Hà Nội phát triển và quản lý đô thị theo hướng đô thị xanh- thông minh và bền vững

MTXD - Đô thị xanh (Green Cities) là tổng thể quy hoạch xây dựng của 3 yếu tố gồm môi trường xanh - kinh tế xanh - xã hội xanh. Khái niệm về đô thị xanh - đô thị sinh thái gắn với xu hướng phát triển bền vững xuất hiện trên thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX, kèm theo đó là các tiêu chí cho đô thị xanh rất cụ thể như: Không gian xanh, công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh, môi trường xanh, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh cho đến dân cư xanh…

MTXD - Đô thị xanh (Green Cities) là tổng thể quy hoạch xây dựng của 3 yếu tố gồm môi trường xanh - kinh tế xanh - xã hội xanh. Khái niệm về đô thị xanh - đô thị sinh thái gắn với xu hướng phát triển bền vững xuất hiện trên thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX, kèm theo đó là các tiêu chí cho đô thị xanh rất cụ thể như: Không gian xanh, công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh, môi trường xanh, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh cho đến dân cư xanh…

Đi tìm khái niệm đô thị xanh.

Cây xanh, mặt nước có vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với chất lượng môi trường đô thị.Trong các dự án thí điểm ở một số TP ở Indonesia, Nhật, Mỹ… về hệ thống Át lát xanh của các TP và hệ cấu trúc xanh trong quy hoạch đô thị của Tổ chức phi chính phủ về sinh thái với cộng đồng Mỹ và Hiệp hội quy hoạch thế giới được triển khai, có một ý nghĩa to lớn trong vấn đề sinh thái, cảnh quan đô thị và kết quả là các dự án này đã đem lại một “thương hiệu” đáng tự hào cho các TP này: TP xanh – đô thị xanh.

Đô thị xanh (Green Cities) là tổng thể quy hoạch xây dựng của 3 yếu tố gồm môi trường xanh - kinh tế xanh - xã hội xanh. Khái niệm về đô thị xanh - đô thị sinh thái gắn với xu hướng phát triển bền vững xuất hiện trên thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX, kèm theo đó là các tiêu chí cho đô thị xanh rất cụ thể như: không gian xanh, công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh, môi trường xanh, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh cho đến dân cư xanh… Trong mỗi tiêu chí lại được giải nghĩa rất rõ, rất chi tiết các yêu cầu phải thực hiện. Tất cả đều hướng đến môi trường sống tốt đẹp, an toàn và bền vững cho con người. Không chỉ trong giới kiến trúc, quy hoạch, mà đô thị xanh đã trở thành mục tiêu trong các kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển đô thị của Nhà nước ta.

Một góc đô thị trung tâm Hà Nội

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh khiến Việt Nam đang đứng trước bài toán khó giữa phát triển đô thị với hài hòa môi trường sống. Và mô hình phát triển đô thị xanh (ĐTX) đang lan tỏa trong các quy hoạch phát triển đô thị tại Việt Nam, trực tiếp đề cập đến chất lượng môi trường đô thị với các mục tiêu rất cụ thể nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho cư dân, khắc phục việc đô thị phát triển dàn trải, tiêu thụ tài nguyên và ưu tiên phát triển kinh tế bằng mọi giá.

Bởi vậy, trong quá trình đô thị hóa khi chúng ta được tiếp cận một cách thông minh, biết học hỏi nghiêm túc những bài học kinh nghiệm của các nước đi trước thì các đô thị Việt Nam sẽ có cơ hội giảm thiểu được nhiều khiếm khuyết đáng tiếc và yếu tố “xanh” trong đô thị sẽ không còn là vấn đề bức xúc và trống vắng như hiện nay.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) với sự phát triển của internet vạn vật, điện toán đám mây, công cụ phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo đã và đang tác động mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa. Các quốc gia, các thành phố đều đang nỗ lực để bắt kịp xu hướng này, nhằm tránh trở nên lạc hậu với thế giới đang biến đổi từng ngày. Sự phát triển đô thị thông minh, trước hết bằng các ứng dụng công nghệ thông tin, chính là sự thay đổi về chất cho quá trình đô thị hóa, hướng tới đô thị hóa bền vững. Đô thị thông minh giải quyết các vấn đề phát sinh do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, động lực giúp cải thiện sức cạnh tranh của đô thị và đây cũng chính là mục tiêu mà quy hoạch đô thị hướng tới.

