Giảm rác thải nhựa với những “ý tưởng” cực đơn giản và dễ thực hiện
MTXD - Tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng như hiện nay đã trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Rác thải nhựa phải mất 100 năm, thậm chí đến 1.000 năm mới có thể phân hủy. Trong quá trình đợi phân huỷ đó, rác thải nhựa sẽ gây ra biết bao tác hại khôn lường đến con người và môi trường sống. Cho nên mỗi chúng ta hãy chung tay giảm rác thải nhựa ngay từ bây giờ thông qua những ý tưởng” cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện như bên dưới.
1. Tái sử dụng lại các loại chai lọ
Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà việc tái sử dụng chai lọ nhựa còn giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và phát huy khả năng sáng tạo vô biên của mình:
Nếu khéo léo, biết may vá, chỉ cần một sợi dây kéo và 2 đáy chai sẽ thành chiếc ví nhỏ xinh đựng tiền, kim chỉ hay những vật bé xinh.
Chỉ cần rửa sạch, phơi khô chai nhựa, dán thêm giấy màu là bạn đã có ngay giá để đồ dùng hay giá đỡ điện thoại độc đáo “có một không hai”.
Dùng thân chai làm hộp đựng dụng cụ học tập hay lọ đựng bút thước cho bé yêu nhà bạn. Nắp chai nhựa còn có thể làm đồ chơi hay công cụ tính toán cho bé.
Một cách đơn giản nhưng hiệu quả, chai nhựa dễ dàng có thể biến thành các chậu cây nhỏ xinh.
Những chậu cây nhỏ xinh được tái chế bằng chai nhựa sẽ giúp ngôi nhà của bạn thêm sinh động hơn.
2. Thay đổi thói quen sử dụng ống hút nhựa
Ống hút nhựa có đặc tính rẻ, tiện dụng và bền, thế nhưng chúng lại có nhiều tác động xấu tới môi trường vì rất khó phân huỷ. Ống hút nhựa có thể phải mất tới 100 – 500 năm mới có thể bị phân hủy hoàn toàn.
Chính vì thế, bạn hãy cố gắng thay đổi dần thói quen, nhận thức và hạn chế sử dụng ống hút nhựa nhé! Thay vào đó hãy:
Lựa chọn việc thưởng thức đồ uống trực tiếp từ cốc, hạn chế tối đa việc sử dụng ống hút nhựa khi không cần thiết.
Thay thế ống hút nhựa bằng các loại ống hút có thể tái sử dụng nhiều lần như: ống hút tre, ống hút inox, ống hút thủy tinh… Sau mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là có thể dùng tiếp ở những lần sau rồi.
Khi cần phải sử dụng ống hút dùng một lần, hãy cân nhắc lựa chọn các loại ống hút thân thiện với môi trường như: ống hút cỏ, ống hút, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco… Đặc biệt, ống hút AnEco vì khả năng phân hủy hoàn toàn thành H2O, CO2 và mùn chỉ trong 6 – 12 tháng ở điều kiện chôn ủ tự nhiên, vì thế đảm bảo tính thân thiện với môi trường.
Ảnh minh họa
3. Sử dụng các dụng cụ ăn uống bằng gỗ (đũa, thìa, muỗng..)
Dụng cụ ăn uống bằng nhựa có giá thành rẻ nhưng độ bền thấp, không thể đựng được đồ nóng và có nguy cơ phơi nhiễm chất độc ra đồ ăn, gây nguy hại cho sức khỏe.
Vì thế bạn hãy cân nhắc ngay chuyện thay thế bằng các loại muỗng đũa, muỗng, thìa… làm bằng gỗ hay inox để có thể tái sử dụng nhiều nhé. Tuy chi phí đầu tư ban đầu có thể cao, nhưng vì có thể tái sử dụng nhiều lần nên vẫn tiết kiệm được khá nhiều.
Đặc biệt với các nhà hàng, quán đồ ăn, đồ uống… việc sử dụng đồ bằng gỗ nhằm giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sẽ giúp bạn tăng điểm trong mắt khách hàng, thu hút họ quay lại lần sau đó!
Ngoài ra, người Việt Nam chúng ta cũng có thể học hỏi người dân thế giới. Họ luôn mang bên mình bộ muỗng, đũa khi ra ngoài để hạn chế dùng đồ nhựa một lần, vừa vệ sinh, vừa có thể giảm rác thải nhựa.
Sử dụng các dụng cụ ăn uống bằng gỗ để đảm bảo an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường
Sử dụng đũa thìa dĩa bằng gỗ, inox, sứ để hạn chế rác thải nhựa
4. Từ chối túi nilon, hộp đựng hàng hóa nếu bạn không thật sự cần
Khi đi mua đồ dùng, người bán lúc nào cũng “hào phóng” cho bạn thêm túi nilon hay hộp nhựa để đựng. Nhưng nếu cảm thấy không cần thiết thì bạn hãy biết nói lời từ chối.
Bởi bạn chỉ đựng đồ bằng túi nilon trong 10 phút, mất 1 giây để thải ra, nhưng môi trường cần đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm mới có thể “tiêu hóa” được chúng.
Ngoài ra, hãy thay đổi thói quen của mình bằng cách mang theo túi và hộp đựng cá nhân khi đi mua hàng. Tuy có hơi phiền phức lúc ban đầu nhưng đây là hành động thiết thực nhất để góp phần giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường và cả bảo vệ chính sức khỏe của bạn.
