Kiến trúc xanh là xu hướng thiết kế – thi công các công trình xây dựng giảm thiểu tối đa tác động tới thiên nhiên
MTXD - Môi trường ngày càng bị ô nhiễm, không khí trong lành dần bị thay thế bởi khói bụi và các mùi độc hại. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu chúng ta không thay đổi, môi trường trong tương lai sẽ ngày càng tệ hại hơn nữa. Vì vậy, xu hướng kiến trúc xanh cho nhà ở nói riêng và cảnh quan đô thị nói chung, đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành kiến trúc.
Kiến trúc xanh đã có được những hiệu quả tốt trong việc sử dụng các loại vật liệu, tiết kiệm năng lượng và góp phần không nhỏ vào việc giảm các tác động xấu cho môi trường, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của xây dựng đối với sức khỏe con người lẫn môi trường tự nhiên.
Theo chia sẻ của ông Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, kiến trúc xanh có nhiều khái niệm nhưng có thể hiểu một cách đơn giản là một cách tiếp cận mới trong xây dựng nhằm giảm thiểu tác động của các công trình đối với môi trường tự nhiên và con người, cố gắng tiết kiệm nguồn năng lượng thiên nhiên, bảo vệ đất, nước, không khí bằng cách lựa chọn vật liệu thân thiện với môi trường để tiến hành xây dựng.
Nguyên tắc quan trọng của kiến trúc xanh
Nguyên tắc quan trọng của kiến trúc xanh luôn luôn gắn liền với bốn giai đoạn thi công của bất cứ một công trình xây dựng nào. Bốn giai đoạn bao gồm:
Thứ nhất, áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng:
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng của tự nhiên. Hạn chế tối đa việc gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường. Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm tiêu hao. Có các biện pháp xử lý rác thải tránh gây ô nhiễm môi trường. Gió và mặt trời là hai nguồn năng lượng thay thế hoàn hảo có thể tạo ra điện lưới cho toàn khu vực. Đây là những nguồn năng lượng sạch, an toàn, tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường.
Thứ hai, cộng sinh với môi trường tự nhiên:
Khai thác kết hợp với bảo tồn, bù đắp, tái tạo cho thiên nhiên. Có các phương án chống chọi với sự biến đổi của khí hậu, môi trường. Hướng tới sử dụng các vật liệu xây dựng từ tự nhiên như tre, rơm đá, các sản phẩm không chứa chất độc hại, có thể tái sử dụng hoặc tái chế sau khi đã tháo gỡ công trình.
Thức ba, tạo lập môi trường sống tiện nghi, thoải mái cho con người thông qua các công trình xanh:
Công trình xanh cần đảm bảo các yếu tố: tiện nghi, trong lành, dễ chịu, lành mạnh phù hợp với văn hóa, tri thức, phong tục tập quán… Công trình cần giảm thiểu chất thải, tối ưu hóa trong việc vận hành và bảo trì
Thứ tư, phù hợp với môi trường lịch sử và văn hóa khu vực:
Tiếp tục kế thừa và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc nhưng vẫn đảm bảo hạn chế tác động tới thiên nhiên và môi trường.
5 tiêu chí đánh giá kiến trúc sinh thái xanh
Nói về tiêu chí kiến trúc xanh ở Việt Nam Hội KTS Việt Nam đã có bản Tuyên ngôn Kiến trúc xanh Việt Nam vào ngày 24.07.2011 với 5 tiêu chí cơ bản: Địa điểm bền vững; Sử dụng tài nguyên, năng liệu hiệu quả; Chất lượng môi trường công trình; Kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc; Tính xã hội và nhân văn.
Cả 5 tiêu chi trên được đánh giá qua hệ thống các vấn đề sau:
Địa điểm, quy hoạch mặt bằng thi công:
Lựa chọn địa điểm quy hoạch thuận lợi, ít tác động tới thiên nhiên, giảm thiểu chi phí.
Hạn chế gây ra những biến đổi về thổ nhưỡng, địa mạo, cảnh quan, hệ sinh thái. Hạn chế can thiệp vào tự nhiên.
Xây dựng các công trình cần đi đôi với công tác bù đắp, tái tạo, môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển, hòa nhập với môi trường tự nhiên và nhân văn.
Thiết kế kiến trúc
Cấu trúc không gian của công trình cần phải thích ứng được với khí hậu, tiện nghi phù hợp với tâm lý sử dụng của con người, áp dụng nguyên tắc “ĐỆM” và hệ thống “MỞ”.
Vật liệu xây dựng: thân thiện, không ô gây ô nhiễm, có thể tái sử dụng sau khi tháo gỡ công trình.
Thiết kế nội thất: đáp ứng nhu cầu sử dụng, phù hợp với phong tục, tập quán, tâm lý người dùng.
Hệ thống kỹ thuật – công nghệ xanh:
Có biện pháp xử lý và kiểm soát chất thải, không làm tổn hại, ô nhiễm môi trường.
Nguồn năng lượng sạch, có thể sử dụng lâu dài, tái sử dụng.
Khai thác, sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm.
Quá trình vận hành – quản lý và sử dụng:
Quá trình này cần xuyên suốt toàn bộ vòng đời kiến trúc của một công trình, bao gồm 4 giai đoạn như đã kể trên.
PHAN TÚ
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.