Mỹ thuật và tính thời đại trong bối cảnh đào tạo của các trường đại học chuyên ngành

​MTXD - Một ngày thu đầy ắp nặng cùng thời gian này 15 năm trước, tôi đã tìm tới một ngôi trường Đại học mà mình chưa biết tên và tìm tới văn phòng khoa Xây dụng – Kiến trúc (tiền thân của khoa Kiến trúc hiện nay). Thấm thoát, sự gắn bó ấy đã trải qua quãng dài tuổi trẻ.

MTXD - Một ngày thu đầy ắp nặng cùng thời gian này 15 năm trước, tôi đã tìm tới một ngôi trường Đại học mà mình chưa biết tên và tìm tới văn phòng khoa Xây dụng – Kiến trúc (tiền thân của khoa Kiến trúc hiện nay). Thấm thoát, sự gắn bó ấy đã trải qua quãng dài tuổi trẻ.

Ngả đường dẫn lối tới ngôi trường khi ấy gập ghềnh, nhuốm màu bụi đất, năng gió. Cũng giống như thế, con đường dẫn lối tới giáo dục và trí thức phải trải qua biết bao chông gai, để tới khi chạm vạch đích rồi, dấu chân ta dâng trào niềm vui, sự hân hoan, tỉnh thần lạc quan vào tương lai phía trước. Nhiều thế hệ sinh viên đã trưởng thành từ ngôi nhà chung mang tên khoa Kiến trúc. Dấu mốc 5 năm thành lập non trẻ, 10 năm vững vàng, 15 năm tạo dựng vị trí trong cộng đồng đào tạo, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng. Từ mái nhà chung Kiến Kinh Công biết bao kiến trúc sư, tư vấn giám sát, quản lý dự án, nhà quy hoạch đô thị, doanh nhân hay thế hệ truyền tải kiến thức đã trưởng thành và đặt chân tới muốn néo đường.

Sinh viên kiến trúc HUBT được trang bị kiến thức có hệ thống, chất lượng, không ngừng đổi mới, tiếp cận nhiều phương pháp, thực hành các kỹ năng Mỹ thuật cũng vậy, đây là một trong những bộ môn cơ sở được giảng dạy từ học kỳ 2 năm thứ nhất. Sau nhiều lần thay đổi, chỉnh lý, bổ sung, hiện nay các học phần vẫn đang tiếp tục cập nhật cùng xu hướng đào tạo của xã hội . Trong kỷ nguyên 40, trí tuệ nhân tạo AI, không gian ảo đang phát triển cực thịnh hiện nay, con người đã tạo ra những công cụ giải phóng sức lao động, hỗ trợ tư duy cho chính mình. Nhưng đồng thời chúng ta cũng nhận ra rằng máy tính dẫu linh hoạt, chính xác đến thể nào, cũng chỉ là một công cụ hữu ích, thay thế hoặc giảm tải phần việc thủ công cho con người. Chính cảm xúc và cái đầu thông minh sẽ đưa ra quyết định về việc sử dụng công nghệ linh hoạt, sao cho “thông minh” nhất. Kĩ thuật vẽ trên máy có thể học nhưng cảm xúc cần được dẫn dắt, khơi gợi từ việc giảng dạy, truyền thụ Trong hai năm đại dịch Covid, việc học mỹ thuật online vẫn diễn ra theo kế hoạch đào tạo. Quy trình 1 tiết học online gom có.

  • Giảng viên chia sẻ hình ảnh mẫu tĩnh vật, yêu cầu của bài tập điều khắc – trang trí, cùng sinh viên thảo luận, phân tích mẫu, thể hiện.
  • Sau mỗi tiết, cả lớp gửi ảnh chụp bài vẽ lên nhóm, giáo viên chia sẻ hình ảnh và chữa bài bằng công cụ bút vẽ.
  • Bài vẽ ngoài trời được thay thế bằng việc sinh viên tự tìm không gian qua sự hướng dẫn chọn góc, cắt góc trực tiếp qua zoom của giảng viên Cuối tiết học, cả lớp gửi ảnh bài vẽ để chấm điểm.

Ưu điểm việc học online là sinh viên chủ động, thể hiện sự tập trung, làm việc độc lập nhưng lại hạn chế về cảm xúc, sự tương tác, các bài vẽ giống nhau về bố cục, tạo hình, nguồn sáng.

