Điểm tên một số kinh nghiệm tái chế rác thải nhựa từ các mô hình trên thế giới
MTXD - Trong xu hướng kêu gọi bảo vệ môi trường và hạn chế rác thải nhựa, các quốc gia phát triển trên thế giới đã áp dụng nhiều mô hình tái chế rác thải và thành công trong việc tạo ra vật liệu tái sinh.
Phương pháp tái chế nhựa phế liệu là một trong những phương pháp tiết kiệm nguồn nhiên liệu nhựa thô hữu hiệu. Nhựa tái chế sẽ giúp tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với việc sản xuất vật liệu nhựa mới, nhờ giảm bớt được chi phí trong các hoạt động như khai thác, vận chuyển, tái chế… Tái chế nhựa phế liệu hiện nay đang là phương pháp khá tốt và thân thiện với môi trường nhờ giúp tiết kiệm được hơn 75% năng lượng và chất thải mỏ quặng (mining wastes); tiết kiệm tới 90% các nguồn nguyên liệu thô (raw materials) được sử dụng, tiết kiệm việc sử dụng nước được 40%,…
Trong xu hướng kêu gọi bảo vệ môi trường và hạn chế rác thải nhựa, nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển… đã áp dụng mô hình tái chế rác thải và thành công trong việc tạo ra vật liệu tái sinh.
Những mô hình tái chế này được nhiều chuyên gia môi trường quốc tế đánh giá là đáng học hỏi và nên áp dụng để đẩy lùi nạn rác thải nhựa và bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Mô hình "mượn chai nước" được áp dụng tại Na- Uy
Na- Uy được xem là quốc gia đi đầu trong việc xử lý rác thải nhựa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra đây là nơi có tỉ lệ tái chế chai nhựa lên đến 97%. Một trong những bí quyết được họ áp dụng là mô hình "mượn chai nước". Theo đó, mỗi khi mua một chai nước bằng nhựa, người tiêu dùng sẽ trả thêm một khoản phí từ 13 - 30 cent (3.000 - 7.000 đồng).
Khi uống nước xong, người tiêu dùng sẽ được hoàn tiền khi trả chai nước tại những chiếc máy tự động đặt quanh thành phố. Điểm nổi bật là chỉ cần scan mã vạch trên chai, tiền sẽ tự động vào tài khoản. Ngoài ra, các cửa hàng tiện lợi có chương trình tặng tiền và điểm thưởng khi khách hàng trả lại chai nhựa đã dùng để khuyến khích người dân bảo vệ môi trường.
Điều đặc biệt là 92% các chai nhựa sản xuất tại Na- Uy được làm từ vật liệu chất lượng cao, nên có thể tiếp tục được dùng để sản xuất chai uống nước. Cùng một khối lượng nguyên liệu, người Na-Uy có thể tái sử dụng đến hơn 50 lần.
Với mô hình cực kỳ hiệu quả này, Na-Uy đã nhận được lời mời từ đại diện của nhiều quốc gia bao gồm: Scotland, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc... và các nước phát triển khác.
Công viên tái chế tại Rotterdam, Hà Lan
Tháng 8/2018, Quỹ Recycled Island Foundation và 25 đối tác liên quan đã cho ra mắt công viên nổi trên mặt nước sau 5 năm nghiên cứu và gây quỹ.
Công viên tái chế được làm hoàn toàn bằng nhựa và rác thải trôi nổi trên sông. Số nhựa tái chế được tạo hình thành ô tròn lục giác để tái hiện khung cảnh sông Maas ở Rotterdam trước khi dòng sông này bị con người làm thay đổi cảnh vật.
Công viên tái chế tại Hà Lan (Ảnh: T.H)
Những nền nổi này được thiết kế để giảm sự ô nhiễm từ rác thải nhựa. Đồng thời, chúng được tạo ra để làm môi trường sống cho các sinh vật. Thực vật phát triển đồng thời cả trên và dưới bề mặt sông, cung cấp nguồn thức ăn duy trì sinh vật biển và khuyến khích cá đẻ trứng bên dưới mặt nước.
Đây được xem là biện pháp hạn chế lượng khí CO2 thải ra môi trường bên ngoài. Con đường trải nhựa tái chế được nhiều chuyên gia đánh giá mang lại tính năng ưu việt hơn, rút ngắn thời gian xây dựng và bảo trì. Ngoài ra, các ống dẫn và dây cáp được bố trí dưới mặt đường dễ dàng hơn, thuận tiện cho việc thoát nước và xử lý việc tắc nghẽn ống dẫn nước.
Con đường tái chế tại Rotterdam, Hà Lan
Công ty xây dựng VolkerWessels tiến hành tạo nên con đường thân thiện với môi trường với chất liệu nhựa tái chế.
Con đường tái chế bằng rác thải nhựa tại Hà Lan
Mô hình MR6 tại Cumbira, Anh
Tại Anh, kỹ sư McCartney đã phối hợp cùng các chuyên gia ở Scotland nghiên cứu và tái chế nhựa thành chất liệu mới mang tên MR6.
Ý tưởng này được ông phát triển từ việc thấy người dân Ấn Độ đốt nhựa để lấp ổ gà, ổ voi trên đường. Theo đó, mô hình này sẽ sử dụng nhựa phế thải, chất thải nông nghiệp và chất thải thương mại tạo nên. Thảm đường được cho là có chất lượng tốt hơn đến 60% và tuổi thọ kéo dài gấp 10 lần so với các tuyến đường nhựa thông thường. Trước hết, mô hình này được áp dụng gần trang trại ông McCartney sinh sống. Sau đó, thảm đường tiếp tục sử dụng tại quận Cumbria, Anh.
Công nghệ biến rác thải thành xăng dầu tại Nga
Các nhà khoa học nước Nga đã nghiên cứu cách tái chế nhựa, ứng dụng công nghệ cao đưa rác thải nhựa thành nguyên liệu nền để thu được nguyên liệu xăng dầu.
Người nghiên cứu đã ứng dụng công nghệ nhiệt phân trong môi trường yếm khí để tiến hành tái chế rác thải nhựa. Khi vật liệu tái chế được đốt nóng đến nhiệt độ nhất định, các liên kết bị phá vỡ và chuyển sang dạng khí. Lúc này, khí thải tiếp tục được ngưng tụ thành chất lỏng xăng dầu. Theo chuyên gia, tính ưu việt của phương pháp này là không thải ra môi trường những chất gây hại. Vì vậy, đây được xem là công nghệ thân thiện với môi trường sống.
Nhật Bản - Công nghệ "biến rác thành tiền"
Nhận thức việc môi trường sống đang bị ô nhiễm vì chất thải nhựa, công ty Pet Refine Technology (PRT) tại Nhật đã manh nha kế hoạch gom rác thải và chế biến thành vật liệu tái sinh. Mỗi ngày, PRT thu mua rác thải, vỏ chai nhựa từ các thành phố lớn Tokyo, Kawasaki để tái chế. Công ty có quy trình riêng tạo ra hạt nhựa trắng tái chế ra hạt nhựa mới.
Rác thải nhựa tại Nhật Bản được thu gom tái chế (Ảnh: TL)
Sản phẩm này được công ty xuất sang nhiều nơi, nhất là thị trường đông dân Trung Quốc. Theo các nhà phân tích, chi phí đầu tư nhà máy này chỉ là một phần nhỏ so với lợi nhuận mà công ty thu được. Vì vậy, nhiều người cho rằng dây chuyền tái chế rác hiện đại này là mô hình "biến rác thành tiền" mà công ty có được.
Công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET tại Áo
Áo là một Quốc gia nhỏ bé đã làm được những điều to lớn trong việc xử lý chất thải. Nổi bật nhất trong hệ thống xử lý rác thải của Áo là công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET.
Áp dụng công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET tại Áo (Ảnh: TL)
Trong khi cả thế giới đang phải bó tay vì rác thải nhựa - giải pháp tái chế PET hiện giờ là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, vốn có chất lượng sau tái chế rất kém. Một công ty ở Áo đã phát triển một giải pháp công nghệ cao, sử dụng enzim một loại nấm để tái chế nhựa PET.
Dưới tác động của enzim, nhựa PET sẽ bị phân hủy thành phân tử và sau đó có thể dễ dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao.
Bỉ - Áp dụng quy trình quản lý rác thải Ecolizer và Sự kiện xanh
Bỉ là một trong những nước có tỉ lệ tái chế, tái sử dụng rác thải đứng đầu thế giới, luôn trên 80%. Trong số 183.000 tấn chất thải thu được từ các hộ gia đình mỗi năm, 9 nhà máy tái chế của nước này xử lý khoảng 157.000 tấn nhựa, kim loại và tái chế khoảng 132.000 tấn (84%) bao bì nhựa.
Bỉ sử dụng hai quy trình quản lý rác thải Ecolizer và Sự kiện xanh để quản lý rác thải ngay tại nguồn. Ecolizer giúp các nhà sản xuất tính toán tác động của sản phẩm đối với môi trường ngay từ khi sản phẩm mới ở khâu thiết kế. Sự kiện xanh cũng là hệ thống công nghệ số tương tự. Hệ thống này cho phép các nhà tổ chức sự kiện tính toán được tác động từ những sự kiện của họ đến hệ sinh thái, ví dụ như lượng rác thải mà sự kiện đó sẽ thải ra môi trường.
Các Dự án tái chế rác thải nhựa trên thế giới đã rất thành công và mang lại nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các nước chưa phát triển vấn đề tái chế này./.
Nguyễn Thọ (T/h)
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.