Kiến trúc nhà sàn truyền thống ứng dụng trong công trình nghỉ dưỡng

MTXD - Kiến trúc nhà sàn truyền thống là một trong những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào các dân tộc miền núi khu vực miền núi phía Bắc. Nếp nhà sàn truyền thống không chỉ mang yếu tố văn hoá bản địa, thích hợp với địa hình tự nhiên vùng núi, mà còn thể hiện vẻ đẹp văn hoá đặc trưng của các dân tộc Mường, Tày, Thái, Nùng, Dao…

MTXD - Kiến trúc nhà sàn truyền thống là một trong những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào các dân tộc miền núi khu vực miền núi phía Bắc. Nếp nhà sàn truyền thống không chỉ mang yếu tố văn hoá bản địa, thích hợp với địa hình tự nhiên vùng núi, mà còn thể hiện vẻ đẹp văn hoá đặc trưng của các dân tộc Mường, Tày, Thái, Nùng, Dao…

Ngày nay, kiến trúc nhà sàn vẫn đang được bảo tồn và phát triển, lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống, đồng thời đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Bài viết chia sẻ những nghiên cứu về kiến trúc nhà sàn dân tộc Mường với những ứng dụng cho công trình nghỉ dưỡng tại những vùng giáp ranh Hà Nội, như Hoà Bình, Thái Nguyên, Lai Châu… Đặc biệt, những giải pháp thiết kế kiến trúc độc đáo tại Khu nghỉ dưỡng Nả Yên Retreat (Hoà Bình) được xem như một hướng đi mới trong việc bảo tồn và phát triển kiến trúc nhà sàn truyền thống – Dung hoà những yếu tố bản địa, vật liệu, công nghệ và thẩm mỹ để đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho một “nơi chốn” đặc biệt theo tinh thần xuyên suốt: “Truyền thống – Đương đại – Biết ơn Mẹ thiên nhiên”.

Nhà sàn truyền thống: Kiến trúc và đặc trưng

1. Đặc điểm chung

Về công năng, nhà sàn không chỉ có chức năng ở, che mưa chắn nắng mà còn giúp người dân tránh được sự tấn công của thú dữ. Mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng về kiến trúc nhà sàn, thể hiện văn hoá dân tộc trong những hoa văn và kiểu cách riêng, với những chức năng cơ bản sau:

  • Nhà sàn cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt thường ngày, những nghi lễ tôn giáo hoặc các sự kiện quan trọng của làng;
  • Nhà sàn cũng là nơi lưu giữ, trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống hoặc các nhạc cụ, vật dụng truyền thống của dân tộc như cồng, chiêng, trống, vật tế…

Chính vì thế, nhà sàn Tây Bắc thường được dựng trên các cột gỗ, do từ xa xưa nguồn cung cấp gỗ tự nhiên dồi dào. Kiến trúc nhà sàn chủ yếu được xây dựng từ các vật liệu tự nhiên của địa phương như: Gỗ, lá cọ lợp mái, tre, nứa…

Ngôi nhà sàn truyền thống thường có đặc điểm chung là kích thước lớn và rất cao, được dựng trên những cột gỗ lớn, sử dụng 8 cây to, thẳng và khoẻ để làm cột, lợp bằng lá gianh hoặc lá cọ.

Nhà sàn truyền thống thường được dựng từ 3-5 gian, phân chia không gian theo những quy tắc nhất định của dân tộc hoặc mong muốn của gia chủ. Khung nhà sàn truyền thống thường có hình chữ nhật, nhà gồm 4 mái, 2 mái chính và 2 chái. Cột nhà được kê trên đá tảng hoặc chôn trên đất, từ mặt đất lên sàn thường có độ cao từ 1,8m – 2,2m. Phía trên là bộ khung mái với các vì, kèo đỡ khung…

Trước đây, dưới gầm nhà sàn, các gia đình thường tận dụng để làm nơi chứa củi khô, chứa thóc hoặc là nơi buộc, chăn thả gia súc gia cầm. Tuy nhiên, để phù hợp với cuộc sống hiện đại, hạn chế ô nhiễm, đa phần các gia đình đã không còn chăn thả gia súc tại gầm nữa mà xây thêm các công trình phụ cạnh nhà để thuận tiện chăm sóc.

