Lạng Sơn chuyển mình mạnh mẽ với bao đổi thay

​MTXD - Quê hương Lạng Sơn, miền đất thiêng liêng nơi chứa đựng bao dấu tích lịch sử đầy hào hùng, những chiến công hiển hách của quân và dân ta với niềm tự hào khôn siết. Tiếp nối hào khí cách mạng truyền thống đang chảy trong huyết mạch của mỗi thế hệ người dân, Lạng Sơn đang từng ngày đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ, vững bước đi lên.

MTXD - Quê hương Lạng Sơn, miền đất thiêng liêng nơi chứa đựng bao dấu tích lịch sử đầy hào hùng, những chiến công hiển hách của quân và dân ta với niềm tự hào khôn siết. Tiếp nối hào khí cách mạng truyền thống đang chảy trong huyết mạch của mỗi thế hệ người dân, Lạng Sơn đang từng ngày đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ, vững bước đi lên.

Tự hào miền quê Cách mạng Lạng Sơn với truyền thống bất khuất của ông cha ta.

Ngày 15/7/2009, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 08/NQ-HĐND về công bố ngày 4/11/1831 là ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện, 1 thành phố với 200 xã, phường, thị trấn. Trải qua chặng đường 193 năm phát triển với bao thăng trầm, từ một tỉnh miền núi, biên giới, xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng đô thị lạc hậu, đời sống của Nhân dân gặp nhiều khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đến nay, Lạng Sơn đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một vùng quê trù phú, diện mạo đô thị hiện đại, đáng mơ ước.

Năm 2023 vừa qua, không nằm ngoài "vòng xoáy" phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, nhiều thách thức mới, gay gắt hơn. Nhưng không vì thế mà toàn tỉnh chùn bước, phát huy tinh thần anh hùng cách mạng, Lạng Sơn đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (năm 1986), kinh tế Lạng Sơn đã có những chuyển biến tích cực, từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục, đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt, chính trị - xã hội, an ninh -  quốc phòng ổn định, vững chắc.

Trong từng giai đoạn, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã có sự vận dụng sáng tạo, có biện pháp thích hợp để phát huy lợi thế, nắm bắt các cơ hội, lựa chọn các ngành, các lĩnh vực trọng tâm để tập trung đầu tư, tạo động lực đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch khá tích cực và ngày càng hợp lý hơn, vừa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa tạo ra các cân đối mới để phát triển ổn định, bền vững hơn.

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh, kết quả năm 2023 cho thấy sự phát triển đa dạng của kinh tế tỉnh, với tăng trưởng GRDP (tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn) ước tính ở mức 7,0%. Cụ thể, nông lâm nghiệp tăng 6,55%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,18%, và dịch vụ tăng 6,77%. Đồng thời, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm cũng tăng 5,39%.

Về cơ cấu kinh tế, nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,74%, công nghiệp - xây dựng 23,58%, dịch vụ 47,44%, và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 4,24%. GRDP bình quân đầu người đạt 59,8 triệu đồng.

Phát huy thế mạnh trồng chè ở huyện Bình Gia (Lạng Sơn).

Trong sản xuất nông nghiệp, các chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 tiếp tục phát huy hiệu quả; tổ chức rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.

Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được thực hiện đúng quy định mới ban hành, các sản phẩm sau khi được công nhận đã đem lại những chuyển biến tích cực về giá trị sản phẩm, quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu, đã công nhận mới 26 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm được chứng nhận OCOP lên 110 sản phẩm.

Lâm nghiệp được chú trọng, đẩy mạnh trồng rừng gắn với chế biến, tiêu thụ.

Công tác thủy lợi và cung ứng giống, vật tư đã được đảm bảo kịp thời. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, với giảm đàn trâu nhưng tăng đàn bò, lợn và gia cầm. Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được tăng cường, không xuất hiện ổ dịch lớn.

