Giảm phát thải CO2 đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Việt Nam

Hướng đến các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030, Việt Nam có thể giảm tối đa 27% lượng phát thải, 250,8 triệu tấn CO2 tương đương. Mức giảm này gần bằng tổng phát thải của Việt Nam vào năm 2014. Trong NDC cập nhật mới nhất, Việt Nam đã đưa ra với cộng đồng quốc tế các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trên 5 lĩnh vực: Năng lượng, nông nghiệp, các quá trình công nghiệp (I

MTXD Hướng đến các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030, Việt Nam có thể giảm tối đa 27% lượng phát thải, 250,8 triệu tấn CO2 tương đương. Mức giảm này gần bằng tổng phát thải của Việt Nam vào năm 2014. Trong NDC cập nhật mới nhất, Việt Nam đã đưa ra với cộng đồng quốc tế các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trên 5 lĩnh vực: Năng lượng, nông nghiệp, các quá trình công nghiệp (IP), chất thải và Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp

Quản lý phát thải Khí nhà kính đối với các ngành kinh tế : Yêu cầu pháp lý và thực tiễn

Ngày 11/9, trang web chính thức của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã ghi nhận Việt Nam là quốc gia mới nhất gửi Báo cáo cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC cập nhật). Theo đó, trong số 186 Bên nước tham gia UNFCCC, Việt Nam là một trong 20 quốc gia đầu tiên gửi NDC cập nhật đến Ban thư ký Công ước.

NDC cập nhật của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua và đã được gửi Ban Thư ký UNFCCC vào năm 2020.

Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải trong điều kiện phát triển thông thường (BAU); theo đó: i) giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 sẽ giảm 210,5 triệu tấn CO2 tương đương so với BAU; ii) giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 sẽ giảm 563,7 triệu tấn CO2 tương đương so với BAU.

  • Theo quy định tại khoản 4 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, Bộ Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
  • Đây là là nền tảng quan trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm kê khí nhà kính, triển khai các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; đồng thời là tiền đề xây dựng hạn ngạch phát thải khí nhà kính phục vụ phát triển thị trường các-bon trong nước.
  • Dự thảo Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn đã đề xuất:

“Danh mục cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính dự kiến là các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc các đối tượng sau:

- Các nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;

- Các công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

- Các tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

- Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.”

Chưa quy định bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính đối với các cơ sở chăn nuôi (gia súc, gia cầm), tuy nhiên các cơ sở này vẫn phải có trách nhiệm tham gia kiểm kê khí nhà kính quốc gia, lĩnh vực.

Lộ trình Net Zero cho ngành năng lượng: Ảnh minh hoạ

Lộ trình Net Zero của ngành xi măng: Ảnh minh hoạ

Lộ trình Net Zero của ngành thép: Ảnh minh hoạ

Một số đề xuất:

  • Cần có những chương trình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp thuộc nhóm CSSDNLTĐ - Phát thải KNK trọng điểm để thực hiện tốt công tác kiểm kê và báo cáo
  • Các ngành liên quan cần nghiên cứu và đưa ra các hướng dẫn/định hướng cho các doanh nghiệp liên quan tới lộ trình net-zero của ngành mình
  • Lộ trình net-zero cho các ngành cần chỉ rõ những hoạt động nào có thể tự thực hiện, và những hoạt động nào cần có sự hỗ trợ của quốc tế
  • Các cơ chế, chính sách về tài chính – đặc biệt là tài chính carbon – có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy triển khai lộ trình net-zero

                                                                                                                             HÀ ĐĂNG SƠN

 

 

 

Các tin khác

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Dùng phế phẩm sản xuất dung dịch tẩy rửa hữu cơ thân thiện môi trường
Dùng phế phẩm sản xuất dung dịch tẩy rửa hữu cơ thân thiện môi trường

MTXD - Nhóm bạn trẻ đã sử dụng các loại nguyên liệu từ rác hữu cơ như các loại rau xanh, vỏ trái cây và mật mía làm nguyên liệu tạo dung dịch enzyme tẩy rửa đa năng an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường.

Hoàng Mai- Hà Nội: Cần quyết liệt xử lý các trạm trộn bê tông, nhà xưởng xây dựng trái phép
Hoàng Mai- Hà Nội: Cần quyết liệt xử lý các trạm trộn bê tông, nhà xưởng xây dựng trái phép

Hiện nay, tại khu vực ven sông Hồng thuộc địa bàn phường Trần Phú và phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội hàng loạt trạm trộn bê tông, nhà xưởng hoạt động rầm rộ nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, vi phạm pháp luật về đê điều, đất đai và không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường,

Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’
Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’

MTXD - Với mong muốn góp phần giúp đỡ các gia đình có con nhỏ giảm nhẹ gánh nặng chi phí tiêm chủng, đồng thời nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng hạn cho người dân tại Việt Nam, Tiêm chủng Long Châu cho ra mắt dịch vụ “Mua trọn gói - Trả từng phần” với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Tổng Công ty Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai
Tổng Công ty Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum mới ban hành Kết luận thanh tra về việc, giao đất cho Công ty Điện lực 3 Đà Nẵng ( Nay là Tổng Công ty Điện lực miền Trung) theo Quyết định số 552/QĐ-UBND ngày 26/51994 của UBND tỉnh.