Đặc điểm chung của nhà sàn là cao ráo, sạch sẽ, mang lại không gian sống thoải mái, là nét đẹp văn hoá, là niềm tự hào của nhiều dân tộc. Đây cũng là mẫu nhà phù hơp để xây dựng tại các khu vực có địa hình phức tạp.

Hệ kèo thang, 20 cột 4 hàng chân. Ảnh trước và sau cải tạo

Nhà sàn 28 cột, 6 hàng chắn, hệ kê truyền, trước và sau khi cải tạo

2. Các kiểu nhà sàn và đặc trưng nhà sàn dân tộc Mường – Hoà Bình

Nhà sàn đã trở thành truyền thống của các dân tộc miền núi phía Bắc với những ưu điểm thích ứng với địa hình và thuận tiện cho sinh hoạt của người dân, đặc biệt là thể hiện văn hoá ở đa dạng và đặc trưng của các dân tộc. Tuy nhiên, điều đáng nói là nhà sàn của mỗi dân tộc lại có kết cấu khác nhau, tuỳ theo điều kiện sinh sống của từng vùng.

Xin được giới thiệu hình ảnh nhà sàn truyền thống của các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao, Hmong ở vùng núi phía Bắc và tập trung vào những đặc trưng của nhà sàn dân tộc Mường – Hoà Bình.

Nhà sàn dân tộc Mường mang đặc trưng của nhà sàn truyền thống khu vực miền núi phía Bắc, nhưng cũng có những nét đặc trưng rất riêng. Ngôi nhà được xây dựng trên sườn đồi hoặc sườn núi, quy tụ linh khí của đất trời và vạn vật, mang lại may mắn và sức khoẻ cho chủ nhà. Người Mường có quan niệm: Không nên làm nhà ngược hướng với những ngọn đồi.

Một trong những nét khác biệt trong nếp nhà sàn của người Mường là cầu thang chỉ có số lẻ, dùng số chẵn để thiết kế bậc cầu thang là một điều kiêng kỵ, không may mắn.
Không gian trong nhà thường được chia thành 3 khu vực với những chức năng riêng:

  • Phần kho trên gác dùng để tích trữ lương thực và đồ dùng gia đình;
  • Phần sàn là nơi ở, sinh hoạt và nghỉ ngơi;
  • Dưới sàn là nơi nuôi nhốt gia súc, gia cầm và các vật dụng chài lưới, bắt cá

Nhà sàn dân tộc Thái thường có ở vùng Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu. Đặc điểm: Thường có 2 tầng, kết cấu đơn giản, 16 cột hoặc 20 cột, loại cột nhỏ, gian nhà trung bình 5mx9m, bước gian nhỏ. Ít hoa văn, mái lợp phibroximang hoặc tôn

Nhà sàn dân tộc Tày Nùng: Hay có ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Đặc điểm: có mái ngói âm dương, hệ kết cấu đơn giản, có ban công mặt trước nhà”

Nhà sàn dân tộc Mường thường có nhiều cửa sổ, luôn ấm về mùa đông và thông thoáng vào mùa hè. Cột nhà và xà nhà được lựa chọn loại gỗ tốt với độ bền hàng trăm năm. Những chiếc cột được dựng lên đầu tiên được gọi là cột thiêng và ngay sau cây cột là bàn thờ tổ tiên. Cầu thang gỗ hình chữ nhật thường là những thân cây tròn được khoét thành bậc với những số lẻ may mắn của dân tộc. Cầu thang chính dành cho khách đến thăm nhà hoặc các lễ hội, sự kiện quan trọng của chủ nhà.

Nhà bếp chính nằm chính giữa nhà sàn, có cửa sổ và gần vại nước, là không gian trung tâm và là linh hồn của nếp nhà sàn.

