Đà Nẵng: Chú trọng xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn ngay tại nguồn

MTXD -Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng phối hợp với Ban quản lý Chương trình “Thành phố sạch, đại dương xanh” (CCBO) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Công ty Tetra Tech ARD hỗ trợ, tổ chức hội thảo về nâng cao năng lực, xây dựng giải pháp xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.

MTXD – Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng phối hợp với Ban quản lý Chương trình “Thành phố sạch, đại dương xanh” (CCBO) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Công ty Tetra Tech ARD hỗ trợ, tổ chức hội thảo về nâng cao năng lực, xây dựng giải pháp xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.

Khối lượng chất thải rắn (CTR) tại TP. Đà Nẵng ngày càng gia tăng (8 - 10%), trong khi đó, việc xử lý lượng chất thải này vẫn còn nhiều bất cập. Đến nay, quy hoạch xử lý CTR của TP. Đà Nẵng vẫn chưa phù hợp với Chiến lược quốc gia, công nghệ xử lý chủ yếu là chôn lấp, nguồn nhân lực thiếu…

Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ được kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động phát sinh chất thải cả về số lượng và chất lượng.

Để quản lý chất thải rắn hiệu quả TP. Đà Nẵng đã đưa ra những định hướng xử lý CTR trong thời gian tới. Báo cáo của Sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho thấy, hiện nay, mỗi ngày TP. Đà Nẵng phát sinh hơn 1.800 tấn/ngày; giai đoạn năm 2025 - 2030, hơn 2.400 tấn/ngày và hơn 3.000 tấn/ngày trong thời gian từ năm 2030 - 2040. Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong 4 địa phương trên cả nước triển khai chương trình “Thành phố sạch, đại dương xanh” (CCBO). Theo đó, Đà Nẵng được hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương; Hỗ trợ thực hiện các sáng kiến thúc đẩy chống ô nhiễm rác thải nhựa về trang thiết bị, tư vấn, theo đề xuất; Hỗ trợ thực hiện Dự án “Tăng cường hợp tác Công – Tư trong việc tái chế, phục hồi rác thải và kinh tế tuần hoàn tại Đà Nẵng”… Đến năm 2025, thành phố Đà Nẵng sẽ chuyển đổi 1 khu công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp sinh thái theo quyết định về Chương trình Quản lý ô nhiễm công nghiệp Thành phố đến năm 2030. Chương trình được ban hành hướng đến mục tiêu đảm bảo ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ được kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động phát sinh chất thải cả về số lượng và chất lượng.

Đồng thời, hoạt động cải thiện, phòng ngừa ô nhiễm môi trường của ngành công nghiệp luôn trong trạng thái chủ động, từ đó giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp. Hoàn thành các tiêu chí về quản lý môi trường trong ngành công nghiệp, góp phần thực hiện thành công Đề án Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường giai đoạn 2021 - 2030.

Bãi rác Khánh Sơn là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường tại Đà Nẵng thời gian qua.

Ngoài ra, Thành phố Đà Nẵng phấn đấu đạt tỷ lệ 30% cơ sở công nghiệp hiện có không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường tại khu vực cơ sở hoạt động cam kết thực hiện chuyển đổi loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đổi mới công nghệ, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác đảm bảo đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường. Hiện trên địa bàn TP. Đà Nẵng có 6 KCN, tổng diện tích hơn 1.066 ha đang hoạt động. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển các KCN thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, với việc bổ sung 3 KCN mới là Hòa Cầm - Giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh, với diện tích tăng thêm là 880 ha.

Hội thảo về nâng cao năng lực, xây dựng giải pháp xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngày 7/3/2024.

Tại hội thảo về nâng cao năng lực, xây dựng giải pháp xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố, với quan điểm lập quy hoạch quản lý chất thải rắn là công việc và nhiệm vụ mang tính địa phương, các chuyên gia đề nghị thành phố chú trọng xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn ngay tại nguồn như bổ sung hộc tại nhà bếp để đặt thùng xử lý rác hữu cơ thành phân compost, nước tẩy rửa vào thiết kế khi cấp phép xây dựng nhà ở, căn hộ; bổ sung phòng tập kết, lưu chứa rác tại các khu chung cư hoặc điểm tập kết rác và thu gom, xử lý chất thải hữu cơ tại khu dân cư.

Đồng thời, triển khai nội dung Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thành phố Đà Nangữ đang lập quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045. Thời gian qua, các chuyên gia tham gia Chương trình “Thành phố sạch, đại dương xanh” (CCBO) đã hỗ trợ, đề xuất nhiều giải pháp, góp phần giúp thành phố hoàn thiện  nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch quản lý chất thải rắn. Tiếp tục hỗ trợ thành phố Đà Nẵng nâng cao năng lực trong công tác xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn, giúp nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch này.

Hữu Văn

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.