Giải quyết bài toán giữa kinh tế và môi trường
MTXD - Theo Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công thương giai đoạn (2020 – 2025), Bộ Công thương đã triển khai áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ và bước đầu “gặt hái” thành quả.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đều phải thay đổi về tư duy, chiến lược phát triển, đảm bảo nguyên tắc không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, hướng tới một nền kinh tế xanh - sạch, nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững. 100% nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón phê duyệt đề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ.
Cụ thể, ngành Công thương đã và đang triển khai điều tra, đánh giá các nguồn thải của 8/9 ngành/lĩnh vực công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (như: Khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, giấy, hóa chất, phân bón, dệt nhuộm, thuộc da,…). Dự kiến, đến hết năm 2022 sẽ hoàn thiện cho 8 ngành/lĩnh vực này.
Không gian nhà máy xanh
Đối với Đề án “đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng trong các công trình xây dựng”, Bộ Công Thương đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Đến hết năm 2020, 100% số nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón đang hoạt động đã phê duyệt đề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ và Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn kiểm tra tình hình thực hiện Đề án tại các nhà máy nhiệt điện, hóa chất để đánh giá tình hình để đề xuất giải quyết các vướng mắc với các cấp có thẩm quyền.
Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy tỷ lệ tiêu thụ tro xỉ tăng lên hàng năm (năm 2018 tỷ lệ tiêu thụ là 38,5%; năm 2019 là 50% và năm 2020 là khoảng 60%). Tro xỉ đều được hợp chuẩn, hợp quy để sử dụng cho các mục đích khác nhau, như: Tro xỉ làm sản phẩm hàng hóa, vật liệu xây dựng (QCVN 16:2017/BXD), phụ gia khoáng cho xi măng (TCVN 6882:2016); làm vật liệu san lấp (TCVN 12249:2018) v.v... Trong đó, nhiều nhà máy đã tiêu thụ 100% lượng tro, xỉ phát sinh như: Hải Phòng, Uông Bí, Thái Bình 1, Mông Dương 1, Ninh Bình, Duyên Hải I, III…
3 giải pháp hướng tới hướng tới nền kinh tế xanh - sạch
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp phải từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với bảo vệ môi trường mới có thể cạnh tranh, đưa các sản phẩm, công nghệ của Việt Nam vươn xa hơn. Muốn đạt được mục tiêu này, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, chiến lược phát triển, đảm bảo nguyên tắc không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, hướng tới một nền kinh tế xanh - sạch, nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững. Trong đó, tập trung 3 giải pháp cơ bản:
Thứ nhất, phải tập trung đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất: Đây là vấn đề cốt lõi, là yếu tố quan trọng quyết định thành công, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, xử lý, tái chế chất thải để tái tạo nguyên liệu mới, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên, đồng thời tạo được cơ hội việc làm mới... đảm bảo mục tiêu của mô hình này.
Thứ hai, xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách phát triển bền vững: Ngoài vấn đề đầu tư công nghệ, việc ban hành các chính sách phát triển bền vững với 1 lộ trình cụ thể, ổn định, dễ đoán biết nhằm khuyến khích đầu tư, sử dụng các loại năng lượng tái tạo, thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững, sản xuất sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, mở cửa nhằm thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải... là những vấn đề cần quan tâm đối với cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Thứ ba, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao năng lực, nhận thức từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng: Để mở rộng nền kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp phải xác định rõ đâu là ưu tiên hàng đầu, thay vì sản xuất sản phẩm càng nhanh, càng rẻ càng tốt, thì độ bền của sản phẩm và quy trình sản xuất bền vững mới là yếu tố then chốt. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nỗ lực phát triển các chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường, đặc biệt là thuyết phục người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm, giảm thiểu rác thải nhựa và túi nilon dùng một lần.
Mục tiêu đến năm 2030 không còn đơn vị vi phạm ô nhiễm môi trường
Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến giữa năm 2019, có gần 93% (407/439) cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg74 đã hoàn thành. Tính đến hết năm 2020, có 78,16% (339/435) cơ sở theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg75 đã hoàn thành xử lý triệt để. Việt Nam đặt ra lộ trình đến năm 2030 sẽ hoàn thành việc biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Việc di dời, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được tiến hành từ năm 2003. Quyết định 64/2003/QĐ-TTg đã đưa vào danh sách 439 cơ sở phải xử lý. Quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg đưa ra 435 cơ sở cần xử lý di dời.
Mục tiêu đến năm 2030 sẽ không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Trong số các cơ sở chưa hoàn thành việc xử lý ô nhiễm, có 27/32 cơ sở theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg và 104/146 cơ sở theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg thuộc khu vực công ích và trách nhiệm xử lý là của Nhà nước (chủ yếu là các bãi rác, bệnh viện và các khu khám chữa bệnh,..).
Đối với các cơ sở này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước để xử lý triệt để nhằm thúc đẩy tiến độ xử lý. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn; tỷ lệ các cơ sở hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để đã có nhiều chuyển biến tích cực, qua đó đã góp phần giảm thiểu tác động của ô nhiễm tới cộng đồng.
Như vậy, về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu xử lý 95% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg) đến năm 2020.
Tuy nhiên, theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg, vẫn còn 96/435 (~21,84%) cơ sở chưa chưa hoàn thành xử lý triệt để. Trong khi đó, đã phát sinh một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường mới, đặc biệt các cơ sở thuộc khu vực công ích như bãi rác, cơ sở y tế tuyến huyện do khó khăn về kinh phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải nên sau khi được đầu tư xây dựng chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn đã có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng và có nguy cơ tái gây ô nhiễm môi trường.
V. L (T/h)
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.