bên vũng đi cùng, không cho phép hiểu Xanh” chỉ là xanh cây cỏ, Bền vững” không chỉ là chắc chắn, vững bền cơ học giản đơn.

Với các bạn sinh viên của ta, cần để các bạn ấy hiểu rõ "Kiến trúc Xanh- Kiến trúc Ben vững” là cái hướng tới, phấn đấu, là cái tuyệt đối ! Từ kiến trúc” ở cái “slogan” ấy là danh từ chỉ một ngành nghệ thuật (no gắn bỏ chặt chẽ với khoa học kĩ thuật, công nghệ để tổ chức không gian thỏa mãn các yêu cầu vật chất, tinh than của con người), mà không chỉ một công trình cụ thể nào.

Với công trình cụ thể, đã có những tiêu chí được xây dựng để đánh giá những yêu cầu khá chi tiết về rất nhiều mặt khác nhau ở công trình địa điểm, vật liệu thân thiện môi trường, tái chế, năng lượng tiêu thụ, giảm thiểu rác thải, giảm thiểu carbon... Đã có những tiêu chí “phần trăm - %” đạt được các yêu cầu trên để xếp hạng giải bạc, giải kim cương cho những “công trình xanh” cụ thể:

Việc đánh giá, nhận xét một công trình cụ thể về “Kiến trúc Xanh- Ben vững” lại rất cần chú ý tránh cái cực đoan, tránh cái phiến diện, thiếu thực tế

Ngôi nhà nông thôn, mái tranh, vách đất. Vật liệu quá thân thiện môi trường rồi. Nhưng liệu có bền, có vững. Không phải ngẫu nhiên, một thời ngói hóa là mục tiêu phấn đấu ở nông thôn. Cái thời những năm 60 thế kỷ trước, tranh tre nứa lá còn được xếp là loại vật liệu rẻ tiền mau hỏng” trong các danh mục vật liệu Mái lá (cỏ tranh, rơm rạ, cói, lá dừa ), vài năm đã lo thay thế. Ngôi giúp cho gia chủ có thể yên tâm cả chục năm ròng – nó bền vững hơn. (chỉ còn lo ít năm đảo ngói nếu bị lá bụi bản rơi nhiều)

Nay, một số công trình nổi tiếng mái lá, cột tre gỗ, được ca ngợi là “kiến trúc xanh, cũng đã từng được giải quốc tế danh giá về kiến trúc,

Cà phê Flamego. Đại Lai, Phúc Yên:

Mái phăng khá ngang, lượn vòng một bên hồ nước khá duyên dảng được lợp lá -độ dốc rất thấp. (khi được thăm, đang lợp bằng cỏi Hoi sao không bị dột khi mưa, được giải thích có lớp tôn rồi mới trái cói len ') Đỡ cái mái ay có thể coi là chơi bằng một rừng trẻ Cai “rừng tre quá ư đầy đặn như muốn tranh chấp cái thơ mộng lãng mạn của bố cục.

Nhà Cộng đồng Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam:

Khác biệt ở mái lá dừa dốc chếch lên phía ngoài. Tác dụng che chắn mưa nắng thế nào cho cửa, tường xây gạch không nung và ngay cả phần dưới “ tre nứa” lót kín dưới mái khi mưa gió hắt ngang?  

Nhà ở Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội – công trình đạt giải vàng Kiến trúc Việt Nam:

Được ngợi khen “ như một ngôi làng cổ dưới lớp mái ngói “xô lệch”. Trên diện tích hơn 700 m2, có ngôi nhà thờ nhỏ, 4 phòng ngủ ông bà, gia chủ và 2 cháu. Để dược cái ý tưởng ấy, không tránh khỏi có những hy sinh có những không gian có phần khác thường coi là “góc chết” giáp tường rào khi “cầu kỳ” xô lệch các không gian ở. Cái khuôn viên nhà riêng rộng lớn cho phép tung tẩy, lệch xô tùy hứng lớp mái, nhờ cái mái vành khuyên “ bầu dục” lôi kéo chúng lại.