Ảnh minh họa- Internet

Trong lĩnh vực quy hoạch, khái niệm thiết kế đô thị bền vững (sustainable urban design) không chỉ là đô thị có nhiều màu xanh, nhiều cây xanh, mà còn phải là quy hoạch có địa điểm bền vững; bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn nước, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo; tiết kiệm nguồn tài nguyên; bảo tồn đa dạng sinh thái, thân thiện môi trường… Để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên  nhiên thì việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để điều hành, quản lý, cung cấp và kiểm soát một cách hữu hiệu đảm bảo sự cân bằng sinh thái, môi trường là hết sức cần thiết. Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong cuộc cách mạng kỹ thuật số trong quy hoạch, quản lý đô thị là xu hướng tiên tiến và đặc biệt là xu hướng phát triển ứng dụng trong xây dựng thành phố xanh - thông minh.

Trong những năm qua, Hà Nội đã hình thành cơ bản các thành phần cốt lõi của thành phố thông minh, sở hữu những cơ hội lớn để phát triển đô thị xanh, bền vững, vận hành hiệu quả bằng công nghệ và hài hòa với môi trường.

Thành phố có những bước tiến trong quản lý, tạo nền tảng vững chắc; phát triển và hoàn thiện chính quyền điện tử, xây dựng chính quyền thông minh thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước; tạo đột phá trong cải cách hành chính, tăng tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức khi thực hiện thủ tục, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, bất cập.

Năm 2017, thành phố đã triển khai một số thành phần cơ bản của ĐTTM trên nền tảng ứng dụng những công nghệ chủ chốt của cuộc Các mạng 4.0; thí điểm và mở rộng và triển khai một số ứng dụng thông minh, bao gồm: Giao thông công cộng thông minh (IPARKING, vé điện tử, camera giám sát), hệ thống quan trắc môi trường không khí, hệ thống quan trắc chất lượng nước, mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm…

Hiện tại mô hình phát triển thành phố thông minh của Hà Nội đang hướng tới 5 mục tiêu: Đô thị đáng sống; Đô thị kết nối; Đô thị cạnh tranh; Đô thị hiện đại và có bản sắc; Đô thị thích ứng, cùng với 5 giải pháp: Quy hoạch không gian đô thị thông minh; Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật xanh; Quy hoạch phát triển hạ tầng thông tin; Phát triển dịch vụ tiện ích thông minh; Quản trị đô thị thông minh. Bối cảnh phát triển của các đô thị ở nước ta là sự kết hợp giữa đô thị thông minh và đô thị xanh. Mô hình quy hoạch đô thị thông minh và xanh góp phần xử lý các căn bệnh đô thị một cách thông minh, từ đó phục vụ dân sinh, cân bằng sinh thái, giảm ô nhiễm môi trường. Với vị thế là “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, Hà Nội đã và đang hội tụ đủ các điều kiện để phát triển theo tiêu chí đô thị xanh, đô thị sinh thái nhờ diện tích cây xanh, mặt nước lớn, số lượng di tích nhiều; Yếu tố cân bằng giữa bảo tồn và phát triển mới được thể hiện trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm  nhìn 2050 (Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011) xác định hệ thống đô thị trên địa bàn gồm: Đô thị trung tâm là đô thị đặc biệt; đô thị Hòa Lạc là đô thị loại II; đô thị vệ tinh Sơn Tây, Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên là đô thị loại III; tại 3 địa phương, thị trấn Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn là đô thị loại IV; 11 thị trấn thuộc huyện là đô thị loại V. Các thị trấn huyện lỵ hiện hữu phát triển theo mô hình đô thị sinh thái mật độ thấp, gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người. Hệ thống giao thông công cộng đang dần được cải thiện theo hướng văn minh, hiện đại

Hà Nội cũng đã phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỉ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống, tỉ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng). Điều đó cho thấy việc quy hoạch, phát triển đô thị ở Hà Nội đã phủ khắp nhằm phát triển đồng đều các vùng. Đồng thời, các quy hoạch đều hướng đến xây dựng Thủ đô trở thành đô thị xanh - Hiện đại - Thông minh.

ThS.KTS. TRẦN THỊ THU HUYỀN

Giảng viên Khoa kiến trúc- Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.