Đa dạng hóa nguồn lực tài chính góp phần cho ứng phó với Biến đổi khí hậu

​MTXD - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Từ thách thức này, để chủ động ứng phó với BĐKH, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN), Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn lực tài chính ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.

MTXD - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Từ thách thức này, để chủ động ứng phó với BĐKH, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN), Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn lực tài chính ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.

Việt Nam đã phân bổ ngày càng nhiều nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH

Báo cáo CPEIR chỉ ra rằng hơn 70% ngân sách cho BĐKH của các bộ và hơn 90% ngân sách khí hậu ở các tỉnh là dành cho chi tiêu thích ứng với BĐKH, phù hợp với các ưu tiên chính sách của chính phủ về chi tiêu công trong giai đoạn 2016-2020. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải chiếm 80% tổng ngân sách cho BĐKH với các khoản chi tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn như thủy lợi và giao thông.

 Đa dạng hóa nguồn lực tài chính góp phần cho ứng phó với Biến đổi khí hậu

CPEIR đánh giá chi ngân sách nhà nước cho BĐKH của 6 bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, và Bộ Khoa học và Công nghệ), 28 tỉnh và thành phố Cần Thơ, bao gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước và Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) trong giai đoạn 2016-2020.

Báo cáo cho thấy Việt Nam đã phân bổ ngày càng nhiều nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH. Tổng chi ngân sách cho BĐKH của 6 bộ và 29 tỉnh, thành phố là gần 6,5 tỷ USD, tức bình quân 1,3 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2016-2020.

Ở cấp tỉnh, ngân sách bình quân cho BĐKH của 28 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương cũng tăng đều khoảng 53%, từ khoảng 700 triệu USD năm 2016 lên gần 1,1 tỷ USD năm 2020. Ngân sách cho BĐKH chiếm tỷ trọng tương đối ổn định, dao động trong khoảng 16-21% trong tổng ngân sách cấp tỉnh.

Trong khi phân bổ ngân sách trong nước ổn định thì nguồn vốn ODA có xu hướng gia tăng. Chi tiêu cho BĐKH của các tỉnh thường tập trung chủ yếu vào các can thiệp cụ thể, ví dụ như lương thực, thực phẩm và nước, nước biển dâng và phát triển rừng.

Báo cáo cũng đánh giá mối liên hệ giữa ngân sách cho BĐKH và các chính sách liên quan đến BĐKH, bao gồm Chiến lược quốc gia về BĐKH 2011-2020 (NCCS), Chiến lược tăng trưởng xanh (GGS) và Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris (PIPA) cũng như các kế hoạch hành động cấp tỉnh liên quan.

Các bộ và các tỉnh có thể sử dụng báo cáo này như một công cụ để đánh giá chi thường xuyên và là cơ sở để đầu tư cho các ưu tiên về ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh nhằm cải thiện chính sách và phân bổ nguồn lực cho BĐKH.

Theo báo cáo, cũng có các cơ hội để điều chỉnh tốt hơn ngân sách cho BĐKH phù hợp với các chính sách, giải pháp và hành động về tăng trưởng xanh và BĐKH. Vì không phải tất cả các khoản chi cho BĐKH thực tế đều có thể liên quan đến các chính sách này. Ví dụ, 77% ngân sách đầu tư của bộ có thể được phân bổ cho các hành động Chiến lược quốc gia về BĐKH. Trong khi đó, hơn 50% ngân sách BĐKH cho Chiến lược quốc gia về BĐKH tập trung vào lương thực, thực phẩm và nước.

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính ứng phó với BĐKH

Trong thời gian tới, Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn lực tài chính ứng phó với BĐKH. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục cải cách các công cụ kinh tế gồm thuế phí môi trường để tăng thu ngân sách tạo nguồn lực ứng phó BĐKH, hạn chế sản xuất, tiêu dùng sản phẩm gây nguy hại đối với môi trường, gây ra phó BĐKH; Cần đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) trong các dự án ứng phó BĐKH...

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng Chương trình Tín dụng xanh nhằm khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp thêm các khoản vay hỗ trợ DN thực hiện tăng trưởng xanh. Bên cạnh chính sách vĩ mô, DN có thể tiếp cận nhiều quỹ hỗ trợ đối với lĩnh vực phó BĐKH.

Ngoài ra, Quỹ Đầu tư xanh cũng dành một khoản bảo lãnh ngân hàng cho các khoản đầu tư vào tiết kiệm năng lượng hiệu quả của các DN vừa và nhỏ và giải thưởng tiết kiệm năng lượng. Chương trình Tín dụng tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả đã hỗ trợ các ngân hàng địa phương cho vay đối với khách hàng cá nhân và DN muốn mua và đầu tư vào nhà ở và các tòa nhà tiết kiệm năng lượng.

Đặc biệt, Việt Nam cần thúc đẩy phát triển trái phiếu xanh để huy động vốn cho phó BĐKH. Theo đó, các khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được cam kết đầu tư cho các chương trình tăng cường sự thích nghi và giảm thiểu tác động của phó BĐKH, bao gồm các dự án năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng và nước sạch.

PHAN TÚ (t/h)

 

 

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn

Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.

MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân

MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.