Nếu từ trên cao, dù mật độ xây dựng cũng chỉ khoảng 60% vẫn cảm nhận sự chật chội, chen chúc. Nhưng con người ở cái nhà này cảm nhận không gian chủ yếu từ dưới cái “ xô lệch” trên đầu. Nên có thể chính những cái không gian được chau chuốt tinh tế cảm nhận được bên dưới cái “ lệch xô” ấy mới là cái cơ duyên chính cho giải vàng kiến trúc tìm đến.

Vinh danh những thành công của các công trình ấy. Tran trọng nhiệt huyết tìm tòi sáng tạo của các tác giả. Nhưng cũng nên hiểu các công trình ấy là cá biệt, được “chơi kiến trúc rồi. Ở nó, vượt khỏi những yêu cầu, tiêu chuẩn “cho Dân”, cho đại chúng ! Mái lá, cột xương trẻ nửa dù đã trải qua những xử lý (cũng không quá rẻ!), chúng vẫn không phải là những thứ vật liệu dãi dau phơi gió, nắng, mưa Rồi nữa nếu dùng đại trả, đậm đặc như vài ví dụ nêu, nó sẽ chăng còn là sẵn có vô tận, để mà ra vườn, vào rừng lấy về.

Đương nhiên trong quá trình tìm tòi, không dễ gặt hải ngay kết quả tốt đẹp Trong loạt nhà “cộng đồng” nổi tiếng (một từ Hán - Việt, nhưng lại có phản gần gũi hơn, thích hợp hơn dùng cụm từ "nhà văn hóa ở các vùng cộng đồng con nhiều thiệt thòi) cái đầu tiên “cộng đồng suối Rè” có kết cục không vui, dẫu rằng khi mới xuất hiện, nó rất được ngợi ca, được cả giải thưởng kiến trúc quốc tế. Có dịp thăm nó vài năm trước, cảnh đìu hiu, vách dứng trẻ lở, rách Mặt trời lọt qua các tấm trong lợp giữa mái, rọi thẳng sàn tầng sinh hoạt chung ngôi nhà. Tầng dưới -nửa hầm, cỏ leo vách lối vào. Không người dùng, vắt cũng lần tới (tuy không nhiều, nhưng nó đã thăm" tôi). Có lẽ cái đáng tiếc là nó đã không được ở đúng chỗ. Người ta đã xây cái mới, gạch ngói, đúng chỗ hơn, bền hơn – ít ra là theo “nghĩa đen”.

Cũng đã có những ý kiến trái chiều về một số công trình xanh, và cũng nên suy ngẫm can trọng cái “đúng sai Ví dụ trên tạp chí “SPAACE” 09 số xuân hè tháng 4/2012, bài “Viễn ảnh xanh" - tác giả Xuân Bình có đoạn (chụp nguyên tác).

Nghênh ngang giữa trung tâm Hà Nội có quán cà phê kết cấu tre nhưng được bịt kín bằng kính để tránh gió mùa Đông Bắc và tiện cho việc bật máy điều hòa chống nắng nóng mùa hè. Thế thế mà vẫn có những lời khen tột đỉnh là sáng tạo, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Tại Vĩnh Phúc, có công trình sử dụng vật liệu ở xa chừng 1000 km mà vẫn quảng bá, giới thiệu là sử dụng vật liệu địa phương, chi phí thấp.

Trên xứ Mường. Hòa Bình, có công trình nhà công cộng đa năng mới sau gần hai năm khánh thành đã phải đóng cửa, bỏ không, bắt đầu hư hỏng. Mùa hè thì quá sáng. Mùa đông thì quá quá... rét. Cũng công thức Đất + Tre + Lá + Đất Dân tộc + Truyền thống + Văn hóa + Trách nhiệm xã hội + Nhân văn ... vậy mà kiến trúc vẫn chỉ.

