Liên Hợp Quốc nêu giải pháp cho cuộc khủng hoảng nước toàn cầu

MTXD - Báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) thì, mặc dù nước ngầm chiếm 99% tổng lượng nước ngọt đang chảy trên Trái đất, nhưng nó thường bị định giá thấp, quản lý không đúng cách và khai thác quá mức.

MTXD - Báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) thì, mặc dù nước ngầm chiếm 99% tổng lượng nước ngọt đang chảy trên Trái đất, nhưng nó thường bị định giá thấp, quản lý không đúng cách và khai thác quá mức.

Ưu tiên cải thiện sử dụng và quản lý nước ngầm

“Nước ngầm là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, vô hình nhưng không thể thiếu đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta”, bà Audrey Azoulay - Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dụcKhoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc cho biết trong ấn bản mới nhất Báo cáo Phát triển Nước Thế giới của Liên Hợp Quốc (WWDR).

Nhấn mạnh gần 50% dân số đô thị trên thế giới sống phụ thuộc vào các nguồn nước dưới đất, bà Azoulay chỉ ra rằng, ngày càng nhiều tầng chứa nước bị ô nhiễm, khai thác quá mức và khô cạn bởi con người, đôi khi gây ra những hậu quả không thể cứu vãn được.

Tại lễ khai mạc Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ IX ở Dakar, Senegal vào ngày 21/3 vừa qua, các tác giả đã cho thấy tiềm năng to lớn của nước ngầm, sự cần thiết phải quản lý nước ngầm một cách bền vững và kêu gọi các quốc gia giải quyết các cuộc khủng hoảng nước hiện tại và tương lai trên toàn cầu.

Các mối tương tác chính giữa nước ngầm và biến đổi khí hậu cho thấy rõ tác động trực tiếp và gián tiếp của mối quan hệ này. Ảnh: UNESCO

Ngoài việc cung cấp nước để uống và cho các mục đích sinh hoạt khác, khoảng 25% nước cần thiết để tưới cho cây trồng. Hơn nữa, việc sử dụng nước được dự báo sẽ tăng khoảng 1% hàng năm trong vòng 30 năm tới và sự phụ thuộc vào nước ngầm dự kiến sẽ tăng lên cùng với tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Báo cáo cho rằng, việc khai thác nước ngầm bền vững hơn là điều cần thiết để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của dân số toàn cầu ngày càng tăng và để giải quyết các cuộc khủng hoảng năng lượng và khí hậu toàn cầu.

Ông Gilbert Houngbo, Chủ tịch UN-Water và Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) cho biết, cải thiện cách chúng ta sử dụng và quản lý nước ngầm là một ưu tiên cấp thiết nếu chúng ta đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) vào năm 2030.

“Những người ra quyết định phải bắt đầu tính đến những biện pháp quan trọng mà nước ngầm có thể giúp đảm bảo khả năng phục hồi của cuộc sống và các hoạt động của con người trong một tương lai với tình hình khí hậu ngày càng khó lường”, ông Houngbo nhấn mạnh.

Khuyến nghị khai thác tiềm năng nước ngầm

Theo báo cáo, chất lượng nước ngầm khiến nó trở nên an toàn và giá cả phải chăng mà không yêu cầu mức độ xử lý tiên tiến. Hơn nữa, đầu tư để cải thiện chất lượng nước ngầm là cách tiết kiệm chi phí nhất để cung cấp nước an toàn cho các làng quê và có thể đóng vai trò như một chất xúc tác tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng diện tích tưới tiêu, cải thiện năng suất nông nghiệp và đa dạng cây trồng.

Nguồn nước ngầm không phải cứ thích là khoan

Về mặt thích ứng với biến đổi khí hậu, các hệ thống tầng chứa nước có thể được sử dụng để cải thiện nguồn nước ngọt quanh năm, vì chúng bốc hơi ít hơn nhiều so với các hồ chứa trên bề mặt.

Từ việc thu thập dữ liệu để tăng cường các quy định về môi trường và củng cố nguồn nhân lực, vật lực và tài chính, báo cáo đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm khai thác tiềm năng to lớn của nước ngầm.

Các tác giả cho rằng việc thu thập dữ liệu và thông tin - thường là trách nhiệm của các cơ quan nước ngầm và địa phương - có thể được hỗ trợ bởi khu vực tư nhân. Các công ty tư nhân được khuyến khích chia sẻ những dữ liệu và thông tin này với các chuyên gia trong khu vực công.

Bởi vì thực tế không thể đảo ngược, cần tránh làm ô nhiễm nước ngầm và bản chất vô hình của nước ngầm khiến việc truy tố những người gây ô nhiễm khó khăn hơn. WWDR nhấn mạnh, việc ngăn ngừa ô nhiễm đòi hỏi phải sử dụng đất phù hợp và các quy định về môi trường thích hợp, đặc biệt là trên các khu vực tái tạo tầng chứa nước, thúc đẩy các chính phủ, với tư cách là những người giám sát tài nguyên; phải đảm bảo việc tiếp cận và lợi ích từ nước ngầm được phân phối công bằng.

Người đứng đầu UNESCO cho hay, nâng cao kiến thức và phát triển năng lực là chưa đủ. Để bảo vệ các tầng chứa nước, chúng ta cũng cần đổi mới về các biện pháp can thiệp kỹ thuật, cải cách thể chế và luật pháp, cải thiện tài chính và thay đổi hành vi.

                                                                                                                                                                                                              PV t/h từ UN News

 

Các tin khác

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Dùng phế phẩm sản xuất dung dịch tẩy rửa hữu cơ thân thiện môi trường
Dùng phế phẩm sản xuất dung dịch tẩy rửa hữu cơ thân thiện môi trường

MTXD - Nhóm bạn trẻ đã sử dụng các loại nguyên liệu từ rác hữu cơ như các loại rau xanh, vỏ trái cây và mật mía làm nguyên liệu tạo dung dịch enzyme tẩy rửa đa năng an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường.

Hoàng Mai- Hà Nội: Cần quyết liệt xử lý các trạm trộn bê tông, nhà xưởng xây dựng trái phép
Hoàng Mai- Hà Nội: Cần quyết liệt xử lý các trạm trộn bê tông, nhà xưởng xây dựng trái phép

Hiện nay, tại khu vực ven sông Hồng thuộc địa bàn phường Trần Phú và phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội hàng loạt trạm trộn bê tông, nhà xưởng hoạt động rầm rộ nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, vi phạm pháp luật về đê điều, đất đai và không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường,

Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’
Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’

MTXD - Với mong muốn góp phần giúp đỡ các gia đình có con nhỏ giảm nhẹ gánh nặng chi phí tiêm chủng, đồng thời nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng hạn cho người dân tại Việt Nam, Tiêm chủng Long Châu cho ra mắt dịch vụ “Mua trọn gói - Trả từng phần” với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Tổng Công ty Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai
Tổng Công ty Điện lực miền Trung bị đề nghị xử lý vi phạm về đất đai

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum mới ban hành Kết luận thanh tra về việc, giao đất cho Công ty Điện lực 3 Đà Nẵng ( Nay là Tổng Công ty Điện lực miền Trung) theo Quyết định số 552/QĐ-UBND ngày 26/51994 của UBND tỉnh.