Kiến trúc dân gian của Việt Nam chính là kho kinh nghiệm quý về giải pháp kiến trúc nhiệt đới

​MTXD - Ở Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những cách xây dựng nhà ở với hình thức và tổ chức công năng khác nhau, nó đặc trưng cho nền văn hóa, khí hậu, địa hình, thói quen canh tác, lao động sản xuất và phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Nhưng do giao thoa về văn hóa, tiếng nói, chữ viết, nên nhiều dân tộc cũng có cách tổ chức không gian nhà ở tương đối giống nhau, hoặc khai thác kinh nghiệm của tộc người khác để sáng tạo không gian nhà ở cho tộc mình.

MTXD - Ở Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những cách xây dựng nhà ở với hình thức và tổ chức công năng khác nhau, nó đặc trưng cho nền văn hóa, khí hậu, địa hình, thói quen canh tác, lao động sản xuất và phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Nhưng do giao thoa về văn hóa, tiếng nói, chữ viết, nên nhiều dân tộc cũng có cách tổ chức không gian nhà ở tương đối giống nhau, hoặc khai thác kinh nghiệm của tộc người khác để sáng tạo không gian nhà ở cho tộc mình.

Kiến trúc dân gian của Việt Nam chính là kho kinh nghiệm quý báu về giải pháp kiến trúc nhiệt đới. Bản chất của kiến trúc xanh là lấy môi trường làm trung tâm, môi trường – khí hậu là nhân tố chính để xây dựng những nguyên lý về kiến trúc xanh bền vững. Nhân dân Việt Nam đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về xây dựng – kiến trúc nhiệt đới, từ chọn hướng nhà, bố cục và tổ chức khuôn viên đến lựa chọn vật liệu xây dựng, đào ao hồ, trồng cây xanh… để ngôi nhà phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhằm tạo cuộc sống phù hợp với tâm sinh lý và điều kiện kinh tế của người Việt.

Nhà và vườn tạo nên môi trường sống gắn bó lâu đời với người dân Huế

Các quyết định thiết kế và quy hoạch kiến trúc không chỉ có tác động trực tiếp đến xã hội loài người hiện nay mà còn ảnh hưởng tới chất lượng môi trường mai sau. Bởi vậy, “kiến trúc xanh hoặc kiến trúc bền vững luôn nhắc ta thiết kế gắn với thiên nhiên và thiết kế theo môi trường”.

Chọn hướng xây dựng ngôi nhà truyền thống: Chọn hướng xây dựng ngôi nhà là một việc quan trọng của người dân Việt Nam khi xây dựng ngôi nhà ở. Để đón gió mát mùa hè và tránh gió rét mùa đông, tránh được nắng Tây bất lợi và chịu được gió bão lớn, nhà ở của người Việt thường chọn hướng Nam hay Đông Nam.

Những kinh nghiệm về giải pháp tổ chức sân vườn “ao trước – vườn sau”, “chuối sau – cau trước” không những có giá trị về mặt tổ chức cảnh quan khuôn viên ngôi nhà ở mà còn thể hiện tính khoa học trong kinh nghiệm chống nóng bức, làm mát ngôi nhà, cải thiện điều kiện vi khí hậu, tạo được môi trường cư trú thích nghi, góp phần tiết kiệm năng lượng.

Bố cục, tổ chức không gian khuôn viên ngôi nhà truyền thống Việt Nam: Đó là một quần thể bao gồm những ngôi nhà nhỏ, giản dị, bố cục phân tán vây quanh ngôi nhà chính với không gian đệm là sân rộng gắn liền phía trước ngôi nhà chính. Sân trong của nhà ở dân gian Việt Nam có nhiều tác dụng rõ rệt: Là nơi sản xuất, sân phơi, là nơi tạo ra những luồng gió đối lưu thông thoáng cho ngôi nhà, đồng thời là nơi tổ chức hội họp, ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp…

Từ những kinh nghiệm tổ chức sân vườn này, ông cha chúng ta đã áp dụng vào ngôi nhà ống phố cổ, ngày nay được các KTS vận dụng sáng tạo trong nhà ở có giếng trời, góp phần nâng cao tiện nghi sống cũng như tiết kiệm năng lượng cho người dân đô thị.       

Cây xanh mặt nước bao gồm mảnh vườn, cái ao đã trở thành một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong bố cục khuôn viên truyền thống. Ao có thể xem như một nhân tố cơ bản tạo nên môi trường sống của người dân, đặc trưng cho hệ sinh thái nhà ở thôn xóm, giúp người dân cải tạo địa hình khu đất, tiêu nước nhanh chóng, chống lầy lội, ngập úng, đồng thời là nguồn dự trữ nước, cũng là phương tiện hữu hiệu cải tạo vi khí hậu, cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Vườn và ao cấu thành khuôn viên nhà ở truyền thống ở nông thôn, trở thành một hệ cân bằng sinh thái (Vườn – Ao – Chuồng). Thông thường ao đặt ở phía trước hay bên cạnh ngôi nhà chính, cạnh lối ngõ vào sân, một mặt bố cục này thuận lợi cho công việc tưới cây, rửa chân tay khi làm đồng về, mặt khác khi ao đặt đầu gió sẽ tạo điều kiện làm mát cho sân, các phòng ngủ cũng như các bộ phận khác của ngôi nhà.

Ao vườn kết hợp tạo điều kiện tiện nghi cho môi trường sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hút bớt năng lượng nhiệt và bức xạ, tạo ra một không khí trong lành, mát mẻ (cây xanh có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời 40% – 45%, không khí nóng thổi qua thảm cỏ xanh nằm trong bóng mát cây xanh có thể hạ thấp nhiệt độ 20C – 30C; cây xanh còn có tác dụng lọc bụi, làm giảm độ ô nhiễm không khí từ 25% – 40%, ngăn cản được tiếng ồn…).

Ở xứ Huế lại có những nét đặc trưng riêng: Nhà và vườn tạo nên môi trường sống gắn bó lâu đời với người dân Huế. Quanh khuôn viên được rào bằng những hàng cây, phía trước là hàng rào chè tàu, dâm bụt, ô rô…. được cắt xén rất công phu, cẩn thận, vừa có tác dụng ngăn tầm nhìn, vừa tạo điều kiện thông thoáng dễ dàng, đón gió mát vào nhà. Phía sau nhà thường trồng bụi tre gai dày, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vừa để chắn gió bất lợi thổi từ phía sau đến.

Thiết kế công trình theo vùng miền khí hậu: Nước ta có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng, lượng bức xạ mặt trời lớn, miền Bắc mùa đông lạnh (nhất là các tỉnh miền núi phía bắc), độ ẩm cao. Để khắc phục vấn đề này ông cha ta ở mỗi vùng khác nhau của đất nước đã có những kinh nghiệm riêng trong việc sử dụng vật liệu, cấu trúc tường, mái chắn mưa nắng…

– Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh, có nơi có tuyết rơi, sương muối – ngôi nhà cổ truyền thống là nhà trình tường đất dày 40cm, nhà mở ít cửa và cửa sổ có kích thước nhỏ. Ngôi nhà này rất đặc trưng, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì ấm áp. Ngoài ra, người dân ở đây còn sử dụng loại nhà sàn để tránh ẩm mốc, tránh lũ lụt, thú dữ.

– Nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngoài việc lựa chọn hướng nhà, còn chú ý kết hợp với các loại hình thức che chắn khác: Trồng cây, treo mành che, dựng các tấm phên dại… để ngăn chặn bức xạ mặt trời mùa hè, che chắn gió lạnh mùa đông.

– Nhà ở dân gian miền Trung hay đồng bằng sông Cửu Long thường có tường mỏng, vách đan bằng tre, nứa, gỗ hay bằng đất trộn rơm trát lên khung tre. Với loại cấu tạo tường này, buổi trưa thường bị bức xạ mặt trời xâm nhập nhưng lúc xế chiều lại tạo điều kiện cho khí nóng thoát ra nhanh chóng.

PHAN TÚ

 

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn

Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.

MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân

MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.