Đức Linh-Bình Thuận: Tự xưng là “quản lý địa bàn xã” đe doạ đóng cổng xã, chặn xe phóng viên
MTXD - Nạn khai thác khoáng sản tại khu vực rẫy Suối Mây, xã Vũ Hoà ngày càng trầm trọng, tràn lan. Trong khi đó, khi phóng viên liên hệ chủ tịch xã để cung cấp thông tin thì bị đe doạ bởi người tự xưng là “quản lý địa bàn” xã...
Theo đó, ngày 13/5/2023, tại khu rẫy Suối Mây, xã Vũ Hoà, huyện Đức Linh, theo sự chỉ dẫn của người dân địa phương, PV Tạp chí Môi trường Xây dựng đã ghi nhận tại đây xuất hiện nhiều điểm khai thác khoáng sản có dấu hiệu không phép vì tại địa điểm này, máy cày, xe ben ra vào thường xuyên, bất kể ngày đêm để vận chuyển khoáng sản “cát, đất”, xe chở đất, cát chạy ra đường cái, tỏa đi khắp nơi…
Điều đáng nói ở đây là hoạt động rầm rộ cả ngày lẫn đêm như vậy mà lực lượng chức năng địa phương không có động thái giám sát, xử lý...
Ngay sau khi phát hiện sự việc, PV đã thông báo cho ông P. V .T (chủ tịch UBND xã Vũ Hòa) về sự việc khai thác tại chân cầu Suối Mây, sau khi nhận được thông tin của PV thì ông T. trả lời: Sẽ điều động đồng chí Phó chủ tịch và đồng chí trưởng Công an xã để vào xác minh và xử lý.
Sau đó, PV liên hệ nhiều lần đến ông T nhưng không trả lời, thậm chí ông này còn chuyển máy điện thoại cho một người tự xưng là “quản lý địa bàn” để xúc phạm, lăng mạ, thách thức PV tác nghiệp, đe doạ đóng cổng UBND xã để chặn PV, “đừng làm phiền đến xã Vũ Hoà” …v.v…
Hình ảnh đang khai thác khoáng sản do PV ghi nhận tại điểm khai thác
Trong khi đó, đối với UBND cấp xã, khoản 3, điều 18 Luật Khoáng sản 2010 quy định: UBND cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
Có thể nói, việc thực hiện tốt trách nhiệm của UBND cấp xã, phối hợp kịp thời giữa UBND cấp xã với người dân trong phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác trái phép trên địa bàn các xã, phường, thị trấn…
Nếu hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường mà không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản, tùy từng hành vi và mức độ sẽ bị xử phạt theo Điều 41 Nghị định 33/2017/NĐ-CP.
“Điều 41. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
1.Đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.
2.Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó; thu hồi cát, sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng nạo vét, khối lượng cát có thể thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch.
3.Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác; cho dự án, công trình khác;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.
4.Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản nhưng không sử dụng để xây dựng công trình của hộ gia đình, cá nhân hoặc xây dựng công trình của tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này”.
Như vậy, ngay cả khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, thì UBND xã vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra, ghi nhận và phản hồi.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 12 Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định nghiêm cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Việc cản trở hoạt động báo chí được biểu hiện ở các hành vi dùng lời nói, hoặc việc làm nhất định nhằm ngăn cản, gây khó khăn cho quá trình tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên; ngăn cản trái phép, không cho nhà báo, phóng viên ghi hình, tiếp cận và thu thập thông tin, tài liệu theo đúng quy định của pháp luật.
Khu vực khai thác nhìn từ bản đồ
Hiện nay, Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản quy định rõ mức phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động của báo chí trái pháp luật. Cụ thể, hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp hay hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm như buộc xin lỗi; buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép…
Sau khi nhận những lời đe dọa từ phía người tự xưng “quản lý địa bàn” xã Vũ Hòa, Phóng viên đã có đơn thư gửi cơ quan chức năng địa phương để kiểm tra, xử lý vụ việc.
Kính đề nghị UBND xã Vũ Hoà, UBND huyện Đức Linh, Công an huyện Đức Linh, Thanh tra Công an tỉnh Bình Thuận, vào cuộc xác minh thông tin, xử lý vi phạm (nếu có). Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý khoáng sản, môi trường ở địa phương.
Trần Đạt
Các tin khác
Dự baó thời tiết ngày 28/5: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to
MTXD - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 28/5, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông với lượng mưa 60-110mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt (thời gian xảy ra mưa lớn tập trung vào chiều và tối).
Đà Nẵng: Rực rỡ lễ hội pháo hoa gắn với bảo vệ môi trường
MTXD - Chính thức “tái xuất” sau 3 năm vắng bóng, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sẽ chính thức trở lại, người dân cũng như du khách khắp các miền đất nước sẽ được thưởng thức những màn trình diễn pháo hoa đặc sắc với chủ đề “Thế giới không khoảng cách”.
Bộ Xây dựng thành lập Ban tổ chức Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2023, do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn làm Trưởng ban.
MTXD - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Quyết định số 500/QĐ-BXD ngày 18/5/2023 thành lập Ban tổ chức Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2023, do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn làm Trưởng ban; Vụ trưởng Vụ KHCN&MT Vũ Ngọc Anh làm Phó Trưởng ban; ông Đinh Chính Lợi -
Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thị trường BĐS và phát triển NƠXH
MTXD - Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan.
Quốc hội thảo luận hai dự án Luật liên quan đến ngành công an
MTXD - Tiếp tục chương trình Kỳ họp, chiều 27/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngo