Mục tiêu phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường
MTXD - Phát triển kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), đây là hoạt động cần thiết, góp phần quan trọng nâng cao vai trò của Việt Nam trong phát triển bền vững kinh tế biển, thích ứng với BĐHK, đó là mục tiêu quốc gia cần sự nỗ lực vào cuộc của rất nhiều thành phần kinh tế - xã hội.
Ảnh minh họa (Nguồn sưu tầm)
Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) xác định:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp về phát triển bền vững kinh tế biển, v.v.
2. Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển. Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực và chuyển giao tri thức về biển.
3. Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển. Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến; đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển. Ưu tiên đầu tư cho công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực biển; hình thành các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học biển, khai thác đáy biển sâu, công nghệ vũ trụ trong giám sát biển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, v.v.
4. Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển. Qua đó, nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu biết về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai cho học sinh, sinh viên trong tất cả bậc học, cấp học. Phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao; có chính sách thu hút nhân tài, từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đạt trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương, v.v.
5. Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Hoàn thiện tổ chức các lực lượng bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đất nước, v.v.
6. Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển, v.v.
7. Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh. Đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ động thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến từ các nước phát triển, v.v.
Kinh tế đại dương bền vững, là một khái niệm mới dùng để chỉ sự phát triển của các hoạt động kinh tế biển một cách tổng hợp và bền vững. Kinh tế biển bao gồm các lĩnh vực kinh tế khác nhau: năng lượng tái tạo, du lịch biển và ven biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, quản lý chất thải và bảo tồn biển.
Cách tiếp cận kinh tế biển bền vững thường vượt ra ngoài việc coi đại dương là nơi cung cấp các nguồn lực kinh tế duy nhất, mà còn kêu gọi bảo vệ và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khi tìm cách cải thiện phúc lợi của con người và công bằng xã hội. Cách tiếp cận như vậy phải lường trước và kết hợp đầy đủ các tác động của biến đổi khí hậu và đảm bảo rằng các hoạt động ứng phó với Covid-19-19 (kể cả các gói cứu trợ kinh tế) sẽ đóng góp vào việc phục hồi tốt hơn, vì một nền kinh tế biển công bằng, bền vững và có khả năng chống chịu hơn.
Ảnh minh họa (Nguồn sưu tầm)
Đối với các quốc gia đang phát triển và dễ bị tổn thương, việc xây dựng các chiến lược thích ứng đầy đủ và nâng cao khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương là điều vô cùng quan trọng do những cộng đồng này phải chịu tác động của BĐKH và khủng hoảng Covid-19; đồng thời họ cũng bị tổn thương do thiếu nguồn tài chính, sinh kế thay thế hạn chế, thiếu mạng lưới an sinh xã hội và an ninh lương thực. Nếu không tiến hành các biện pháp thích ứng, theo các số liệu dự báo, mực nước biển dâng sẽ làm tăng rủi ro bão, lũ và ngập úng làm hàng triệu người phải di dời, gây thiệt hại đáng kể đến mạng sống, tài sản, cơ sở hạ tầng, sinh kế và môi trường sống, đe dọa an ninh lương thực do đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm và các hệ thống phân phối.
Tiếp cận nguồn tài chính là điều vô cùng quan trọng để phát triển tốt hơn sau khủng hoảng Covid-19 và giải quyết các vấn đề BĐKH nhằm đảm bảo một nền kinh tế biển có khả năng chống chịu khí hậu và đạt được các mục tiêu SDG 13 và 14. Các quốc gia đã phát triển cam kết huy động nguồn tài chính khí hậu 100 tỷ USD mỗi năm tới năm 2020 cho các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư trên thực tế vẫn chưa đạt được mức này. Kinh tế biển thường bị sao lãng trong các biện pháp kích cầu Covid-19 cho tới nay, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang có các tác động nghiêm trọng đối với người lao động, các cộng đồng và các lĩnh vực phụ thuộc vào Kinh tế biển. Trong thập kỷ này, các quốc gia sẽ cần tìm hiểu các cơ hội và nguồn tài chính khí hậu khác nhau, ví dụ huy động nguồn tài chính đòn bẩy từ khu vực tư nhân, nghiên cứu trái phiếu xanh và triển khai các chương trình bảo hiểm rủi ro khí hậu.
Theo các số liệu từ Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới, Việt Nam có hơn 70 triệu người (khoảng 72% tổng dân số) sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. 83% sản lượng gạo trong nước cũng tập trung ở các tỉnh đồng bằng và ven biển thấp. Đây cũng là khu vực phát triển năng động của cả nước.
Tuy nhiên, hiện nhiều thành phố và đồng bằng ven biển đang bị sụt lún ở tốc độ đôi khi còn cao hơn nhiều tốc độ mực nước biển dâng do các nguyên nhân tự nhiên và con người, và cơ sở hạ tầng đô thị đang gặp áp lực lớn. Các rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu cũng là một vấn đề đáng quan ngại mới quan trọng. BĐKH đã làm trầm trọng hơn và tạo ra các rủi ro an ninh toàn cầu, khu vực và quốc gia bao gồm các áp lực di cư, tái định cư và xung đột tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng khan hiếm.
Chính trong bối cảnh đó, Việt Nam đã chọn phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng quốc tế.
Với vai trò là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 cùng với cam kết trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo hòa bình, an ninh, phục hồi và xây dựng lại tốt hơn sau đại dịch Covid-19, giải quyết vấn đề ô nhiễm đại dương và rác thải nhựa đại dương vì một nền kinh tế biển bền vững và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH). Đồng thời tiếp tục khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Tháng 12 tới đây, Việt Nam đăng cai chủ trì tổ chức hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với BĐKH nhằm thể hiện vai trò của mình trong phát triển bền vững kinh tế đại dương, thích ứng với BĐKH; chung tay giải quyết các vấn đề thách thức chung toàn cầu.
VŨ LAM (T/h)
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
TP.HCM: Trao danh hiệu Doanh nghiệp Xanh năm 2024
MTXD - Ngày 29/8/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng, tổ chức Lễ trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”. Đây là hoạt động hướng đến Diễn đàn kinh tế thành phố lần thứ 5 diễn ra từ 24/9/2024 đến 27/9/2024.
Huyện Hải Lăng ( Quảng Trị) : Lập biên bản yêu cầu công ty CP Thiên Tân giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngày 20/8/2024, Ban QLDA, PTQĐ&CCN huyện Hải Lăng tổ chức làm việc với Công ty cổ phần Thiên Tân về việc tập kết sản phẩm ống cống không đúng nơi quy định; xe vận chuyển nguyên, vật liệu gây ra bụi; xe có trọng lượng lớn gây sụt lún điểm đấu nối giữa Quốc lộ 1A với tuyến đường quy hoạch RD-2 Cụm côn
Quảng Nam: Nhiều trường học dọn dẹp môi trường chuẩn bị năm học mới.
MTXD - Những ngày trước khai trường, nhiều trường học ở các địa phương tỉnh Quang Nam đã tổ chức cho học sinh đến nhận lớp, dọn vệ sinh, chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk): Chỉ đạo kiểm tra hoạt động đốt than của các hộ dân
MTXD - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn ( Đắk Lắk ) vừa chỉ đạo, UBND xã Ea Bar kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của người dân về hoạt động đốt lò than tự phát gây ô nhiễm môi trường.