Huyện Sơn Động tích cực đồng hành, tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp
MTXD - Những năm gần đây, huyện Sơn Động (Bắc Giang) tập trung thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật nên cần khối lượng cát rất lớn phục vụ xây dựng. Tuy vậy, qua thời gian khai thác, nguồn cát sông đến nay cạn kiệt khiến chủ đầu tư, đơn vị thi công phải mua từ nơi khác vận chuyển về. Do Sơn Động thuộc địa bàn vùng cao, chi phí vận chuyển lớn dẫn đến vật liệu đội giá, làm tăng chi phí xây dựng, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công các công trình tại địa phương. Xuất phát từ thực tiễn này, thời gian qua, huyện Sơn Động tích cực phối hợp với các ngành chức năng, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, sớm đưa các mỏ khoáng sản trên địa bàn vào khai thác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cổng chào huyện Sơn Động.
Chúng tôi được biết, huyện Sơn Động là địa phương duy nhất của Bắc Giang có các mỏ cát kết (cát đồi) với trữ lượng tương đối lớn, tập trung ở các xã: Tuấn Đạo, An Bá, An Lạc, Yên Định... Tháng 6-2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang thông báo kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2023. Trong đó, Sơn Động có 10 mỏ cát đồi trúng đấu giá với tổng diện tích khoảng 114 ha. Cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân kỳ vọng nếu được khai thác nguồn tài nguyên quý giá này sẽ mang lại nhiều giá trị, vừa khắc phục tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng công trình vừa tăng thu ngân sách.
Tại xã Tuấn Đạo đã xác định 5 vị trí có mỏ cát, nhiều nhất huyện, ở các thôn: Tuấn An, Linh Phú, Nghẽo, Đồng Tâm, An Hà. Theo ông Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch UBND xã, các mỏ cát hình thành từ rất lâu trong lịch sử, tuy nhiên chưa được khai thác. Nếu không sử dụng sẽ thật lãng phí trong khi người dân vẫn phải mua cát từ nơi xa về để xây dựng công trình.
Trước khi tổ chức đấu giá khai thác khoáng sản, đại diện chính quyền địa phương và doanh nghiệp đã đến các thôn có mỏ cát tổ chức hội nghị thông tin, lấy ý kiến người dân. Đây là một trong những thủ tục quan trọng theo quy định về khai thác khoáng sản. Đa số bà con đều đồng thuận với chủ trương, đồng thời đề xuất với cấp huyện, tỉnh sớm đưa vào quản lý, khai thác, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển.
Theo quy định, sau khi có quyết định trúng đấu giá, doanh nghiệp phải thực hiện các bước thăm dò trữ lượng, làm hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đưa vào quy hoạch và thực hiện trách nhiệm đóng các khoản thuế phí vào ngân sách nhà nước để được cấp phép khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác các mỏ cát phát sinh nhiều vướng mắc.
Công ty cổ phần Đầu tư và Khai thác khoáng sản Sơn Động có kết quả trúng đấu giá mỏ cát đồi tại thôn Linh Phú, xã Tuấn Đạo. Ông Nguyễn Văn Hiệp, đại diện doanh nghiệp cho hay: “Theo quyết định, doanh nghiệp trúng đấu giá khai thác 15 ha khoáng sản. Khi tiến hành thăm dò doanh nghiệp mới phát hiện trong diện tích trúng đấu giá có một số vị trí là đất rừng trồng sản xuất đang được Nhà nước giao cho hộ dân quản lý. Để tránh vào phần đất nói trên, chúng tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung 3,83 ha ở vị trí khác, bảo đảm diện tích được phê duyệt theo quyết định trúng đấu giá”.
Công trình Cầu Suối Xả tại xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động
Tương tự, Công ty cổ phần Thương mại Thiên Long Việt trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát đồi ở thôn Trại Chùa, xã Yên Định và thôn Vá, xã An Bá. Hiện nay, khu vực trúng đấu giá có một phần đất rừng tự nhiên nằm xen kẹp mà trước đó khi đo đạc chưa phát hiện. Doanh nghiệp kiến nghị tỉnh cho phép đơn vị khai thác thành hai khu riêng biệt để tránh phần đất rừng tự nhiên, đồng thời điều chỉnh 5 ha so với kết quả trúng đấu giá ban đầu.
Ngay khi nắm bắt những vướng mắc phát sinh, UBND huyện đã thành lập tổ công tác, giao Phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối phối hợp với doanh nghiệp tiến hành rà soát lại toàn bộ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng tại các điểm mỏ quy hoạch trúng đấu giá trên địa bàn huyện.
Ông Hoàng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Qua rà soát cho thấy, trong các mỏ cát đồi trúng đấu giá có một phần đất rừng tự nhiên, công trình hạ tầng kỹ thuật, đất ở dân cư nằm đan xen, rất khó thực hiện thăm dò khai thác. Từ phản ánh của doanh nghiệp, huyện có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cho phép bổ sung, điều chỉnh 23,3 ha, tránh các điểm có dân cư, đất rừng tự nhiên, rừng sản xuất nói trên".
Hiện nay, UBND huyện Sơn Động đã giao cho các xã, thị trấn khảo sát các vị trí thuận lợi thuộc đất công ích, cộng đồng để làm bãi đổ thải là đất, đá dư thừa từ việc khai thác khoáng sản; giao UBND cấp xã quản lý để thu thuế tài nguyên theo quy định. Sau khi doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế khu vực Lục Ngạn - Sơn Động, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Công an huyện thực hiện Quy chế phối hợp kiểm tra trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, môi trường, xây dựng hầm lò; quản lý chặt chẽ khoáng sản như yêu cầu lắp đặt trạm cân, Camera, cắm mốc giới toạ độ, biển báo chỉ dẫn khai trường theo quy định.
Cùng với đó, Sơn Động đã thực hiện đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang quyết liệt chỉ đạo các sở ngành có liên quan trong việc hướng dẫn doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hồ sơ; kiểm điểm tiến độ thường xuyên; tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đưa ra giải pháp phù hợp với thực tiễn tại địa phương để rút ngắn nhất thời gian cấp phép.
NAM VĂN
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.