Có thể hơi chút “nặng lời chăng ? Nhưng sự thực cũng ít nhiều “có cái lý” của những nhận xét ấy khi nhìn vào thực tế sử dụng công trình. (Những hình ảnh đưa trên sách báo tạp chí thưởng ở thời điểm khánh thành hoặc mới sử dụng rất ít thời gian !)

Với vai trò là người hướng dẫn, dìu dắt sinh viên, ta rất cần có cái nhìn “bình tĩnh”, nhiều phía hơn để trao đổi về các ví dụ tương tự ấy. Để các bạn ấy cũng có cái nhìn toàn diện hơn với công trình kiến trúc, hiểu sâu sắc hơn cái yêu cầu “tối ưu” trong việc tìm giải pháp thiết kế. Bình tĩnh, tự tin hơn trong quá trình tìm tòi, trình bày, trao đổi giải pháp kiến trúc của mình. Hiểu để không bị ngợp trước quá nhiều cụm từ “kiến trúc xanh” “kiến trúc sinh thái”, “kiến trúc sinh khí hậu”, “kiến trúc hạnh phúc”, kiến trúc “bền vững” Hiểu để biết cái tối thiểu đầu tiền trong giải pháp kiến trúc của mình là phải đạt cái chuẩn sử dụng được, thuận lợi ở vị trí đặt nó. Rồi “tỉnh” tiếp, thỏa mãn các yêu cầu cao hơn của “kiến trúc Xanh- Bền vững"

Thỏa mãn được hoàn hảo mọi yêu cầu, đòi hỏi dường như là không thể Kiến trúc ta cũng vậy. Vấn đề là ta củng sinh viên tìm, giúp các bạn ay phát hiện ra cái gì, yếu tố nào là quan trọng nhất, là số 1 để gắng “hoàn hảo nhất cho nó, còn lại là “tốt nhất trong điều kiện có thể”, nhằm tiếp cận gần nhất có thể tới “kiến trúc xanh- vững bền".

Với vai trò là giảng viên- kiến trúc sư, tôi hiểu và muốn hiểu về “Kiến trúc Xanh, kiến trúc Bền vững” đơn giản vậy, để trao đổi cùng sinh viên trong quá trình hướng dẫn. Có thể là chưa hoàn toàn đúng, chưa chuẩn, thậm chí ở khía cạnh nào đó của vấn đề có thể còn sai sai. Dầu thế nào, xin cứ được trình bày. Bởi chỉ vậy, mới mong nhận được phản hồi, chỉ dẫn, của mọi người, của các thầy cô, nhằm có được kiến thức hoàn chỉnh, đúng đắn. Quan trọng hơn là sinh viên, sẽ không bị truyền đạt cái không chuẩn, chưa đúng dẫn tới hiểu không tới, hiểu sai nguy hại cho chất lượng đào tạo của Khoa, của Trường.

Ths. Kts. ĐỖ QUANG TRÌNH

 

Các tin khác

Bảo tồn di sản để phục vụ du lịch: Bài học kinh nghiệm quốc tế
Bảo tồn di sản để phục vụ du lịch: Bài học kinh nghiệm quốc tế

MTXD - Cầu Long Biên với các giá trị đã được xác định và thừa nhận từ rất nhiều nguồn dẫn...

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

MTXD - Đến nay, trong số 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu, trong đó có tuyến Vành đai 4 TPHCM dài khoảng 206 km và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tổ chức thành 02 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tổ chức thành 02 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng

MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày...

Cải tạo đô thị, nhìn từ “chuyện nhỏ xíu”
Cải tạo đô thị, nhìn từ “chuyện nhỏ xíu”

​MTXD - Kể từ đầu tháng 3-2024, du khách đến Nhật Bản có thêm lựa chọn trải nghiệm du lịch đặc biệt: tour tham quan 17 nhà vệ sinh công cộng độc đáo tại phường Shibuya, thủ đô Tokyo.

Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu đô thị số 13 Khu kinh tế Nghi Sơn
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu đô thị số 13 Khu kinh tế Nghi Sơn

MTXD - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1759/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 13 (DT - 13), Khu kinh tế Nghi Sơn có quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 390 ha.