Hơn 45.000 loài sinh vật biển bị đe dọa bởi nhiệt độ trái đất tăng

MTXD - Một nhóm các chuyên gia thuộc Đại học Queensland (UQ) của Australia mới đây đã hoàn tất danh sách hơn 45.000 loài sinh vật biển đang bị đe dọa, cho thấy mức độ tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu và các nhân tố khác đối với các sinh vật biển.

MTXD - Một nhóm các chuyên gia thuộc Đại học Queensland (UQ) của Australia mới đây đã hoàn tất danh sách hơn 45.000 loài sinh vật biển đang bị đe dọa, cho thấy mức độ tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu và các nhân tố khác đối với các sinh vật biển.

Ảnh minh họa. (Nguồn: news.asu.edu)

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Hiệp hội sinh thái học Mỹ (ESA) và công bố ngày 16/2, trong đó lập ra một khuôn khổ xác định địa điểm và cách thức cần phải tập trung các nỗ lực bảo tồn.

Tiến sĩ Nathale Butt từ Khoa Khoa học môi trường và Trái đất thuộc UQ nêu rõ, nghiên cứu đã phân cấp các mối đe dọa đối với các loài sinh vật biển khác nhau.

Theo đó, san hô và các sinh vật không xương sống khác gắn với san hô thuộc nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những điều kiện nước như độ acid và độ muối, với mức độ nguy cơ từ 0,4 đến 0,5 trên thang đánh giá từ 0 đến 1.

Tiến sĩ Butt cho biết, nhiệt độ nước đang tăng có liên quan đến việc độ acid của đại dương tăng lên, tạo môi trường không thuận lợi cho quá trình hình thành lớp vỏ của một số động vật thân mềm hoặc giáp xác.

Trong khi đó các động vật lớn hơn có độ nhạy cảm lớn hơn với tác động trực tiếp như hủy hoại môi trường và hoạt động đánh bắt cá. Cá heo, rùa, cá mập và chim biển đều có độ nhạy cảm từ 0,5 đến 0,6 trước hoạt động đánh bắt cá.

Nhìn chung, ô nhiễm do các chất vô cơ và nhiệt độ nước tác động đến nhiều loài nhất, lần lượt ảnh hưởng tới 31% và 27% trong tổng số 45.000 loài.

Nghiên cứu được đánh giá là đã cung cấp những hiểu biết “có một không hai” về lĩnh vực bảo tồn đại dương, thông qua việc phân loại các loài và nguy cơ đối với từng loài, xét theo các đặc điểm sinh học chung và các tác nhân môi trường.

Theo Phó Giáo sư Carissa Klein, một thành viên nhóm nghiên cứu, các nhà bảo tồn có thể sử dụng danh sách này để xác định ưu tiên nguồn lực bảo tồn và xác định cách thức quản lý và địa điểm tốt nhất để bảo vệ các loài, nhóm cụ thể.

Nhóm nghiên cứu hy vọng dự án này sẽ đóng vai trò cơ sở dữ liệu lõi và sẽ được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.

                                                             PHƯƠNG NGỌC T/h

 

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn

Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.

MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân

MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.