Theo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mỹ thuật đã được đưa vào chương trình, trở thành một trong những môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9 Từ các cấp học, chương trình đã đưa kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu hướng học sinh tới việc xác định mục tiêu học tập, định hướng ngành học, phát hiện tố chất của người học. Môn học này giúp học sinh phát triển khả năng ghi nhớ, quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới, khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật, thể hiện cái tôi cá nhân, cá tính sáng tạo. Tại các trường Đại học, đây được coi là một trong những môn học quan trọng. Môn học giúp sinh viên phát triển khả năng sáng tạo, tư duy và hiểu biết về cuộc sống xung quanh tốt hơn. Ngoài ra, sinh viên sẽ được tiếp cận với các kĩ năng về thị giác và không gian - những kĩ năng rất quan trọng cần phải có của người học. Những kiến thức như vậy cần có “đủ” thời gian học nhất định để “ngắm”.

Theo số liệu thống kê, lượng tín chỉ của môn mỹ thuật tại một số trường đại học kiến trúc-xây dựng từ năm 2017 có sự chên lệc như sau: 

Khoa kiến trúc HUBT từ khi thành lập (2008) chỉ dành 4 tín chỉ cho mỹ thuật, sau tăng lên 6 tín chỉ (khi bổ sung học phần Điêu khắc và Trang trí mỹ thuật). Hiện nay rút xuống, quay về 4 tin chỉ cho môn học này, và đang tiếp tục bổ sung thêm phần kiến thức – thực hành cho nội dung Nội thất kiến trúc, để triển khai ngaytrong năm học này là điều bất cập. Qua kinh nghiệm khi đối chiếu với các trường đại học đào tạo chuyên mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng hay các trường kiến trúc xây dựng thì mỹ thuật là bộ môn cần có đủ kiến thức, kỹ năng, sự tinh tế, mỹ, tư duy nhất định, cộng với việc học hỏi kỹ thuật bổ trợ từ nhiều bộ môn khác Trên thực tế giảng dạy của tôi từ khóa AR13 đến nay (AR28 sẽ học từ tháng 01/2024), việc rút gọn và tinh giản bộ môn sẽ dẫn đến nhiều hạn chế. Tuy rằng, hiện nay khoa đang giao cho bộ môn lên kế hoạch dự thảo để bổ sung kiến thức thông qua các bài tập, thực hành kỹ năng phục vụ cho phân đoạn thiết kế nội thất kiến trúc, nhưng việc này sẽ ảnh hưởng tới thời lượng – chất lượng, luyện tập bài tập mỹ thuật cơ bản, trong đó có hình họa, vẽ tĩnh vật, thực hành kỹ thuật, kĩ năng xử lý trên các chất liệu. Nói đúng hơn là sinh viên học nhiều nhưng không sâu, không kể.

Có một thực tế là, đầu vào của sinh viên Kiến trúc trường ta không đồng đều qua mỗi mùa tuyển sinh Số lượng lớp học, lượng sinh viên học ít. Sau 1 đến 2 năm, số sinh viên chuyển ngành, thôi học, bảo lưu cũng chiếm 1 tỉ trọng đáng kể. Việc đưa nội dung thiết kế nội thất trong chương trình đào tạo trong năm học 2023 – 2024 này cần có sự đánh giá, bao quát và định hướng cụ thể, dài hạn. Một số giải pháp nhằm tích hợp nội dung này vào chương trình học gồm có.

  • Thành lập bộ môn mới hoặc các học phần đứng độc lập, mà trong đó nội dung giảng dạy có sự tham vấn, đóng góp ý kiến của các giảng viên chuyển ngành, giảng viên các bộ môn.
  • Tham khảo chất lượng dạy từ các đơn vị khác, dựa trên điểm mạnh yếu thu nhận được, chủng ta sẽ đưa ra nội dung dạy hiệu quả cho đơn vị mình Khi việc đào tạo diễn ra có kế hoạch và kết quả cụ thể, ứng dụng ngay từ các thiết kế của sinh viên khoa có thể mở thêm mã ngành mới mà tiềm năng tuyển sinh, phát triển là rất lớn.
  • Sinh viên được trang bị kiến thức sâu về lịch sử thiết kế, nguyên tắc – quy luật và phương pháp mỹ thuật trong thiết kế nội thất, tính thẩm mỹ trong mỹ thuật – kiến trúc Bộ môn cần đảm nhiệm sẽ là Lịch sử kiến trúc, Mỹ học. Thiết kế nội ngoại thất, Cơ sở kiến trúc, Tin học.
  • Đồ án riêng thể hiện các thiết kế nội thất mang tính ứng dụng cho các đầu sản phẩm cụ thể 2 – 3 đồ án.

Thiết kế nội thất cafe Ban Mê ( Ảnh minh họa-Internet)

Một số trường đào tạo ngành riêng mang tên Kiến trúc nội thất, chứ không tích hợp kiến thức vào các bộ môn và đưa vào hệ thống đồ án như khoa ta đang trong kế hoạch thực hiện. Số lượng tín chỉ, học phần, mục tiêu đào tạo, tên bài giảng được xây dựng đã được phê duyệt, và bao trọn những kiến thức nền móng cho từng bộ môn, nay phải san nhau gồng gánh thêm cho nội thất kiến trúc, sẽ là chênh vênh, dàn trải.

Các khóa sinh viên càng về sau tiếp cận thu hẹp dần phạm vi học tập, thể hiện Số bài vẽ hình họa, tĩnh vật, thể nghiệm chất liệu, buổi đi vẽ thực tế còn lại không nhiều. Nếu như trước kia, bài tập thể hiện sự đa dạng, tổng hòa mối quan hệ giữa mỹ thuật – kiến trúc – điêu khắc thì nay chỉ còn ở mức cơ bản, đủ dùng. Xét ở khía cạnh người học, thời lượng như vậy là chưa thỏa mãn, chứ chưa nói đến việc đáp ứng sự luyện tập để “vỡ” kiến thức, hoạt tay trên các chất liệu đặc thù bút kim, bút sắt, mực nho, màu nước, marker, hay việc các bài tập mang tính đột phá, sáng tạo trong cách thể hiện. Có thể kể đến những bài tập mà trước đây sinh viên được học, thì nay không đủ thời lượng để phân bổ vào tiết dạy như vẽ chân dung - bản thân - toàn thân (có người làm mẫu) - hình họa là xương sống trong môn vẽ mỹ thuật, các chất liệu thể hiện: bột màu, mực nho, sơn dầu, điêu khắc - phù điều học tại phòng thiết kế riêng, trang trí chép mẫu - cách điệu (áp dụng nguyên lý sáng tác, rất cần cho việc thiết kế - sáng tạo), tranh cổ động. Các bài tập thiết kế nội thất, nếu đưa vào chương trình cần có hệ thống kiến thức để dẫn nhập, thực hành, sáng tạo, chứ không thể chỉ gói gọn trong một vài bài tập nhỏ với lượng kiến thức mang tính chất giới thiệu, khơi gợi.

Vấn đề nữa cần phải bàn tới định hướng đào tạo dài hạn, tạo nguồn sinh viên chất lượng vừa để chọn lọc đội tuyển đi thi, nâng cao chất lượng đào tạo, quảng bá – PR bản thân hiệu quả nhất. Sinh viên có thể tham gia các cuộc thi phù hợp như Festival sinh viên Kiến trúc, các giải thưởng chuyên ngành . Loa Thành, Kiến trúc Quốc gia, Kiến trúc Xanh sinh viên, Thiết kế kiến trúc ARCASIA dành cho sinh viên các cuộc thi ngoài ngành khác trong và ngoài nước. Hàng năm, tiến trình chọn đội hình tham gia các cuộc thi giải thưởng chủ yếu dựa vào việc giảng viên đề xuất hoặc lựa chọn sinh viên tham dự sinh viên tự ứng cử, tuy nhiên nhiều sinh viên có tiềm năng nhưng chưa tự tin vào khả năng của mình, hoặc chưa đáp ứng đủ tiêu chí. Do vậy, kế hoạch đào tạo cần có sự chỉ đạo ngay từ đầu năm học giữa Ban chủ nhiệm khoa và sự thống nhất, đồng bộ phối hợp của giảng viên các bộ môn. Việc định hướng sớm sẽ tạo hiệu quả, thúc đẩy chất lượng dạy và học. Qua việc tìm hiểu một số trường đại học đào tạo kiến trúc tại Hà Nội, tôi thấy chúng ta cần quyết liệt, dám thay đổi để tạo sự đổi mới toàn diện, tiền phong – điều tạo nên sự khác biệt trong việc lựa chọn đầu vào/ đầu ra của sinh viên.

Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn mỹ thuật nói riêng và khoa Kiến trúc như sau.

  • Hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo. Đề xuất ý kiến cùng BCN khoa về việc sắp xếp, tính toán lại số lượng tiết học/ tín chỉ, sắp xếp lại hệ thống bài tập trong các bộ môn.
  • Giảng viên cần phải là người cập nhật, tiếp cận, đổi mới phương pháp giảng dạy, bắt kịp xu hướng xã hội trong thời đại mới. Đồng thời thường xuyên trao đổi chuyên môn trước và sau mỗi kì học, đảm bảo đủ thời lượng và chất lượng theo tiêu chí chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Kiến trúc . Bài tập của học phân/ môn Nội thất kiến trúc (nếu có) dùng để ứng dụng trong thiết kế từ quy mô nhỏ thiết kế đồ dùng ấn phẩm của khoa, đồng phục cho giảng viên/ sinh viên, thiết kế logo khoa, logo tham dự Festival thường niên, trang trí/ thiết kế thể hiện trong các phòng học của các khoa đặc trưng của trường. Các sản phẩm này có thể đưa vào sản xuất dưới dạng quy mô nhỏ, đặt hàng từ các đơn vị liên kết.
  • Tạo điều kiện thúc đẩy sinh viên học tập chủ động, nghiên cứu. Sinh viên được thực tập từ các cơ sở doanh nghiệp liên kết của cựu sinh viên trong khoa, các đơn vị mà khoa giới thiệu.
  • Trao đổi, theo dõi chất lượng công việc của sinh viên sau khi ra trường nhằm cải tiến chất lượng giảng dạy trong các khóa tiếp theo.
  • Tổ chức đi vẽ thực tế ngắn ngày, dài ngày . Hoạt động này được coi là rất bổ ích, hấp dẫn, thiết thực của sinh viên các ngành nghệ thuật. Thực tế là được đi vẽ, đi sáng tác không chỉ mở rộng tầm mắt, nâng cao kỹ thuật mà còn là hoạt động quảng bá, giao lưu có hiệu quả với học sinh các trường phổ thông của tỉnh, thành.
  • Tổ chức một số cuộc thi nhỏ, triển lãm, workshop, hội thảo với sinh viên cùng ngành trong trường khoa Xây dựng, khoa Mỹ thuật công nghiệp Khi tạo được hiệu quả, có thể mở rộng quy mô tổ chức với các cơ sở đảo tạo, xây dựng mạng lưới liên kết.
  • Thành lập, duy trì hoạt động của CLB Kiến trúc . Đây là mong muốn, trăn trở của các em sinh viên đã và đang học tập tại khoa từ rất nhiều năm nay bổ ích, thiết thực, lành mạnh Tại các trường ĐH khác, CLB này phát triển mạnh, là cầu nối sinh viên các khóa, cựu sinh viên, sinh viên các khoa trường khác.
  • Đề xuất những hạng mục cần đầu tư (nếu có) với nhà trường.

Được đồng hành cùng sinh viên Kiến trúc là niềm hạnh phúc mà tôi đã có trong chặng đường 15 năm qua. Đôi khi ở đâu đó, tôi có dịp hội ngộ những cô gái, chàng trai sinh viên cũ, thấy các em thành công, trưởng thành trong cuộc sống, bắt giác sống như được sông cùng cảm xúc cũ Bản thân tôi cũng hòa mình cùng sự phát triển lớn mạnh, đa dạng trong các loại hình đào tạo, cùng không ít sự thay đổi của cuộc sống, tất cả đều vẫn đang vận động và chuyển mình không ngừng, ngành giáo dục - đào tạo cũng năm trong quy luật ấy. Các thế hệ giảng viên ngày hôm nay chính là hạt nhân, cùng nhau góp phần tạo dựng những giá trị, thương hiệu cho khoa Kiến trúc nói riêng và trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ nói chung.

ThS Họa sĩ Trần Mai Thanh

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.