Song song, sản xuất công nghiệp cơ bản ổn định, tiếp tục phục hồi, tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 ước tăng 7,68% so với cùng kỳ. Sản lượng 9/13 sản phẩm công nghiệp chủ yếu hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Công tác thẩm định, thành lập các cụm công nghiệp đạt hiệu quả cao, đến nay đã có 06 cụm công nghiệp được thành lập, quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn được nhà đầu tư, đủ điều kiện triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; đang thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư cụm công nghiệp Na Dương 1, Na Dương 3; hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Minh Sơn, cụm công nghiệp phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ. Hoàn thành, đưa vào vận hành dự án thủy điện Bản Lải, thủy điện Bản Nhùng; tiếp tục hướng dẫn nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý các dự án đầu tư công được tập trung thực hiện quyết liệt; các dự án trọng điểm được tập trung tổ chức thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực; các dự án chậm tiến độ chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, năng lực của Nhà đầu tư, thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn kéo dài. Đã khởi công 10/11 dự án khởi công mới năm 2023; các dự án chuyển tiếp cơ bản theo tiến độ, kế hoạch, tuy nhiên có 15/38 dự án chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục phê duyệt thiết kế chi tiết, điều chỉnh dự án.

Kinh tế cửa khẩu được tập trung điều chỉnh, phát triển.

Về phát triển kinh tế cửa khẩu, UBND tỉnh Lạng Sơn đã lập điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đến năm 2030, cùng nhiều dự án khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ngoài việc tuyên truyền giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực công tác, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tỉnh ủy cũng đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung khảo sát, nghiên cứu xây dựng tổ chức bộ máy, đồng thời đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi bộ đảng, các tổ chức chính trị xã hội và người tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố.

Công tác an sinh xã hội luôn được tỉnh quan tâm chăm lo ngày càng tốt hơn. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm lãnh đạo thường xuyên, mức đầu tư mỗi năm đều tăng cao. Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Lạng Sơn luôn chú trọng củng cố quốc phòng an ninh; thực hiện tốt công tác đối ngoại, trong đó tăng cường hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc)…

Những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội chính là minh chứng rõ nét nhất cho ý chí, tinh thần của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Lạng Sơn trong phát huy truyền thống, đoàn kết đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Sự thay đổi diện mạo nơi quê hương cách mạng càng tạo thêm động lực cho toàn Đảng, toàn Nhân dân Lạng Sơn phấn đấu, vững bước đi lên trên chặng đường đổi mới.

Trần Hương – Thanh Hà

 

Các tin khác

Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 98 của Quốc hội về lĩnh vực quy hoạch xây dựng trên địa bàn TP.HCM
Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 98 của Quốc hội về lĩnh vực quy hoạch xây dựng trên địa bàn TP.HCM

MTXD - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội là việc làm có ý nghĩa rất lớn, liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của TP.HCM. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp một số khó khăn vướng mắc về xác định vị trí, quy mô diện tích quỹ đất bố trí nhà ở xã hội…

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

MTXD - Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (kỳ cuối)
Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (kỳ cuối)

​MTXD - Thủ đô Bangkok Thái Lan đã và đang xây dựng năm giếng ngầm lớn có sức chứa lên...

Việt Nam – Trung Quốc “bắt tay” phát triển ngành công nghiệp Điện và Năng lượng
Việt Nam – Trung Quốc “bắt tay” phát triển ngành công nghiệp Điện và Năng lượng

MTXD - Chiều 16/5, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Phát triển ngành điện lực Trung Quốc – ASEAN Kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc.

Tối ưu hóa hệ thống quản trị trong thời đại số
Tối ưu hóa hệ thống quản trị trong thời đại số

MTXD - Ngày 16/5, tại Hà Nội Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội (SCE) - Trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội phối hợp với Tập đoàn Mutosi Việt Nam, IC Việt Nam tổ chức Hội thảo tối ưu hóa hệ thống quản trị trong thời đại số.