Liên Hợp Quốc thành lập nhóm chuyên gia mới: Thúc đẩy “cuộc chiến” với biến đổi khí hậu

​ MTXD - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres vừa kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân, các thành phố, các bang và khu vực nỗ lực hơn nữa để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời thành lập một nhóm chuyên gia mới để hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0.

 MTXD - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) António Guterres vừa kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân, các thành phố, các bang và khu vực nỗ lực hơn nữa để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời thành lập một nhóm chuyên gia mới để hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0.

Cơ hội đạt được mục tiêu 1,5 độ C có nguy cơ đóng lại

Lời kêu gọi trên được ông Guterres đưa ra khi ông công bố sáng kiến mới của mình nhằm phát triển các tiêu chuẩn mạnh mẽ hơn cho các cam kết phát thải ròng bằng 0 của các đối tác dưới cấp chính phủ quốc gia trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu (BĐKH).

Ông Guterres cảnh báo: “Mặc dù những cam kết hành động vì khí hậu ngày càng gia tăng, nhưng lượng khí thải toàn cầu đang ở mức cao nhất. Các nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy, BĐKH đang gây ra sự tàn phá ở khắp các vùng miền. Chúng ta đang chạy đua với thời gian để hạn chế nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C và chúng ta đang bị bỏ lại”.

Ông nhấn mạnh, các chính phủ phải chịu trách nhiệm lớn nhất để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào giữa thế kỷ này, đặc biệt là các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế lớn (G20). Tuy vậy, chúng ta cũng rất cần các doanh nghiệp, nhà đầu tư, thành phố, các bang và vùng miền thực hiện các cam kết mà họ đã đưa ra.

Nông dân phải di dời vì lũ lụt ở Old Fangak, Nam Sudan

Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) khẳng định, gần một nửa nhân loại đã ở trong vùng nguy hiểm. Theo người đứng đầu LHQ, nếu lượng khí thải không giảm mạnh trong thập kỷ này, thì cơ hội để đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt ở ngưỡng 1,5 độ C sẽ bị đóng lại mãi mãi. Điều đó sẽ là thảm họa cho tất cả mọi người.

Khuyến nghị 4 lĩnh vực cho sự toàn vẹn môi trường

Tại Hội nghị về BĐKH của Liên Hợp Quốc (COP26) ở Glasgow, Anh vào năm ngoái, Tổng thư ký LHQ đã nhấn mạnh yêu cầu rõ ràng về các tiêu chuẩn và tiêu chí mạnh mẽ hơn, đáng tin cậy hơn để đo lường, phân tích và báo cáo về cam kết phát thải ròng bằng không của các đối tượng phi Nhà nước. Việc thành lập Nhóm chuyên gia mới để hiện thực hóa cam kết trên là một bước quan trọng để đáp ứng nhu cầu đó.

“Chúng ta đã thực hiện một bước để đáp ứng nhu cầu trên và đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về tính toàn vẹn và minh bạch của môi trường. Để ngăn chặn thảm họa khí hậu, chúng ta cần có những cam kết táo bạo nhưng phải được thực hiện bằng hành động cụ thể, có thể đo lường được”, ông Guterres chỉ rõ.

Theo ông, cần tăng cường trách nhiệm giải trình xung quanh việc thực hiện các mục tiêu để đạt được mức phát thải ròng bằng 0, điều đó sẽ giúp cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải.

Các khuyến nghị của nhóm chuyên gia về tham vọng lớn hơn và sự toàn vẹn môi trường sẽ đề cập đến 4 lĩnh vực: Các tiêu chuẩn và định nghĩa hiện tại để thiết lập các mục tiêu phát thải ròng bằng 0; Tiêu chí tín nhiệm được sử dụng để đánh giá các mục tiêu, đo lường và báo cáo về các cam kết phát thải ròng bằng 0; Quy trình xác minh và tính toán tiến độ đối với các cam kết phát thải ròng bằng không và báo cáo kế hoạch loại bỏ carbon và một lộ trình chuyển đổi các tiêu chuẩn và tiêu chí thành các quy định cấp quốc gia và quốc tế.

Nhóm chuyên gia đạt được cân bằng về giới và sẽ có sự tham gia của các chuyên gia có uy tín và độc lập từ khắp các quốc gia và khu vực. Họ sẽ làm việc trong các lĩnh vực cá nhân của mình. LHQ mong muốn, Nhóm chuyên gia sẽ tham khảo ý kiến rộng rãi, sâu rộng và minh bạch để lắng nghe quan điểm và cách nhìn của tất cả các bên liên quan.

Theo bà Catherine McKenna, cựu Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada - Chủ tịch của Nhóm chuyên gia, việc các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các thành phố và khu vực gần đây đồng loạt đưa ra các cam kết phát thải ròng bằng không sẽ rất quan trọng đối với mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C và xây dựng một thế giới an toàn và lành mạnh, nhưng điều này chỉ có thể xảy ra khi tất cả các cam kết đều có kế hoạch minh bạch, có các hành động mạnh mẽ sớm được triển khai và thực hiện trọn vẹn.

Theo Báo TN&MT

 

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.

TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024

MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.

Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn

Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.

MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân

MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.