Nhà sàn dân tộc Mường và Mán: Hay có ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Mai Châu và khu vực xung quanh sông Đà. Đặc điểm:Một tầng nhà, hệ kết cấu phức tạp, ngái ngói hoặc phibroximang

Hiện nay, xu hướng di dời các nhà sàn truyền thống đến lắp dựng ở vị trí mới khá phổ biến. Xin được nêu một số ví dụ cải tạo theo hướng này với phương án lắp dựng cụ thể như sau: Tháo nhà hiện trạng, chuyển về vị trí cần lắp dựng, kiểm tra tình trạng nhà để đánh giá mức độ hư hỏng, tình trạng cũng như chất lượng gỗ. Giải pháp thay thế tối ưu là dùng các cấu kiện của một nhà sàn khác có cùng kích cỡ, ưu tiên số 1 là bộ khung kết cấu ở tình trạng nguyên gốc. Phần ván sàn sẽ tận dụng dồn vào một gian, phần thiếu sẽ mua ván mới, sau đó gia công và lắp dựng sao cho ván sàn đạt tiêu chuẩn “nước không lọt” – Có nghĩa là ván sàn khít, không hở, để đảm bảo ngăn cách với tầng dưới, chẳng may đổ nước ra sàn cũng không rơi xuống tầng dưới. Còn về phần ván vách, sẽ được dồn lại vách tường hậu phía sau, 3 mặt còn lại sẽ thay thế bằng kính an toàn, khung gỗ, để đảm bảo góc nhìn cảnh quan xung quanh. Các cửa sổ và cửa đi sẽ lắp lại hoàn chỉnh hơn, đảm bảo nhu cầu sử dụng mới của không gian ngủ. Tầng 1 của nhà sàn sẽ được nâng lên bằng các cột gạch, thường là 1m-1,5m, nâng độ cao mặt sàn tầng 2 lên khoảng 2,4m. Không gian bên dưới thường là dành cho sinh hoạt chung, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của cuộc sống hiện đại.

Nả Yên Retreat (Hoà Bình): Kiến trúc nhà sàn truyền thống trong công trình nghỉ dưỡng hiện đại

Cuộc sống ngày càng phát triển, kiến trúc nhà sàn truyền thống cũng có những biến đổi để thích ứng với những nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Việc bảo tồn những giá trị của những căn nhà sàn truyền thống ngày càng được chú trọng, trong đó quan trọng hơn cả là việc phát huy, khai thác căn nhà sàn như một di sản văn hoá truyền thông của Việt Nam.

Xu hướng ứng dụng kiến trúc nhà sàn truyền thống trong công trình nghỉ dưỡng, nhà hàng, cafe đã trở thành một trào lưu phổ biến. Một mặt, việc này được đánh giá cao bởi sự gìn giữ và phổ biến những nét đẹp của văn hoá truyền thống. Mặt khác, cũng cần được giới chuyên môn nghiên cứu và đánh giá nghiêm túc, tránh việc mai một các yếu tố kiến trúc đặc trưng của nhà sàn, dẫn đến những sai lệch trong việc bảo tồn văn hoá kiến trúc truyền thống của nhà sàn dân tộc Mường – Hoà Bình.

Nả Yên Retreat Hòa Bình nằm ở mặt đường va bám dọc theo suối Bùi, Lương Sơn, Hòa Bình. Du khách hoàn toàn có thể lựa chọn các phương tiện như: Xe khách, ô tô hoặc xe máy đều rất thuận tiện.

Không gian bên trong

Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của Khu nghỉ dưỡng Nả Yên Retreat (Hòa Bình) với những ngôi nhà sàn truyền thống là sự giao thoa tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên và tiện nghi hiện đại đã mang đến những cảm xúc khác biệt cho người dân và du khách nơi đây.

Không chạy theo lối thiết kế homestay mang hơi hướng hiện đại đang ngày một thịnh hành, Nả Yên Homestay Hòa Bình chọn cho mình phong cách thiết kế của kiến trúc thời xưa với những đường nét thiết kế dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ với hình ảnh mái nhà tranh, bức tường gạch mộc và cả những chiếc ghế hộp thời bao cấp…

Những ngôi nhà sàn được phục dựng lại nguyên bản và đưa vào các tiện ích sử dụng theo tiêu chuẩn của khách sạn, để đảm bảo nhu cầu của du khách. Nơi đây sở hữu nhiều di tích danh lam nổi tiếng kể đến như: Hang Chổ, hang Núi Sáng, động Mãn Nguyện…

Thiết kế nhà sàn: Những căn nhà sàn bằng gỗ với những bức tường được làm bằng gạch thô, đá ong, gạch thất bát cổ hay đá đỏ kim bôi… đơn sơ nhưng đầy hoài niệm. Bức tường là điểm nhấn cho căn nhà sàn, làm tăng tính thẩm mỹ.

