Gần 90 nước tham gia nỗ lực giảm lượng phát thải khí methane

MTXD - Các nguồn phát thải khí methane chính bao gồm cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ, các mỏ than cũ, nông nghiệp và các bãi chôn lấp.

MTXD - Các nguồn phát thải khí methane chính bao gồm cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ, các mỏ than cũ, nông nghiệp và các bãi chôn lấp.

Gần 90 quốc gia đã tham gia sáng kiến Cam kết cắt giảm khí methane toàn cầu được Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khởi xướng nhằm giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 2020.

Trong ảnh: Khói bốc lên tại cơ sở lọc dầu Alberta ở Fort McMurray, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN

Khí methane là tác nhân lớn thứ hai gây hiệu ứng nhà kính sau khí carbon dioxide (CO2). Khí này có khả năng giữ nhiệt cao hơn CO2 nhưng phân hủy trong khí quyển nhanh hơn - đồng nghĩa việc cắt giảm lượng khí thải methane có thể có tác động nhanh chóng đến việc khống chế hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Trao đổi với hãng tin Reuters (Anh), một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết mối quan hệ đối tác trên sẽ được chính thức công bố vào cuối ngày 2/11.

Theo quan chức này, sáng kiến Cam kết cắt giảm khí methane toàn cầu, được công bố lần đầu tiên vào tháng Chín vừa qua, hiện có sự tham gia của 50% trong số 30 quốc gia phát thải khí methane hàng đầu, chiếm 2/3 nền kinh tế toàn cầu. Trong số các quốc gia ký kết mới tham gia có Brazil - một trong năm quốc gia phát thải khí methane lớn nhất thế giới.

Việc cắt giảm 30% khí thải methane sẽ do các bên ký kết cùng đạt được và trải rộng trên tất cả các lĩnh vực. Các nguồn phát thải khí methane chính bao gồm cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ, các mỏ than cũ, nông nghiệp và các bãi chôn lấp.

Nếu được thực hiện, cam kết có thể sẽ có tác động lớn đến ngành năng lượng, khi các nhà phân tích cho rằng việc cải tạo cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ là cách nhanh nhất và ít tốn kém nhất để hạn chế phát thải khí methane.

Kể từ khi được công bố lần đầu tiên vào tháng Chín với một số ít các bên ký kết, Mỹ và EU đã nỗ lực thuyết phục các quốc gia phát thải khí methane lớn nhất thế giới tham gia vào hiệp ước trên.

Chỉ trong tuần qua đã có khoảng 60 quốc gia đồng ý tham gia, sau khi Mỹ và EU thúc đẩy nỗ lực ngoại giao vào phút chót trước thềm Hội nghị thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh).

Mặc dù không phải là một phần trong các cuộc đàm phán chính thức của Liên hợp quốc, nhưng những cam kết cắt giảm khí methane có thể được xem là một trong những kết quả quan trọng nhất của hội nghị COP26.

Một báo cáo của Liên hợp quốc hồi tháng Năm cho thấy việc cắt giảm mạnh lượng khí thải methane trong thập kỷ này có thể ngăn nhiệt độ Trái Đất tăng thêm gần 0,3 độ C vào những năm 2040.

Tuy nhiên, nếu không giải quyết được khí methane, mức tăng nhiệt độ của Trái Đất sẽ vượt qua mức mục tiêu mà Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đề ra, theo đó khống chế mức tăng nhiệt ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu gây ra.

Nhiều nước ủng hộ mục tiêu khí hậu nghiêm ngặt hơn trong ngành vận tải biển

Ngày 1/11, hơn 10 quốc gia, trong đó có Đan Mạch, Mỹ cùng ký tuyên bố ủng hộ mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 đối với ngành hàng hải trên toàn cầu. Dự kiến, mục tiêu này sẽ được đưa ra thảo luận tại các cuộc đàm phán của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) trong thời gian tới.

Sáng kiến này do Đan Mạch khởi xướng và đưa ra bên lề Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow (Anh) nhằm kêu gọi sự ủng hộ đối với mục tiêu của IMO, trong đó xem xét đưa ra các biện pháp mới nhằm cắt giảm khí thải vào hạn chót năm 2023.

Phát biểu với báo giới tại COP26, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã hối thúc IMO hành động nhằm đưa ra mục tiêu tham vọng đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050. Ông cho rằng việc trung hòa carbon ngành vận tải biển góp phần đặc biệt quan trọng đối với mục tiêu khí hậu toàn cầu.

Ngoài Đan Mạch và Mỹ, 12 nước gồm Bỉ, Anh, Phần Lan, Pháp, Đức, Honduras, Hungary, Iceland, quần đảo Marshall, Na Uy, Panama và Thụy Điển cũng đã ký tuyên bố chung về lĩnh vực hàng hải. Theo đó, các nước cam kết phối hợp tại IMO nhằm thông qua mục tiêu cho năm 2030 và 2040, đưa ngành hàng hải vào lộ trình khử carbon hoàn toàn vào năm 2050, cũng như thông qua các biện pháp để đạt được những mục tiêu này.

Các quy định về vận tải của IMO cần được 175 nước thành viên đồng thuận thông qua. Do đó, việc đạt được mục tiêu khó khăn hơn trong cắt giảm khí thải trên sẽ cần sự chấp thuận của đa số thành viên, gây ra thách thức về chính trị. Trên thực tế, một số nước có ngành vận tải biển lớn đã không tham gia ký tuyên bố.

Tàu container của Tập đoàn vận tải biển Maersk tại cảng Gothenburg, Thụy Điển. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Người phát ngôn của IMO cho biết tổ chức này sẽ tạo diễn đàn để các nước thành viên có thể bắt đầu thảo luận các đề xuất về biện pháp khí hậu rộng hơn mà các nước sẽ thông qua vào năm 2023.

Năm 2018, IMO đã thông qua mục tiêu đến năm 2050, giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong ngành vận tải biển toàn cầu so với mức của năm 2008. Tuy nhiên, mức này vẫn kém xa so với mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 mà các nhà khoa học cho rằng cần phải đạt được vào năm 2050 nhằm tránh những thảm họa do tác động từ biến đổi khí hậu.

Với khoảng 90% lượng hàng hóa thương mại trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, lượng phát thải khí CO2 trong ngành này chiếm gần 3% tổng mức phát thải toàn cầu.

Theo giới chuyên gia, việc khử carbon trong ngành vận tải biển đòi hỏi các khoản đầu tư lớn nhằm tăng cường sản xuất nhiên liệu xanh và đưa vào vận hành những con tàu sử dụng “năng lượng sạch” trong thập niên này.

Theo kế hoạch, Maersk - công ty vận tải biển của Đan Mạch, có quy mô lớn nhất thế giới, sẽ đưa vào sử dụng tàu "trung hòa carbon" đầu tiên trong năm 2023, sử dụng methanol xanh, sản xuất từ các nguồn tái tạo.

Một số nước cũng đang thúc đẩy các chính sách nghiêm ngặt hơn. Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét đề xuất đưa hoạt động vận tải biển vào thị trường carbon của EU, buộc các chủ tàu phải trả chi phí cho việc gây ô nhiễm môi trường.

Anh cũng đang nỗ lực tập hợp các nước nhằm đưa ra tuyên bố tương tự trong lĩnh vực hàng không tại COP26, thúc đẩy cơ quan hàng không của Liên hợp quốc đặt ra mục tiêu khí thải nghiêm ngặt hơn./.

Theo TTXVN

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn

Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.

MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân

MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.