5. Sử dụng bình thủy tinh đựng nước
Ngày nay, nhiều người luôn thích những sản phẩm mang tính nhanh, gọn, tiện như ly, cốc nhựa. Chỉ cần dừng tại quán nước mua vội ly cafe cho kịp giờ đi làm tức bạn đã thải ra môi trường một rác thải nhựa, góp phần gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.
Vì thế, hãy thay đổi thói quen tiêu dùng của mình và mang theo bình thuỷ tinh khi mua nước uống, đi làm, đi chơi, du lịch. Vừa vệ sinh vừa tiết kiệm lại giảm bớt gánh nặng lên mẹ trái đất chúng ta.
Đặc biệt gần đây Quốc hội đã chính thức bỏ chai nhựa và thay thế bằng chai thủy tinh trong các cuộc họp. Đây là động thái tích cực của Chính phủ nhằm kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp và chính người dân trong công cuộc bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa.
Các cuộc họp của Quốc hội đều sử dụng chai và cốc thủy tinh thay thế chai nhựa
6. Nên dùng bát ăn bằng sứ thay vì bát nhựa
Khi đi ăn tại quán, bạn hãy đề nghị chủ quán phục vụ cho bạn bằng chén bát sứ, vừa sạch sẽ, giúp tăng cảm giác ngon miệng, lại hạn chế rác thải nhựa ra môi trường.
7. Nếu bắt buộc phải sử dụng nilon hãy lưu ý bỏ vào thùng rác
Trong những trường hợp bất khả kháng, nếu buộc phải dùng túi nilon thì bạn hãy nhớ bỏ vào thùng rác, vào đúng nơi thu gom quy định nhé.
Hãy hạn chế vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống của con người, động thực vật. Nếu trôi ra sông biển, túi nilon sẽ huỷ diệt đời sống của các loại sinh vật dưới nước, gây suy thoái đa dạng sinh học.
8. Tự “handmade” những hộp đựng bút bằng giấy
Các hộp đựng bút với mẫu mã đa dạng, thiết kế dễ thương trên thị trường đa phần đều làm từ nhựa. Chỉ cần vài chục ngàn là bạn đã mua được một hộp nhựa đựng bút rồi.
Nhưng hãy vì môi trường mà bỏ chút thời gian gấp giấy để tự làm ra những hộp đựng bút “handmade” độc lạ. Những vật dụng nhỏ bé này sẽ làm cho góc học tập, làm việc của bạn thêm thú vị và sáng tạo đấy.
Những hộp giấy đựng bút “handmade” nay đã trở thành xu hướng nên chỉ cần một cái nhấp chuột trên mạng, bạn sẽ được hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ
Tái chế hộp đừng đồ bằng giấy thay thế các hộp đựng bằng nhựa
9. Ăn kẹo cao su nhớ “nhả” vào thùng rác
Nên hạn chế ăn kẹo cao su vì chúng có thể chứa các chất gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa, nếu nhai kẹo cao su giả, kém chất lượng sẽ càng ảnh hưởng đến răng miệng.
Nhưng nếu bạn là tín đồ của kẹo cao su thì sau khi ăn xong vui lòng “nhả” vào thùng rác để hạn chế ảnh hưởng đến người xung quanh cũng như môi trường sống nhé. Hãy làm người có ý thức chỉ từ những hành động nhỏ này bạn nhé.
10. Tự ép trái cây thay vì mua các chai nước đóng sẵn
Nước trái cây đóng sẵn luôn có thành phần bảo quản cũng như các hoá chất khác mà bạn không thể kiểm soát được. Vì thế để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng thì hãy dành chút thời gian để tự ép trái cây tại nhà nhé.
Cộng với đó việc sử dụng nước trái cây đóng sẵn sẽ góp phần thải thêm rác thải nhựa ra môi trường. Hãy lựa chọn tự ép trái cây tại nhà và đựng chai thủy tinh mang theo để giảm rác thải nhựa xả ra môi trường nhé.
Ép nước trái cây tại nhà để bảo vệ sức khỏe và cả môi trường
Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai nhưa
11. Không nên tích trữ thức ăn đông lạnh quá nhiều
Cuộc sống phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là sự bận rộn trong công việc của nhiều người. Vì thế nhiều gia đình khi bận rộn không thể đi chợ thường xuyên đã lựa chọn mua nhiều đồ ăn và tích trữ ở ngăn đông lạnh để dùng dần.
Tuy nhiên, bạn có biết khi trữ đông lâu ngày, thức ăn sẽ ít tươi ngon và thậm chí bị biến chất không? Đặc biệt việc trữ đông còn sử dụng rất nhiều bao bì nhựa để bọc thực phẩm, làm tăng lượng rác thải nhựa đáng kể.
Chính vì thế hãy chính mình và cộng đồng, hạn chế trữ đông lạnh quá nhiều.
Đồ ăn trữ đông quá lâu có thể gây biến chất, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng
Không nên sử dụng túi nilon để đựng quá nhiều thức ăn trong tủ đông lạnh
12. Thay thế chổi nhựa bằng các loại chổi có nguồn gốc thiên nhiên khác
Chổi nhựa có ưu điểm là bền và rẻ nhưng chúng lại góp phần tăng lượng rác thải nhựa nguy hiểm ra môi trường. Vì vậy ngay bây giờ hãy tập thói quen dùng những loại chổi làm từ vật liệu xanh như chổi rơm, chổi xơ dừa, chổi tre, chổi chà…
PHAN TÚ (t/h)
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.