Thiết kế mái lá: KTS đã lựa chọn mái lá cho thiết kế nhà sàn. Loại mái này có nguồn gốc 100% từ tự nhiên, đảm bảo độ an toàn và thân thiện với môi trường. Mái lá không chỉ phù hợp với thiết kế tổng thể của căn nhà sàn mà còn giúp không gian sống trở nên mát mẻ, thông thoáng hơn đặc biệt là vào mùa hè. Với trọng lượng nhẹ, việc thi công và lắp đặt mái lá cũng dễ dàng hơn, giảm được đáng kể phần chi phí đầu tư.

Vì đặc thù là thiết kế nhiều gian nên nhà sàn tại Nả Yên Retreat bố trí nhiều cột gỗ lớn vững chắc để chống đỡ. Nội thất bên trong nhà sàn được làm đa phần là từ gỗ tự nhiên tối màu, tạo không gian sống cổ kính, mộc mạc. Không gian trong phòng luôn thông thoáng và được chiếu sáng tự nhiên từ nhiều những ô cửa sổ lớn hướng ra tứ phía thưởng thức khung cảnh núi non hùng vĩ. Phần giữa nhà sàn được bố trí một vài chỗ ngồi bệt, nơi du khách có thể quây quần trò chuyện.

“Gạch thất, bát cổ Bát Tràng ”

“Vòm đá ong Sơn Tây ” (ảnh trái), “Tường đá đỏ Kim Bôi ” (ảnh phải)

Không gian ngoài trời: Không chỉ khai thác cảnh đẹp núi rừng hùng vĩ của núi rừng Hòa Bình, trong khu Nả Yên còn trồng thêm rất nhiều cây xanh lớn quanh nhà, những vườn cây xanh mướt cùng khoảng sân xen lẫn thảm cỏ.

Tại đây, du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên một cách chân thực nhất.

Thay lời kết

Khi ngày càng nhiều những homestay tại Hòa Bình mang phong cách thiết kế hiện đại thì Nả Yên Retrear Hòa Bình lại chọn cho mình lối đi riêng với phong cách thiết kế Rustic cổ gồm những đường nét, kiểu dáng thiết kế quen thuộc, gắn liền với bao thế hệ nay được tái hiện đậm nét trong ngôi nhà.

Trong tương lai, Nả Yên Retreat sẽ đem đến một luồng gió mới tiếp thu tinh thần xuyên suốt “Truyền thống – Đương đại – Biết ơn mẹ thiên nhiên”, mang trong mình một phần kiến trúc truyền thống xen lẫn màu sắc đương đại gợi cho du khách những trải nghiệm thú vị, không đơn giản chỉ là nơi dừng chân của du khách khi đến với Hòa Bình mà hơn thế nữa còn là nơi vui chơi, gắn kết tuyệt vời cho du khách. Đây cũng là một hướng đi mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhà sàn truyền thống trong cuộc sống đương đại. Hy vọng, mô hình nghỉ dưỡng này sẽ được nhân rộng, góp phần đề cao yếu tố văn hoá bản địa trong văn hoá kiến trúc hiện đại.

ThS. KTS Nguyễn Thị Minh Phương
 

 

Các tin khác

Đắk Nông: Tổ chức Lễ phát động “ Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán năm 2024
Đắk Nông: Tổ chức Lễ phát động “ Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán năm 2024

MTXD - Ngày 17/5, tại TP.Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán năm 2024.

Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 98 của Quốc hội về lĩnh vực quy hoạch xây dựng trên địa bàn TP.HCM
Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 98 của Quốc hội về lĩnh vực quy hoạch xây dựng trên địa bàn TP.HCM

MTXD - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội là việc làm có ý nghĩa rất lớn, liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của TP.HCM. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp một số khó khăn vướng mắc về xác định vị trí, quy mô diện tích quỹ đất bố trí nhà ở xã hội…

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

MTXD - Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (kỳ cuối)
Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (kỳ cuối)

​MTXD - Thủ đô Bangkok Thái Lan đã và đang xây dựng năm giếng ngầm lớn có sức chứa lên...

Việt Nam – Trung Quốc “bắt tay” phát triển ngành công nghiệp Điện và Năng lượng
Việt Nam – Trung Quốc “bắt tay” phát triển ngành công nghiệp Điện và Năng lượng

MTXD - Chiều 16/5, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Phát triển ngành điện lực Trung Quốc – ASEAN Kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc.